Cách điều trị viêm tai giữa cần biết
Viêm tai giữa là bệnh lý xuất hiện do nhiễ.m trùn.g hoặc nhiễm khuẩn trong tai. Đây là bệnh lý phổ biến và hay tái phát ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Viêm tai giữa được chia thành hai dạng chính, bao gồm viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai giữa cấp là viêm niêm mạc tai giữa hoặc là biến chứng khi chức năng vòi nhĩ rối loạn do virus gây nhiễ.m trùn.g đường hô hấp trên.
Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng gây tổn thương và có thể chảy dịch qua lỗ thủng của màng nhĩ.
Viêm tai giữa ứ mủ là hiện tượng viêm tai giữa có dịch tiết, thường không có dấu hiệu rõ ràng, dịch bị ứ đọng trong màng tai, tạo cảm giác đầy tai. Người bệnh có thể thấy căng thẳng hoặc áp lực trong tai và có triệu chứng về sức khỏe tổng thể như sốt, đau tai, chảy dịch tai.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa thường là nhiễ.m trùn.g do virus, vi khuẩn hoặc các bệnh lý khác như cúm, cảm lạnh, dị ứng. Với tr.ẻ e.m thì bệnh viêm tai giữa có thể do sự chưa phát triển đầy đủ của cấu trúc và chức năng của vòi nhĩ, cũng như hệ miễn dịch vẫn còn yếu.
Ngoài ra, bệnh viêm tai giữa có thể do VA, vì tình trạng viêm VA sưng to sẽ ảnh hưởng và làm tắc nghẽn vòi nhĩ, gây ra nhiễ.m trùn.g. Hiện tượng này xuất hiện ở tr.ẻ e.m thường xuyên hơn so với người trưởng thành.
Biểu hiện của viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa ở tr.ẻ e.m thường đi kèm các triệu chứng bao gồm:
Đau tai, khó nghe, khó chịu trong tai.
Chán ăn, khó ngủ, hay khóc, nôn trớ ở trẻ nhỏ.
Nghe kém, phản ứng với âm thanh kém.
Video đang HOT
Sốt cao lên đến 39 – 40 độ C, có thể co giật.
Đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa.
Các dấu hiệu viêm tai giữa ở người lớn gồm:
Có chất lỏng chảy ra từ tai.
Khó nghe.
Đau tai.
Để chẩn đoán viêm tai giữa thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám bằng cách nội soi để phát hiện các tổn thương nếu có trong tai. Bác sĩ cũng sẽ dùng đèn soi tai để kiểm tra màng nhĩ và các vùng khác như vòm họng, mũi xoang, cổ họng. Nếu hòm nhĩ chứa dịch bên trong hoặc bị viêm, căng phồng và sung huyết thì khả năng tai giữa đã bị nhiễ.m trùn.g.
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổ.i, nhưng phổ biến nhất là tr.ẻ e.m. Ảnh minh họa.
Điều trị viêm tai giữa
Việc điều trị viêm tai giữa phụ thuộc vào từng người bệnh và mức độ nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định bao gồm việc sử dụng các loại thuố.c kháng sinh, kháng histamin, thuố.c nhỏ mũi, thuố.c xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ, corticoid và thuố.c chống phù nề.
Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa tùy thuộc vào từng giai đoạn, nguyên nhân của bệnh. Có những trường hợp dùng kháng sinh ngay từ đầu. Trong trường hợp bệnh nhân chưa cần dùng kháng sinh, việc điều trị sẽ tập trung vào triệu chứng và theo dõi sau 48 – 72h đán.h giá lại. Nếu tình trạng bệnh tiến triển không thuận lợi, có thể cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh.
Người bệnh cần dùng nước muối sinh lý, dung dịch sát trùng và thuố.c nhỏ tai theo yêu cầu của bác sĩ nếu màng nhĩ bị thủng.
Phương pháp nạo VA, cắt amidan và đặt ống thông khí sẽ là một số phương pháp điều trị ngoại khoa có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nhiễ.m trùn.g lan rộng, điều trị bằng thuố.c không còn mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, với viêm tai ứ mủ mạn tính thì người bệnh có thể được tư vấn chụp CT hoặc MRI nếu có dấu hiệu có cholesteatoma và các biến chứng khác bao gồm sốt, chóng mặt và đau tai. Nếu có mô hạt tái phát hoặc dai dẳng thì người bệnh có thể sẽ phải sinh thiết tai.
