Cách ghi chính xác hồ sơ dự thi
Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành mẫu phiếu đăng ký dự thi ĐH, CĐ mới cho mùa tuyển sinh năm 2013. So với những năm trước, phiếu năm nay có những điểm mới ở phần dành cho thí sinh diện liên thông.
Thí sinh cần tránh sai sót trong khi làm hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi dự thi, đặc biệt khi mẫu hồ sơ năm nay có bổ sung điểm mới. Cách thí sinh thực hiện một hồ sơdự thi hoàn chỉnh như sau:
Giáo viên trường THPT Tam Nông (Đồng Tháp) hướng dẫn học sinh cách điền hồ sơ ĐKDT – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Các bước làm hồ sơ đăng ký dự thi, cụ thể như sau:
1. Số phiếu (thí sinh không ghi mục này)
2. Trường đăng ký dự thi
Tên ngành: Quản trị kinh doanh.
Chuyên ngành: Marketing
Lưu ý:
Nếu thí sinh có nguyện vọng (NV) 1 học tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì để trống mục 3 dưới đây.
Nếu thí sinh có NV học ở trường không tổ chức thi (hoặc hệ CĐ của các trường ĐH) thì sau khi ghi xong mục 2 (tên trường có tổ chức thi) – không ghi mã ngành, phải ghi đủ thông tin ở mục 3. Ví dụ cụ thể như sau: Thí sinh dự thi khối A và có NV 1 học ngành D340101 của Trường ĐHDL Văn Lang có thể chọn một trường có tổ chức thi để dự thi – chẳng hạn Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Khi đó:
- Mục 2: ghi tên trường có tổ chức thi (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), chính là trường mà thí sinh sẽ dự thi để có kết quả; ghi ký hiệu trường: KSA, khối thi: A, không ghi mã ngành.
- Mục 3: ghi tên trường không tổ chức thi mà thí sinh có NV theo học.
- Khối thi ghi ở mục 2 và 3 phải giống nhau.
3. Thí sinh có NV1 học tại trường ĐH, CĐ không thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, hoặc trường CĐ thuộc các ĐH, sau khi ghi mục 2 phải ghi thêm mục 3 (xem hướng dẫn chi tiết ở mặt sau phiếu số 2)
Tên ngành: Quản trị kinh doanh. Chuyên ngành:
Ví dụ: Thí sinh có NV vào học Trường ĐHDL Văn Lang, dự thi khối A và có NV1 học ngành D340101. Thí sinh có thể chọn (mượn) một trường có tổ chức thi để dự thi. Ví dụ, chọn Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thí sinh sẽ ghi mục 2:
Video đang HOT
Theo đó, mục 3 thí sinh viết:
Tên ngành: Quản trị kinh doanh. Chuyên ngành:
(Lưu ý khối thi ghi ở mục 2 và 3 phải giống nhau).
4. Thí sinh dự thi liên thông đánh dấu “X” vào ô bên phải:
5. Họ, chữ đệm và tên của thí sinh (viết đúng như giấy khai sinh bằng chữ in hoa có dấu)
NGUYỄN TRƯƠNG THỤY ĐAN Giới (Nữ ghi 1, nam ghi 0)
6. Ngày, tháng và 2 số cuối của năm sinh
(Nếu ngày và tháng sinh nhỏ hơn 10 thì ghi số 0 vào ô đầu)
7. Nơi sinh (Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/TP) Phường 5, Quận 4, TP.HCM
8. Dân tộc (Ghi bằng chữ): Kinh
9. Thuộc đối tượng ưu tiên nào khoanh tròn vào ký hiệu của đối tượng đó: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07. Sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô.
Nếu không thuộc diện ưu tiên thì để trống. (Các đối tượng được quy định cụ thể trong “Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013″)
10. Hộ khẩu thường trú
(số nhà, đường, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố): 14 đường 25, P.5, Q.4, TP.HCM
(Thí sinh xem trong phần cuối cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 để biết cụ thể về mã tỉnh, thành, quận, huyện và thị xã)
11. Nơi học THPT hoặc tương đương: ghi tên trường và địa chỉ nơi trường đóng: xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố và ghi mã tỉnh, mã trường.
