Cách điều trị tại nhà khi bị nhiễm trùng nấm âm đạo trước kỳ kinh nguyệt
Đối với phụ nữ, kinh nguyệt gây khó chịu, thay đổi tâm trạng, đầy hơi và nhiều triệu chứng khác. Nhưng kinh nguyệt càng trở nên khó chịu hơn khi phụ nữ bị nhiễm trùng nấm âm đạo.
Nhiễm trùng nấm âm đạo còn được gọi là bệnh nấm Candida âm đạo là bệnh nhiễm trùng do nấm có thể gây kích ứng trong và xung quanh âm đạo. Chúng cũng có thể dẫn đến đau khi quan hệ tình dục và đi tiểu. Nhiễm trùng nấm âm đạo có thể gây thêm khó chịu khi nó xảy ra ngay trước kỳ kinh nguyệt.
1. Nguyên nhân nhiễm trùng nấm âm đạo trước kỳ kinh nguyệt
Âm đạo khỏe mạnh chứa một hỗn hợp cân bằng giữa nấm men và vi khuẩn. Những thay đổi nội tiết tố tương tự gây ra kinh nguyệt cũng có thể gây ra sự mất cân bằng của các loại nấm men và vi khuẩn sống tự nhiên trong âm đạo.
Sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên là Candida có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Có một số chủng Candida có thể gây nhiễm trùng nấm men. Chủng phổ biến nhất được gọi là Candida albicans.
Theo một nghiên cứu năm 2017 bao gồm 7 quốc gia, trung bình 39% phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men bất kỳ lúc nào trong một năm nhất định và trung bình 23% phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men hơn một lần/ năm.
Thay đổi nội tiết tố và dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo có nghĩa là có thể có nguy cơ nhiễm trùng nấm men hàng tháng. Có hơn một nửa số phụ nữ phát triển sự mất cân bằng của nấm âm đạo và vi khuẩn nhận thấy rằng nó bắt đầu vào đầu kỳ kinh.
Các nguyên nhân khác gây ra sự phát triển quá mức của nấm Candida bao gồm:
Hệ thống miễn dịch suy yếuBệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốtUống thuốc tránh thai làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thểSử dụng thuốc kháng sinhThai kỳ
2. Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm âm đạo
Sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên là Candida có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm âm đạo.
Một số dấu hiệu và triệu chứng chung của nhiễm trùng nấm âm đạo bao gồm nóng rát hoặc đau nhói khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, ngứa và kích ứng ở âm đạo và âm hộ, phát ban trên và bên trong âm đạo, đau và nhức âm đạo, sưng âm hộ, tiết dịch âm đạo đặc, màu trắng, không có mùi hôi; hoặc rất nhiều nước.
Phụ nữ có thể bị hoặc phát triển một bệnh nhiễm trùng nấm men nghiêm trọng hơn nhiều nếu mắc bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt, có hơn 4 bệnh nhiễm trùng nấm men mỗi năm, có một hệ thống miễn dịch suy yếu, có các triệu chứng rất nghiêm trọng, gây sưng tấy, ngứa và đỏ rất nhiều, dẫn đến nứt, rách và lở loét; bị nhiễm trùng nấm men do một loại nấm bất thường gây ra.
Phụ nữ cần đi khám khi nghi ngờ bị nhiễm trùng nấm men hoặc thấy các triệu chứng như âm đạo bị ngứa, sưng tấy hoặc mẩn đỏ, đau ngày càng tăng, không thuyên giảm ngay cả sau khi điều trị bằng thuốc bôi hoặc kem chống nấm âm đạo không kê đơn.
Video đang HOT
3. Chẩn đoán nhiễm trùng nấm âm đạo
Để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng nấm men, bác sĩ sẽ bắt đầu hỏi bạn những câu hỏi về tiền sử bệnh hay đã từng mắc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào chưa.
Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra vùng chậu, bao gồm việc kiểm tra cả bên trong và bên ngoài âm đạo để tìm các triệu chứng và lấy dịch âm đạo để xét nghiệm. Họ sẽ sử dụng mẫu để thử và xác định chính xác chủng nấm gây nhiễm trùng. Điều này có thể giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.
4. Phương pháp điều trị nhiễm trùng nấm âm đạo
4.1 Điều trị nhiễm trùng nấm âm đạo tại cơ sở y tế
Nhiễm trùng nấm âm đạo cần can thiệp từ các chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị đúng.
Phương pháp điều trị mà bác sĩ kê toa tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng cũng như tần suất mắc phải. Nhiễm trùng nấm men thường được điều trị bằng:
Liều một lần fluconazole (Diflucan), thuốc trị nấm triazole để ngăn chặn nấm Candida sinh sôi; phụ nữ có thai không nên dùng fluconazole.Một đợt ngắn thuốc chống nấm được đưa vào âm đạo trong ba đến bảy ngày.Kem không kê đơn, thuốc mỡ, viên nén hoặc thuốc đặt như miconazole (Monistat 3) hoặc terconazole; đây là những hiệu quả nhất đối với nhiễm trùng nấm men nhẹ.
