Cách điều trị da cháy nắng tại nhà
Tình trạng cháy nắng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng da bị lão hóa sớm và ung thư da.
Có nhiều cách để điều trị cháy nắng mức độ nhẹ tại nhà
Cháy nắng là tình trạng da bị tróc, phồng rộp, đau rát. Tình trạng cháy nắng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng da bị lão hóa sớm và ung thư da. Có nhiều cách để điều trị cháy nắng mức độ nhẹ tại nhà:
Rửa sạch da bị cháy nắng
Khi bị cháy nắng, trước tiên nên tìm nước mát hoặc chườm đá vào dùng da bị tổn thương. Lưu ý không được chà xát mạnh vào da vì có thể gây nặng hơn.
Không nên sử dụng nước quá lạnh vì có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt ở vùng da bị cháy nắng. Nếu có thể thực hiện được thì nên ngâm mình trong nước mát một thời gian thích hợp để làm mát vùng da bị tổn thương.
Sử dụng kem dưỡng hoặc kem có thành phần nha đam để làm dịu da.
Dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem có thành phần nha đam
Sử dụng kem dưỡng hoặc kem có thành phần nha đam để làm dịu da, giúp cho những vị trí phồng rộp, cháy nắng có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên, khi chọn kem thì cần phải thử trên da xem có thành phần gây kích ứng hoặc dị ứng không. Thêm vào đó, thành phần nha đam trong kem không nên bôi trực tiếp vào các vết thương hở.
Dùng sữa tươi
Sữa tươi có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, khi đó bạn sẽ thấy da mát và bớt đau hơn. Khi sử dụng, sữa tươi cần được pha trực tiếp vào bồn tắm, bạn sẽ ngâm mình để giúp hạ nhiệt độ của vùng da đang bị tổn thương.
Video đang HOT
Tuy nhiên để thực hiện theo cách này thì khá tốn về mặt chi phí và lãng phí. Vì vậy bạn có thể sử dụng sữa tươi thấm qua khăn và phủ lên vùng da đang bị cháy nắng.
Dùng giấm táo
Sử dụng giấm táo có thể khiến cho da hạ nhiệt độ và giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên khi sử dụng giấm táo lưu ý không nên chà xát quá mạnh trên vùng da bị tổn thương hoặc không sử dụng giấm táo cho vết thương hở.
Dùng dưa chuột
Trong điều trị bỏng nắng, dưa chuột cũng có thể được sử dụng bởi khả năng làm mát cho da. Dưa chuột làm giảm triệu chứng viêm. Ngoài ra, dưa chuột cũng cung cấp độ ẩm cho da rất tốt. Sử dụng bằng cách đắp trực tiếp lên vị trí da bị bỏng, hoặc xay nhuyễn và pha cùng với sữa chua rồi đắp lên vị trí da bỏng.
Trong điều trị bỏng nắng, dưa chuột cũng có thể được sử dụng bởi khả năng làm mát cho da.
Dùng cà chua
Trong cà chua có nhiều dưỡng chất như Vitamin C, Vitamin E, Kali, Sắt và Carotene giúp làn da trắng sáng, phục hồi những tổn thương nhanh hơn. Đặc biệt, trong cà chua giàu Lycopene, chất giúp chống oxy hóa, giảm phản ứng cháy nắng từ bức xạ tia cực tím, tăng sức sống và sức đề kháng cho da.
Cà chua có thể sử dụng bằng cách cắt lát và đắp lên vị trí da bị cháy nắng. Đây là phương pháp được đánh giá khá cao và nhiều người lựa chọn vì tiết kiệm chi phí.
Dùng mật ong
Mật ong sử dụng cùng với nước cốt chanh với tỷ lệ 8 mật ong 2 nước cốt chanh có thể giúp cho làn da cháy nắng được cải thiện. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì không nên dùng quá nhiều nước cốt chanh vì có thể sẽ khiến cho da bị ngứa, dị ứng…
Cách bôi vitamin E dưỡng ẩm da, chống lão hóa
Vitamin E không chỉ tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn là trợ thủ đắc lực cho một làn da khỏe đẹp rạng ngời.
1. Lợi ích làn da có được từ vitamin E
Sử dụng vitamin E chăm sóc làn da là một trong những liệu pháp lành tính, đơn giản và hiệu quả. Vitamin E giàu hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da.