12. Thuộc khu vực nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực đó (trong 3 năm THPT hoặc tương đương, học ở khu vực nào lâu hơn thì hưởng ưu tiên của khu vực đó) (KV1, KV2-NT, KV2, KV3)
13. Năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: ghi đủ 4 chữ số của năm tốt nghiệp vào ô.
14. Tốt nghiệp TCCN, CĐN, CĐ: đối với thí sinh thi liên thông.
Tên trường:… Năm tốt nghiệp:
15. Nơi nộp hồ sơ ĐKDT: THPT Gia Định, Mã đơn vị ĐKDT
Thí sinh dự thi tại Vinh thì ghi V, tại Cần Thơ ghi C, tại Quy Nhơn ghi Q, tại Hải Phòng thì ghi H vào ô (nếu không thì để trống).
17. Giấy chứng minh số: ghi mỗi số vào 1 ô.
18. Địa chị gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm. Ví dụ: Nguyễn Trương Thụy Đan, 14 đường 25, P.5, Q.4, TP.HCM. Điện thoại: 08.38295173 – 0914270499.
Tiếp theo, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4×6 và có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh, sinh viên) hoặc của công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). Cách ghi tương tự đối với phiếu số 1 và phiếu số 2.
Hồ sơ hoàn tất
- Túi đựng hồ sơ có dán ảnh và đóng dấu giáp lai, phiếu số 1 và phiếu số 2 (đã điền đủ thông tin).
- 2 ảnh chân dung cỡ 4×6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã tỉnh/huyện và mã đơn vị đăng ký dự thi (ĐKDT) vào mặt sau tấm ảnh), 2 ảnh này để trong một phong bì nhỏ.
- Hai phong bì có dán tem và ghi rõ tên, địa chỉ người nhận (địa chỉ này nên giống với mục 16).
- Bản sao các giấy chứng nhận hợp pháp nếu là đối tượng ưu tiên (con liệt sĩ, con thương binh…).
- Đối với thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của các trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH, hồ sơ có thêm một bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 (không được đồ hay ghi thêm gì vào bản photocopy này). Bản photocopy này sẽ được các sở GD-ĐT chuyển cho các trường không tổ chức thi cùng với ảnh và địa chỉ đã dán tem sẵn của thí sinh để các trường này có đầy đủ thông tin của thí sinh như những trường tổ chức thi.
Hồ sơ dự thi
- Một túi đựng hồ sơ: Mặt trước ghi các thông tin cần thiết mà thí sinh phải điền đầy đủ, mặt sau là một số lưu ý về làm hồ sơ ĐKDT (đây chính là một phiếu ĐKDT và sẽ được gửi đến trường ĐH, CĐ nơi thí sinh ĐKDT).
- Phiếu số 1: Mặt trước có nội dung giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau gồm các thông tin về tên và ký hiệu các trường ĐH, CĐ.
- Phiếu số 2: Mặt trước của phiếu về cơ bản giống mặt trước của túi đựng hồ sơ, mặt sau là hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT.
Theo Thanh Niên
Nhiều thắc mắc về liên thông
Sáng 27.1, hơn 1.000 học sinh tập trung tại hội trường Trung tâm văn hóa tỉnh Bình Phước để nghe các chuyên gia chương trình Tư vấn mùa thicủa Báo Thanh Niênphối hợp với Bộ GD-ĐT giải đáp những thắc mắc về kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ 2013.
Thi ĐH hay học CĐ rồi liên thông?