Đối với nhiễm trùng nấm men tái phát hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:
Liệu pháp azole, bao gồm việc đặt viên nang axit boric vào âm đạo của bạn (không dùng đường uống); nó được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm men không đáp ứng với các loại thuốc chống nấm khác.Một đợt dùng thuốc trị nấm dài hơn bao gồm việc đặt thuốc vào âm đạo hàng ngày trong tối đa hai tuần, và sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.Hai liều fluconazole đơn, uống cách nhau ba ngày.
Lưu ý rằng nếu sử dụng kem hoặc thuốc đạn để điều trị nhiễm trùng nấm men, bạn không thể phụ thuộc vào bao cao su hoặc màng ngăn ngừa thai. Dầu trong một số loại thuốc có thể làm suy yếu nhựa mủ, đây là chất liệu thường được sử dụng trong các dụng cụ tránh thai này.
4.2 Điều trị nhiễm trùng nấm âm đạo tại nhà
Có một số biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà, khi được sử dụng kết hợp với điều trị của bác sĩ, có thể giúp tăng tốc độ phục hồi.
Sữa chua Hy Lạp nguyên chất: Nghiên cứu cho thấy rằng men vi sinh, giống như sữa chua, có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida trong âm đạo. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men. Cố gắng ăn ít nhất một khẩu phần khoảng từ 100g – 200g sữa chua Hy Lạp nguyên chất, không có hương vị mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Thuốc đặt và chất bổ sung probiotic: Chế độ men vi sinh uống có chứa các chủng vi khuẩn lactobacillus acidophilus, có thể giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men trong cơ thể bạn. Có thể mất khoảng 10 ngày để nhận thấy kết quả khi bổ sung probiotic dạng uống. Một số phụ nữ sử dụng chất bổ sung probiotic như một loại thuốc đặt âm đạo để có kết quả nhanh hơn.
Dầu cây trà: Dầu cây trà được biết là có tác dụng tiêu diệt nấm, virus và vi khuẩn. Thuốc đặt âm đạo có chứa tinh dầu trà có thể giúp điều trị nhiễm trùng nấm men. Dầu cây trà nguyên chất rất mạnh và có thể gây kích ứng bộ phận sinh dục của nên pha loãng dầu với dầu jojoba (được chiết xuất từ cây jojoba) hoặc dầu dừa nếu muốn sử dụng nó như một loại thuốc đặt âm đạo. Sử dụng dầu cây trà không quá một lần/ 3 tuần.
Dầu dừa: Dầu dừa có thể giúp giảm mức độ của nấm Candida albicans trong âm đạo. Hãy xoa một lượng nhỏ dầu dừa hữu cơ nguyên chất lên vùng da bị mụn.
Dầu dừa có thể giúp giảm mức độ nhiễm trùng nấm âm đạo.
5. Phòng ngừa nhiễm trùng nấm âm đạo
Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men, phụ nữ nên thực hành vệ sinh âm đạo tốt. Nấm Candida phát triển tốt nhất trong môi trường ẩm ướt, có nhiều vi khuẩn. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn những tình trạng này:
Tránh mặc quần áo bó sát, chẳng hạn như quần tất hoặc quần jean bó, vì chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và độ ẩm xung quanh bộ phận sinh dục của phụ nữ.Tránh thụt rửa hoặc sử dụng băng vệ sinh có hương thơm, cũng như thuốc xịt, bột và nước hoa dành cho nữ có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của các sinh vật trong âm đạo.Thay đổi miếng lót và băng vệ sinh thường xuyên.Giữ cho vùng âm đạo sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng nhẹ, không mùi và nước.Mặc đồ lót bằng vải cotton khô thoáng, sạch sẽ.Lau từ trước ra sau giúp ngăn vi khuẩn lây lan từ hậu môn sang âm đạo và đường tiết niệu.
Nhiễm trùng nấm âm đạo là một vấn đề phổ biến đối với nhiều phụ nữ ngay trước kỳ kinh nguyệt. Mặc dù không thể kiểm soát những thay đổi nội tiết tố có thể gây ra sự mất cân bằng nấm men, nhưng có những bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men.
Những bệnh nhiễm trùng này thường không nghiêm trọng và tương đối dễ điều trị bằng thuốc không kê đơn và phương pháp điều trị tại nhà. Phụ nữ cần liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nếu các triệu chứng cản trở cuộc sống hàng ngày.
3 loại băng vệ sinh "siêu bẩn" phụ nữ đừng bao giờ dùng trong kỳ kinh nguyệt kẻo phải hối hận cả đời vì ung thư cổ tử cung hay vô sinh
Trong ngày đèn đỏ, có 3 loại băng vệ sinh "siêu bẩn" mà chị em không nên sử dụng.
Kinh nguyệt dù đem lại cảm giác phiền toái, mệt mỏi cho phụ nữ nhưng lại có khả năng quyết định sức khỏe sinh sản của bạn. Nhiều chị em chủ quan nghĩ rằng, chỉ cần tháng nào kinh nguyệt cũng xuất hiện là được, không cần phải chăm sóc cơ thể.