Các công dụng của vitamin E đối với làn da như sau:
- Giảm thâm sạm da: Các vấn đề về hormone và yếu tố môi trường là một trong những nguyên nhân gây tăng sắc tố da (melanin) dẫn đến sự hình thành các nốt thâm sạm trên da. Thoa vitamin E ngoài da có tác dụng hỗ trợ giảm sắc tố, nhờ đó giúp cải thiện làn da thâm sạm, không đều màu.
- Giảm nếp nhăn , làm chậm lão hóa:Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết cấu da và duy trì làn da trẻ trung. Với thành phần giàu các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin E có hiệu quả làm chậm quá trình lão hóa và giảm nếp nhăn.
- Dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn da: Vitamin E giúp bổ sung độ ẩm, giảm thiểu và ngăn ngừa các tình trạng da khô, bong tróc. Hơn thế, vitamin E còn thúc đẩy sự tái tạo các tế bào mới trên những vùng da bị khô, nứt nẻ như da mặt và môi. Với hoạt chất kháng viêm, vitamin E hỗ trợ làm dịu các tình trạng da kích ứng, như chàm và vảy nến.
- Làm dịu làn da cháy nắng : Thoa vitamin E lên những vùng da cháy nắng có hiệu quả xoa dịu và giảm bỏng rát một cách nhanh chóng.
Vitamin E giàu hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da.
2. Các cách ứng dụng vitamin E đơn giản và hiệu quả
Vitamin E có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể ứng dụng một cách dưới đây:
- Dùng vitamin E như serum dưỡng da: Lấy vài giọt vitamin E vào lòng bàn tay, nhẹ nhàng thoa lên mặt, đặc biệt các vùng mắt, trán và môi. Dùng đầu ngón tay massage để dưỡng chất thẩm thấu và để qua đêm. Bổ sung vitamin E vào chu trình chăm sóc da hằng ngày sẽ hỗ trợ dưỡng ẩm cho làn da và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa.
- Kết hợp cùng kem dưỡng da: Kết hợp 3-4 giọt vitamin E cùng các loại kem dưỡng da vào ban đêm để tăng hiệu quả làm đẹp cho làn da. Sự kết hợp này có thể giúp làn da trở nên tươi trẻ, mịn màng hơn, đặc biệt giúp giảm các quầng thâm dưới mắt hiệu quả.
- Sử dụng để xoa dịu làn da bị cháy nắng: Kết hợp vài giọt vitamin E cùng ½ cốc sữa chua và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da cháy nắng, rửa sạch mặt sau khoảng 15 phút. Cách này sẽ giúp làm dịu da, giảm cảm giác nóng rát khó chịu do cháy nắng gây ra.
Sử dụng vitamin E chăm sóc làn da là một trong những liệu pháp lành tính, đơn giản và hiệu quả.
3. Một số lưu ý khi sử dụng vitamin E
Vitamin E có thể không phù hợp đối với làn da nhạy cảm và có thể gây kích ứng mẩn đỏ. Vì vậy, bạn hãy thoa một ít vitamin E lên mu bàn tay khoảng 30 phút để kiểm tra sự an toàn của hoạt chất đối với làn da.
Ngoài ra, đối với người da dầu nên hạn chế sử dụng vitamin E. Dưỡng chất này có hiệu quả dưỡng ẩm và duy trì vẻ tươi trẻ cho làn da khô và da thường khi sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với làn da dầu chỉ nên sử dụng vitamin E từ 1-2 lần/tuần để tránh tình trạng dư dầu và bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông trên da.
Khi sử dụng vitamin E chăm sóc da, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trường hợp cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu trên da ngay sau khi thoa vitamin E, hãy chườm da với đá lạnh để xoa dịu nhanh chóng các tình trạng kích ứng.
- Thời điểm thoa vitamin E tốt nhất là trước giờ ngủ 30 phút và để qua đêm. Lưu ý sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa sạch dầu trên da vào sáng hôm sau.
- Vitamin E là gốc dầu, có thể gây dính nhớp. Nếu sử dụng vitamin E qua đêm, bạn nên dùng một chiếc khăn che phủ gối để tránh dầu dính ra xung quanh.
Dùng dưỡng chất gì ngăn tóc rụng, giúp tóc dày như mây Những loại thực phẩm bổ sung nào không phù hợp với những ai đang phải vật lộn với mái tóc mỏng, và tại sao?Những dưỡng chất này có thể không nuôi dưỡng tóc mọc dài như bạn mong muốn. 1.Collagen Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm bổ sung để giúp phục hồi và điều trị tóc mỏng, bạn nên bỏ...