Ngay khi chương trình bắt đầu, Nguyễn Thị Hằng, học sinh (HS) lớp 12A5 Trường THPT Hùng Vương, đã băn khoăn về sự thay đổi trong quy định về liên thông năm nay. Hằng hỏi: "Em muốn thi vào một trường CĐ nhưng 3 năm sau mới thi liên thông được, vậy theo thầy cô em có nên thi CĐ hay cố gắng thi ĐH? Nếu em tốt nghiệp CĐ loại khá thì có được thi liên thông ĐH ngay không?". Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, giải đáp: "Năm nay Bộ GD-ĐT ban hành thông tư mới hướng dẫn việc tổ chức liên thông các bậc học. Theo đó, thí sinh sau khi tốt nghiệp CĐ căn cứ ngày cấp bằng, dưới 36 tháng muốn liên thông lên bậc cao hơn phải tham gia chung với kỳ thi ĐH-CĐ chính quy. Nếu tốt nghiệp hơn 36 tháng, thí sinh sẽ tham gia kỳ thi 3 môn tại trường. Trước đây tốt nghiệp loại khá được thi liên thông ngay, bây giờ không quy định như vậy nữa. Do đó, tùy điều kiện, tùy năng lực học tập mà các em cân nhắc nên thi ĐH hay thi, học CĐ rồi khi có điều kiện phù hợp thì thi lên bậc học cao hơn".
Học sinh tỉnh Bình Phước đặt nhiều câu hỏi về quy chế thi liên thông tại chương trình Tư vấn mùa thi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trong khi đó, Nguyễn Thùy Linh, HS lớp 12 Trường THPT chuyên Quang Trung, hỏi nếu đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học thì có được tuyển thẳng hay không. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành cho biết: "Trong hội nghị tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 mới đây, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ có một số thay đối về xét tuyển thẳng. Theo đó, những em tham gia tập huấn trong đội tuyển Olympic quốc tế được đăng ký nguyện vọng xét tuyển thẳng theo môn mà các em dự thi. Bên cạnh đó, những em đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT cũng nằm trong diện này".
Quan tâm việc làm khối ngành kỹ thuật
Bên cạnh rất nhiều câu hỏi về khối ngành kinh tế, không ít HS đã đặt những câu hỏi liên quan đến các ngành kỹ thuật, nông, lâm nghiệp, giao thông vận tải...
Lê Văn Hùng, HS lớp 12A4 Trường THPT Hùng Vương, thổ lộ: "Em muốn về tỉnh làm ngành cao su thì em nên học ngành nào? Hóa học hay chế biến cao su?". Thạc sĩ Vũ Thu Hương - Phó giám đốc ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 2), đưa ra lời khuyên: "Bình Phước cũng là nơi có thể làm giàu từ cây cao su. Em thể học ngành lâm nghiệp hay nông nghiệp đều được. Hoặc ngành chế biến gỗ, ngành trồng trọt cũng có thể làm về cây cao su". Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thể - Giám đốc Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thông tin thêm HS có thể học các ngành thuộc khoa nông học, trong đó có chuyên ngành cây cao su hoặc ngành công nghệ hóa học cũng đáp ứng phần chuyên sâu về cây cao su.
HS Nguyễn Văn Dũng, Trường THPT chuyên Quang Trung, lại muốn thi vào ngành công nghệ điện tử nhưng không biết mức độ khó, dễ của ngành này và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Chuyên gia tư vấn Nguyễn Ngọc Diện - Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, giải đáp: "Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành này với nội dung đào tạo có khoảng 60-70% là giống nhau. Đây là một trong nhiều ngành kỹ thuật có cơ hội việc làm lớn vì các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp lúc nào cũng có nhu cầu tuyển dụng với mức lương cao".
Phạm Đức Hùng, HS Trường THPT Hùng Vương, đặt một câu hỏi thú vị: "Em rất yêu môi trường và muốn học ngành quản lý môi trường, nhưng bạn gái em lại muốn em làm giám đốc, vậy xin các thầy cho hỏi học các ngành này ở đâu, cơ hội trúng tuyển và cơ hội việc làm ra sao?". Tiến sĩ Huỳnh Chức - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên - môi trường TP.HCM, tư vấn: "Ngành quản lý môi trường hiện được đào tạo ở nhiều trường như ĐH Bách khoa TP.HCM (điểm chuẩn khoảng 17-18), ĐH Tài nguyên - môi trường TP.HCM (15 điểm), ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM (tương đương điểm sàn)... Dù các em tốt nghiệp trường nào thì cơ hội việc làm cũng đều rộng mở đối với những cử nhân có năng lực, có chuyên môn và kỹ năng". Thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), tư vấn thêm ngành nghề nào cũng có thể làm giám đốc nếu như bản thân có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình muốn tham gia và kiến thức thuộc các lĩnh vực liên quan.