Lời khuyên thầy thuố.c
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổ.i, nhưng phổ biến nhất là tr.ẻ e.m, do cấu trúc tai của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu. Theo số liệu thống kê có hơn 80% trẻ bị viêm tai giữa ít nhất một đợt ở tuổ.i lên 3. Dù đối tượng mắc viêm tai giữa chủ yếu là tr.ẻ e.m nhưng bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở người lớn.
Vì vậy, để phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả, đối với mỗi nhóm độ tuổ.i lại có những lưu ý khác nhau:
- Đối với người lớn
Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai. Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi). Có bệnh lý về tai, mũi, họng thì cần điều trị sớm.
- Đối với trẻ nhỏ
Vệ sinh tay sạch sẽ và cho trẻ đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời gian theo khuyến cáo của ngành y tế. Cần cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổ.i, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn. Ngoài ra, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuố.c l.á. Khi trẻ có biểu hiện các bệnh lý tai mũi họng cần cho điều trị ngay, tránh tình trạng diễn biến sang viêm tai giữa.
Côn trùng lạ xâm nhập vào tai do thói quen khi ngủ mà nhiều người mắc phải
Ngày 28/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, mới đây các bác sĩ của bệnh viện đã tiếp nhận và xử lý thành công cho một bệnh nhân bị côn trùng lạ chui vào tai gây đa.u đớ.n.
Con gián đất sau khi được lấy ra khỏi tai bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Theo đó, bệnh nhân là bà V.T.H, 54 tuổ.i (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội). Theo chia sẻ của bệnh nhân, bà thường có thói quen trải đệm ngủ dưới sàn nhà. Vài ngày trước, trong khi ngủ, bệnh nhân bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai.
Côn trùng lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. Bệnh nhân đến phòng khám gần nhà để kiểm tra, phát hiện trong tai có một con gián đất bám sâu vào da ống tai. Vì quá trình lấy con gián ở phòng khám gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân tiếp tục đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec để gắp con gián ra.
Tại đây, các bác sĩ đã khéo léo gắp b.ỏ co.n gián ra khỏi tai bệnh nhân an toàn. Ống tai của bệnh nhân không bị chả.y má.u, không ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Theo các bác sĩ, gián đất là côn trùng có màu nâu sậm hoặc nâu đen, không cánh, di chuyển nhanh bằng cách bò. Gián đất thường tìm nơi ẩn náu vào ban đêm tại các kẽ tủ, hầm thoát nước và các góc khuất tối trong nhà.
Chân của gián đất có các gai nhỏ có thể gây ra trầy xước, tổn thương da ống tai. Trong trường hợp chúng cố gắng tìm đường ra, hoặc người bệnh cố gắng tự lấy ra không đúng cách có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ.
Bác sĩ Nguyễn Phương Dung, Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec khuyến cáo, khi phát hiện tai đau nhói, nghe tiếng lạ trong tai, nghi ngờ có côn trùng chui vào tai, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra cũng như xử lý những tổn thương do côn trùng gây ra.
Bác sĩ Nguyễn Phương Dung lưu ý, mọi người cần tránh dùng các dụng cụ để ngoáy móc, không tự nhỏ thuố.c hay oxy già vào tai vì vô tình đẩy sâu dị vật vào sâu hơn. Côn trùng giãy đạp cũng làm tổn thương niêm mạc ống tai.
Bác sĩ Nguyễn Phương Dung cho biết thêm, sau khi côn trùng được lấy ra khỏi tai cần chú ý đến việc vệ sinh tai sạch sẽ, nhỏ thuố.c đều đặn để phòng ngừa viêm nhiễm. Cùng với đó, lưu ý các biện pháp phòng tránh để côn trùng không chui vào tai như: Vệ sinh không gian sống thường xuyên, chú ý sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng tránh côn trùng ẩn nấp.
Không ngủ trên nền đất vì nền đất ẩm thấp không tránh khỏi các loại côn trùng có thể đi qua và vô tình chui vào tai. Đồng thời, cần thường xuyên giặt chăn gối để tránh thu hút côn trùng.
Với trẻ nhỏ nên chú ý vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ, đặc biệt là sau khi bú sữa để hạn chế dụ côn trùng tới. Ngoài ra, người lớn nên cho trẻ chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh nơi có côn trùng.
Thủng màng nhĩ là bị điếc luôn phải không bác sĩ? Màng nhĩ là một trong số các cơ quan giúp khuếch đại âm thanh, khi thủng màng nhĩ chỉ nghe kém đi một chút chứ không điếc hẳn. Màng nhĩ là một màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, hình elip, bán trong suốt và hơi lõm vào trong, được cấu tạo bởi mô tương tự như da. Màng nhĩ là...