Nhưng thực tế kinh nguyệt là thời điểm cơ thể vô cùng nhạy cảm, lúc này cổ tử cung mở để máu kinh thoát ra ngoài nên nếu không biết giữ gìn vệ sinh, vi khuẩn rất dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng trứng, tử cung. Từ đó gây viêm, dẫn đến ung thư và thậm chí vô sinh.
Trong ngày đèn đỏ, có 3 loại băng vệ sinh "siêu bẩn" mà chị em không nên sử dụng. Phụ nữ đừng bao giờ dùng 3 loại băng vệ sinh này trong kỳ kinh nguyệt
1. Băng vệ sinh giả, kém chất lượng
Trên thị trường có rất nhiều loại băng vệ sinh. Trà trộn trong đó có nhiều loại được làm giả thương hiệu và chất lượng kém. Phụ nữ mua phải loại băng vệ sinh này vừa tốn tiền, lại có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Do các loại băng vệ sinh giả được sản xuất thủ công, có thể chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt, tỷ lệ thấm hút không đạt tiêu chuẩn... Tất cả đều là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh khi sử dụng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Do đó, phụ nữ chỉ nên mua các loại băng vệ sinh được bán tại các siêu thị, cửa hàng uy tín. Băng vệ sinh cần được sản xuất bởi các thương hiệu lớn, có tem mác, hạn sử dụng rõ ràng.
2. Băng vệ sinh đặt trong nhà tắm lâu ngày
Nhiều phụ nữ tích trữ băng vệ sinh trong khu vực WC để thuận tiện cho việc thay rửa. Tuy nhiên, phòng tắm vốn là nơi ẩm ướt, tối tăm, không được thông gió tốt, điều này sẽ khiến cho băng vệ sinh của bạn bị ướt, dễ xâm nhập bởi vi khuẩn.
Một nghiên cứu của Bệnh viện Leeds tại Anh cho biết, vi khuẩn từ bồn cầu có thể bay tới 10 inch (25,4cm) trong không khí. Vì thế, bạn đâu thể đảm bảo rằng lượng vi khuẩn này có bay tới nơi đặt băng vệ sinh của mình hay không. Nếu sử dụng những chiếc băng vệ sinh ẩm ướt và chứa nhiều vi khuẩn như vậy, vùng kín bị viêm nhiễm hay mắc nhiều bệnh nguy hiểm là điều không thể tránh khỏi.
Phụ nữ không nên tích trữ quá nhiều băng vệ sinh trong nhà, nếu có thì hãy bọc kín chúng lại và đặt nơi khô ráo, sạch sẽ. Tuyệt đối đừng dùng băng vệ sinh khi chúng đã bị ướt.
3. Băng vệ sinh tẩm thuốc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng vệ sinh có tẩm thuốc thảo dược, loại băng vệ sinh này được quảng cáo rằng có thể đóng vai trò điều trị bệnh phụ khoa, làm sạch và tạo mùi thơm cho "vùng kín". Tuy nhiên, rất khó để kiểm định được loại thuốc sử dụng cho sản phẩm băng vệ sinh đó là gì, có thể gây kích ứng vùng kín hay không. Nếu bạn sử dụng những loại băng vệ sinh tẩm thuốc kém chất lượng thì nguy cơ mắc bệnh phụ khoa là rất lớn. Tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm này.
2 sai lầm cần tránh khi thay băng vệ sinh
1. Không thay băng vệ sinh trong một thời gian dài
Trong kỳ kinh nguyệt, vùng kín phụ nữ thường nóng và ẩm hơn bình thường, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển rất nhanh. Nếu chị em không thay băng vệ sinh trong thời gian dài, vi khuẩn tại vùng kín sẽ ngày một nhiều hơn, tạo thành một "ổ vi khuẩn". Vi khuẩn trong âm đạo sẽ gây ngứa, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung... Nếu mắc bệnh trong thời gian dài không được điều trị dứt điểm, chị em hoàn toàn có thể bị vô sinh.
Tốt nhất, mỗi phụ nữ đều nên thay băng vệ sinh sau 2-3 giờ/lần, cho dù lượng kinh nguyệt có ra ít hay là nhiều.
2. Không rửa tay trước khi thay băng vệ sinh
Trên 1cm2 da của người bình thường có chứa tới 40.000 vi khuẩn. Đặc biệt số lượng này còn nhiều hơn ở trên da bàn tay, vốn là nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không rửa tay trước khi thay băng vệ sinh, băng vệ sinh của chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn, sau đó lây lan và phát triển ở âm đạo gây ra viêm nhiễm.
Cô gái 22 tuổi bị viêm cổ tử cung, phải cắt bỏ 1 bên ống dẫn trứng vì thói quen bạn trai mắc phải khi quan hệ tình dục Quan hệ tình dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả 2 giới, tuy nhiên một số bạn nữ hoàn toàn không có ý thức bảo vệ bản thân, vì vậy họ rất dễ bị tổn thương ở một mức độ nào đó. Tiểu Lưu năm nay mới 22 tuổi (Trung Quốc), vốn dĩ đang ở độ tuổi sung sức....