Chương trình cảm ơn Sở GD-ĐT, Tỉnh đoàn, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, VNPT Bình Phước đã phối hợp tổ chức thành công chương trình. Cảm ơn Công ty cổ phần vận tải và du lịch Phương Trang đã hỗ trợ xe đưa đón đoàn tư vấn, các trường ĐH Lạc Hồng, ĐH Lâm nghiệp cơ sở 2 và ĐH Hồng Bàng đã trao tặng 15 suất học bổng, trị giá 15 triệu đồng cho HS tỉnh Bình Phước.
Mang thông tin đến học sinh vùng biên giới
Kết thúc buổi tư vấn trực tiếp tại thị xã Đồng Xoài, chiều cùng ngày, đoàn tư vấn mùa thi tiếp tục hành trình đến với HS Trường cấp 2-3 Võ Thị Sáu và Đắk Ơ thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Năm nay, Trường Võ Thị Sáu có lứa HS lớp 12 đầu tiên nên các em rất háo trước thông tin từ đoàn tư vấn. Thùy Duyên, HS lớp 12A1 cho biết: "Từ trước tới giờ, em không biết gì về thông tin tuyển sinh. Chính vì vậy, em đã tranh thủ đến sớm để hỏi những điều mà em chưa biết". HS của trường này tập trung đặt câu hỏi về quy chế tuyển sinh, những điểm mới, cách chọn ngành, trường hiệu quả và dễ đậu.
Học sinh Trường Đắk Ơ chăm chú nghe hướng dẫn thực hiện phiếu trắc nghiệm ngành nghề mà Báo Thanh Niên tặng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đáng chú ý, trong buổi tư vấn lớp tại Trường Đắk Ơ thuộc xã Đắk (một trong hai xã vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn của huyện Bù Gia Mập), hơn 300 HS đã chăm chú lắng nghe các chuyên gia tư vấn từ đầu cho đến cuối buổi. Trường giáp biên giới Việt Nam - Campuchia, phần đông là HS người dân tộc Tày và Stiêng, có khoảng 70% thuộc gia đình khó khăn. Bế Thị Ngọc Duyên - người dân tộc Tày, cho biết: "Nhà có 3 chị em, em là con út, anh chị chưa có ai vào ĐH, nên em rất quan tâm đến thông tin tư vấn, để hy vọng chọn đúng ngành nghề, vào ĐH". Điểu Le - người dân tộc Stiêng, nói: "Em là con trai lớn trong gia đình 5 anh em. Gia đình em đều làm nông. Em chưa bao giờ được tiếp xúc với thông tin tuyển sinh nên em tranh thủ, vượt 20 km để đến với buổi tư vấn này". Theo ông Lê Văn Thắng - Phó bí thư Đoàn Trường Đắk Ơ, từ khi trường thành lập (năm 2005) tới nay mới có Báo Thanh Niên đến tư vấn.
Đến giờ ra về, các HS xếp cẩn thận từng tài liệu mà các trường ĐH-CĐ, Báo Thanh Niên cung cấp.
Minh Luân - Mỹ Quyên
Theo Thanh niên
Giải mã hiện tượng nhận được hàng chục giấy báo nhập học Không dự thi những vẫn nhận được thư mời nhập học. Thậm chí ngay cả những thí sinh có điểm thi dưới sàn ĐH, CĐ cũng như chưa đỗ tốt nghiệp THPT vẫn có hàng chục giấy báo đến từ các trường dồn dập gửi về. Vậy nguyên nhân từ đâu? Câu chuyện không dự thi vào trường những vẫn có giấy báo...