Cách đơn giản để ngủ ngon không cần dùng thuốc
Giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và trạng thái tinh thần. Khi ngủ đủ, cơ thể có thời gian để khôi phục, tái tạo và làm mới bản thân.
Ngủ ngon, ngủ đủ giấc giúp cải thiện khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.
Dưới đây là 7 cách giúp ngủ ngon không cần dùng đến thuốc.
1. Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Khi ngủ vào một thời điểm nhất định hàng ngày, não bộ sẽ “học” được thời điểm thích hợp để giải phóng hormone ngủ, như melatonin, giúp dễ dàng chìm vào giấc ngủ và xây dựng được một chu kỳ sinh học ổn định.
Đây không chỉ là cách dễ ngủ dành cho người bình thường mà còn là phương pháp hữu hiệu trong việc hỗ trợ người bệnh điều trị chứng mất ngủ (insomnia). Để có thói quen ngủ đúng giờ cần tạo lịch trình đi ngủ và thức dậy cùng thời điểm. Hãy chọn một thời gian cố định để đi ngủ và thức dậy hàng ngày.
Giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và trạng thái tinh thần
2. Nên massage nhẹ nhàng
Trước khi đi ngủ có thể massage nhẹ nhàng cơ thể sẽ giúp ngủ ngon hơn. Các động tác nhẹ nhàng có thể giúp cơ thể bạn thư giãn. Nên tập trung vào việc massage vùng mắt, khuôn mặt, hoặc các khu vực khác như bắp tay, bắp chân. Các động tác này không chỉ giúp kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể, mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Việc luyện tập yoga buổi tối cũng rất tốt cho giấc ngủ. Luyện tập yoga được coi là một cách ngủ ngon và bền vững cho những người mắc chứng mất ngủ, vì nó kết hợp nhiều tư thế tập luyện nhẹ nhàng, kỹ thuật hơi thở và thiền định. Nhờ vào việc giảm căng thẳng và cải thiện sự thư giãn, yoga có thể giúp cải thiện tình trạng khó ngủ và mất ngủ.
4. Thiền định
Video đang HOT
Thiền là một phương pháp cổ truyền giúp thư giãn cả cơ thể và tâm trí, kiểm soát căng thẳng và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Thử thiền trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn cần nghiên cứu kỹ để thực hiện đúng phương pháp thiền.
5. Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cũng có thể giúp ngủ ngon, bởi tắm nước ấm có thể giúp các mạch máu ở ngoại vi được giãn nở, tăng cường lưu thông máu trong hệ tuần hoàn và giúp cơ thể thư giãn. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng có thể kích thích tiết hormone gây cảm giác buồn ngủ. Do đó, để chuẩn bị cho một giấc ngủ dễ dàng nhất, hãy tắm nước ấm khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Thiền giúp thư giãn cả cơ thể và tâm trí, kiểm soát căng thẳng và có lợi cho sức khỏe tim mạch và giấc ngủ.
6. Nghe nhạc thư giãn hay đọc sách
Âm nhạc hay đọc sách cũng có thể giúp ngủ ngon. Nghe nhạc có thể hỗ trợ điều trị nhịp tim và hơi thở, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, nó cũng có thể được coi là một liệu pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh mất ngủ mạn tính. Những bản nhạc nhẹ nhàng, với âm hưởng chậm rãi, có thể kích thích thần kinh giao cảm và giúp giảm căng thẳng, tạo ra một trạng thái thư giãn. Nhờ vào điều này, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện.
Tương tự, đọc sách trước khi ngủ giúp não bộ giảm bớt được những suy nghĩ và lo lắng thường nhật, từ đó dễ dàng chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái thư giãn và chìm vào giấc ngủ sâu.
