Cách đơn giản để biết ở trường trẻ có hạnh phúc không
Sẽ thật tuyệt vời nếu con bạn có thể nói với bạn rằng “con cảm thấy hạnh phúc/không hạnh phúc khi đến trường”. Và nếu trẻ không tự nguyện chia sẻ về những gì xảy ra sau mỗi ngày đi học, bạn nên tìm hiểu xem con có hạnh phúc khi ở trường không.
Cha mẹ cần quan tâm đến các dấu hiệu nhận biết con chưa hạnh phúc ở trường để kịp thời điều chỉnh. (Ảnh minh họa)
Theo báo cáo của UNESCO năm 2016: Có 5 yếu tố khiến trẻ không cảm thấy hạnh phúc khi đến trường, đó là: Môi trường kém an toàn dễ bị bắt nạt; Học sinh quá tải bị stress do áp lực thi cử và điểm số; Môi trường học tập và không khí nhà trường tiêu cực; Giáo viên có thái độ và phẩm chất không phù hợp; các mối quan hệ xấu.
Con có thể không muốn chia sẻ những điều không vui về trường học, đặc biệt là về hình phạt. Bằng cách bình tĩnh lắng nghe, thái độ chia sẻ và thấu hiểu, cha mẹ sẽ khuyến khích con kể chuyện về trường học và thành thật về những thông tin thiếu tích cực.
Một số cách sau sẽ giúp bạn tìm hiểu những cảm nhận của con về trường học:
Đặt câu hỏi chi tiết: Chị Mai Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) thường xuyên nói chuyện với hai con về trường học để tìm hiểu những cảm nhận của con ở trường. Khi nói chuyện với các con, chị Nga thường đặt những câu hỏi về các chủ đề mà con đã đề cập trước đó.
Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Thu Hương, cha mẹ không nên hỏi “hôm nay con đi học thế nào?” và đừng hỏi con quá nhiều. Thay vào đó cha mẹ nên đặt câu hỏi chi tiết sẽ gợi ra nhiều câu trả lời hơn một câu hỏi chung chung.
Cha mẹ nên hỏi con môn học nào thích nhất, môn học nào khó nhất, con chơi thân với bạn nào, con thích cô giáo không, hôm nay lớp có hoạt động gì vui không, con ngồi ăn trưa cùng bạn nào?,… Hãy dành chút thời gian trên đường đi học về, thời gian tắm cho con, trước bữa tối hay trước khi đi ngủ để nói chuyện với con về trường học.
Tham gia các hoạt động trong lớp học: Mặc dù công việc của hai vợ chồng chị Nhung anh Bình (Long Biên, Hà Nội) khá bận nhưng anh chị vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trong lớp cùng con. Chị Nhung chia sẻ tham gia các hoạt động trong lớp con là cơ hội để mình tiếp xúc với giáo viên, các bạn của con và biết được những khó khăn của con ở lớp. Vì vậy, chỉ dành một giờ đến lớp con mỗi tháng một lần cha mẹ có thể đọc được cảm xúc của con về trường học.
Giữ liên lạc với giáo viên: Với cách này, chị Chu Nga (Long Biên, Hà Nội) cho rằng có thể nắm sát và tương đối chính xác tình hình của con ở trường.
Theo chị Nga, giáo viên dành 5 ngày một tuần với con của mình nên cuối mỗi tuần chị thường liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình chung của con trên lớp. Nếu con đột nhiên có vẻ không vui ở trường hoặc có vấn đề với một nhóm bạn, giáo viên có thể biết nhiều hơn cha mẹ. Cha mẹ hãy trao đổi với giáo viên để biết được nguyên nhân và giúp con tháo gỡ ngay những rắc rối nếu có.
Có những cách đơn giản để biết trẻ ở trường có hạnh phúc không. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hãy đặc biệt lưu tâm đến những dấu hiệu cảnh báo rằng con bạn không vui. Nếu con gặp khó khăn về việc học tập hay không vui khi phải lên lớp học, cha mẹ nên động viên, nói chuyện, giúp con vượt qua. Hãy kiên nhẫn, thấu hiểu và không tạo ra thêm áp lực cho con trong việc học tập. Khi con chia sẻ, cha mẹ hãy là người giải quyết hành vi và nói về những cách có thể cùng con giải quyết vấn đề.
Đau bụng hoặc tiêu chảy trước khi đi học: Một tình huống không thường xuyên xảy ra. Nhưng nếu cha mẹ thấy vấn đề tái phát, con bạn có thể lo lắng về điều gì đó ở trường.
Căng thẳng và im lặng: Con bạn ngừng nói về trường học hoặc lo lắng khi bạn đề cập đến giáo viên, bài tập về nhà hoặc bất cứ điều gì khác liên quan đến trường học.
Chán nản: Con bạn dường như không quan tâm đến việc học và bài tập về nhà hoặc không còn mang công việc từ lớp học về nhà.
Sợ trở lại trường sau mỗi kỳ nghỉ: Trẻ em thường thích các kỳ nghỉ nhưng trong khi hầu hết chúng bạn đã sẵn sàng để trở lại trường còn con bạn thì không, thậm chí thờ ơ hoặc lo lắng thái quá.
Dựa trên những dấu hiệu nhận biết cơ bản về mức độ hạnh phúc của trẻ ở trường học cùng những kinh nghiệm của một số phụ huynh, bạn hãy “test” thử và kết luận xem con bạn đã có “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” hay chưa nhé.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
Hạnh phúc ở trường học là gì?
"Xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi thầy cô"
Ngày 29/10, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức Hội thảo: "Xây dựng trường học hạnh phúc vì sự phát triển của mỗi học sinh".
Tham gia Hội thảo có tiến sĩ Lương Thị Việt Hà, Phó ban tuyên giáo nữ công Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam;
Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo nguyên Giám đốc Học viện Viện quản lý giáo dục;
Thầy Phạm Ngọc Thanh nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh;
Thầy Phạm Ngọc Anh Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy, Hà Nội và nhiều thầy cô là lãnh đạo, chuyên viên ngành giáo dục Cầu Giấy;
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội;
Cùng nhiều Hiệu trưởng, Hiệu phó, các thầy cô các trường mầm non, phổ thông trong và ngoài quận Cầu Giấy;
Các thầy cô Trường Quốc tế Hữu Nghị Thành phố Hải Phòng do giáo sư Trần Hữu Nghị làm trưởng đoàn.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những ngôi trường lấy tiêu chí hạnh phúc của học sinh làm trung tậm hoạt động, giảng dạy của nhà trường (ảnh Trinh Phúc).
Phía trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhà giáo, tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch hội đồng quản trị hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm quận Cầu Giấy cùng các thầy cô trong hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và phụ huynh có con em đang theo học tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hội thảo được tổ chức để thảo luận, bàn bạc và cùng đưa ra những giải pháp thể hiện quyết tâm chung tay xây dựng những lớp học, trường học hạnh phúc, hướng về học sinh, vì sự phát triển của mỗi học sinh.
Tại hội thảo lần này, các cách làm hay, những quan điểm giáo dục tiến bộ đã được áp dụng thành công tai trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy đã được chia sẻ.
Xây dựng trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc là một chặng đường dài mà ngành giáo dục đang đi nên Hội thảo này là một gợi mở phác thảo chân dung về một trường học hạnh phúc và để lan tỏa cảm hứng hành động cho một hành trình thay đổi.
Thầy Đàm Tiến Nam- Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh Trinh Phúc).
Thầy Đàm Tiến Nam- Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ: Có thể nói nhận thức về sự cần thiết của việc Xây dựng trường học hạnh phúc đã đạt được thống nhất cao.
Tuy nhiên, như thế nào là trường học hạnh phúc; làm gì để có trường học hạnh phúc; trường học hạnh phúc cần gì... vẫn luôn là những trăn trở của mỗi thầy cô giáo, mỗi nhà quản lý giáo dục.
Với những nỗ lực trong những năm qua, đến nay trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt được những thành quả nhất định trên hành trình Xây dựng trường học hạnh phúc.
Nhưng để nụ cười luôn đồng hành cùng các con trong từng ngày đến lớp, để niềm vui hạnh phúc luôn tràn ngập sân trường, cần phải thay đổi nhiều hơn nữa, hành động nhiều hơn nữa để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho các con.
Thầy Nam bày tỏ: Học sinh đến trường không phải chỉ để học, mà đến trường là để sống và cuộc sống luôn cần có hạnh phúc. Việc Xây dựng trường học hạnh phúc luôn là mục tiêu, là nhiệm vụ trọng tâm của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Các đại biểu và chuyên gia đến tham gia Hội thảo Xây dựng trường học hạnh phúc vì sự phát triển của mỗi học sinh (ảnh Trinh Phúc).
Tại hội thảo, cô Phạm Thị Bích Ngọc- giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 đã chia sẻ: Cô đã từng cố đã dạy chạy theo điểm số, có để các em được điểm cao hơn.
Nhưng rồi cách dạy học đó thất bại. Chính phụ huynh đã phát hiện ra, những học sinh có điểm số cao khi về nhà luôn có biểu hiện mệt mỏi, áp lực và không thích thú việc học. Họ đã phản đối chính cách dạy học đó.
Tôi còn không hiểu tại sao lại thế"- cô Phạm Thị Bích Ngọc nhớ lại. Nhưng rồi, ý thức được những sai lầm trong phương pháp, cùng sự động viên từ lãnh đạo, cô Bích Ngọc đã thay đổi phương pháp để học sinh của mình được hạnh phúc hơn."Phụ huynh phản đối cách dạy học nặng nề chạy theo truyền thụ kiến thức đến mức tôi đã không được đứng lớp nữa.
Còn cô Vũ Tuyết Nga- giáo viên lớp 8D chia sẻ: Xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi thầy cô.
Ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, khát khao ấy được lan toả từ những người thầy dành cả cuộc đời gieo hạnh phúc cho con trẻ đến những tâm hồn trẻ thơ luôn mong muốn thầy cô mình hạnh phúc.
Tất cả được nhúng trong bầu không khí giá trị sống để từ thầy cô đến học trò đều dũng cảm thay đổi bản thân, chấp nhận sự khác biệt.
Thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc đã tạo nên lớp học hạnh phúc. Niềm hạnh phúc không chỉ ở lại mái trường mà còn lan toả về gia đình để phụ huynh cũng hạnh phúc với niềm vui của học sinh.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Để nụ cười luôn trên môi học sinh trong mỗi ngày đến lớp Sáng 29/10, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) tổ chức hội thảo Xây dựng trường học hạnh phúc vì sự phát triển của mỗi học sinh. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nỗ lực xây dựng trường học hạnh phúc Hội thảo được tổ chức để thảo luận, bàn bạc và cùng đưa ra những giải pháp thể hiện quyết tâm chung tay xây dựng...