7. Tắt hết đèn trước khi ngủ
Nên tắt hết đèn trước khi ngủ giúp ngủ ngon hơn. Bởi khi ngủ dưới ánh sáng, nhịp tim của chúng ta sẽ không thể chậm lại một cách tự nhiên, gây khó khăn khi cố gắng đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone melatonin – loại hormone giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ, có thể tắt các loại đèn có ánh sáng trắng và xanh, thay vào đó chỉ sử dụng đèn có ánh sáng ấm như màu vàng, màu cam, và màu đỏ nhạt. Những loại ánh sáng này sẽ tạo cảm giác thư giãn, chuẩn bị cho cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Tóm lại: Giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, giống như hơi thở. Những người trưởng thành nên ngủ đủ 8 giờ vào mỗi đêm, để cơ thể có thể phục hồi các chức năng đã hoạt động trong ngày. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, không ngủ đủ, chất lượng giấc ngủ không tốt khiến cho con người mệt mỏi và không tập trung. Chính vì vậy, điều quan trọng là mỗi người cần biết cách làm thế nào để có một đêm ngon giấc và cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.
4 lưu ý trong chế độ ăn giúp trẻ bị sởi nhanh hồi phục
Đối với trẻ mắc bệnh sởi, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng.
Nên cho trẻ ăn gì để nhanh hồi phục?
1. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với người mắc bệnh sởi
Là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho... khi mắc bệnh sởi trẻ thường rất mệt mỏi, ăn uống khó. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, sởi có thể gây nhiều biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng. Phần lớn bệnh nhân sởi ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng thường được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà bằng cách: Theo dõi nhiệt độ, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh cơ thể, lau người cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh sởi là cần cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, không quá kiêng khem, ăn đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng); tăng cường chất đạm để bổ sung năng lượng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trẻ mắc bệnh sởi cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nhanh hồi phục.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, trẻ mắc bệnh sởi thường có sốt, ho, viêm mũi, viêm long đường hô hấp nên rất mệt mỏi, chán ăn, không ăn được nên cha mẹ cần cố gắng bù nước và điện giải cho trẻ giúp cơ thể điều hòa, giảm sốt, ngừa mất nước và rối loạn điện giải.
Nếu trẻ ăn ít cần chia nhỏ các bữa ăn để tăng dần năng lượng cung cấp đủ cho cơ thể. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, nhất là đạm có nguồn gốc động vật giàu acid amin thiết yếu có giá trị sinh học cao để cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt, nhanh hồi phục sau ốm.
2. Cách lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ mắc bệnh sởi
2.1. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm
Chất đạm (protein) là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Cơ thể được cung cấp đủ protein sẽ sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Vì vậy, tăng cường thực phẩm giàu protein có thể giúp người bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong đi trong quá trình bị bệnh và thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục.
Thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu...
2.2. Bổ sung vitamin A
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng vitamin A cho trẻ em bị sởi bởi vì những trẻ mắc sởi nếu thiếu vitamin A sẽ chậm hồi phục và tăng biến chứng. Ngoài ra, trẻ mắc sởi có thể bị thiếu vitamin A cấp tính và bị khô mắt.
Trong chế độ ăn uống, nguồn thực phẩm thực vật cung cấp vitamin A tốt nhất chủ yếu là các loại trái cây và rau củ có màu cam, vàng hoặc đỏ. Còn thực phẩm động vật giàu vitamin A là những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (như trứng, bơ, gan hoặc sữa nguyên chất béo) có nhiều khả năng cung cấp vitamin A hơn vì đây là vitamin tan trong chất béo.
2.3. Ăn nhiều vitamin C hơn
Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Nó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh nhiễm trùng.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người mắc bệnh sởi bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua...
Nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng.
2.4. Chú ý tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là là vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá... Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thụ.
10 món ăn bài thuốc bổ dưỡng, chống nắng nóng ngày hè Nắng nóng là đặc điểm chính của mùa hạ khiến mồ hôi tiết ra nhiều, dễ làm hao tổn khí và tân dịch trong cơ thể. Nếu không kịp thời bù đắp có thể làm hao tổn nguyên khí, biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, ngại nói, có khi đột nhiên ngã bất tỉnh (say...