Cách điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả
Viêm khớp là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, viêm khớp ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp…
Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng dễ xuất hiện nhất là vào các thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh.
Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của khớp, gây hạn chế vận động, khó khăn trong sinh hoạt hay thể thao của người bệnh. Có nhiều loại viêm khớp với những nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau, trong đó 2 dạng phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng của mỗi loại viêm khớp tùy vào mức độ nặng, nhẹ và từng giai đoạn của bệnh lý sẽ có các biểu hiện khác nhau. Người bệnh thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp trên cơ thể.
Câu hỏi đặt ra là khi mắc viêm khớp thì chữa thế nào? Trên thực tế khi mắc viêm khớp tùy từng người bệnh cụ thể, giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.
Viêm khớp gối là bệnh hay gặp.
Với mục tiêu chính của điều trị là giảm bớt triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa tổn thương thêm cho xương khớp. Thông thường để điều trị viêm khớp các bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp giữa điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống.
- Đối với điều trị nội khoa
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp, cụ thể: Các thuốc giảm đau chống viêm kèm theo các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống thoái hóa có thể là:
Các loại thuốc giảm đau: thuốc được sử dụng theo bậc giảm đau theo quy định của Bộ Y tế.
Thuốc chống viêm Non-Steroid (NSAID): Thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng giảm viêm;
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin;
Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý tự miễn, bệnh hệ thống,…
Khi mắc viêm khớp người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ.
Video đang HOT
- Kết hợp tập vật lý trị liệu
Đây là phương pháp hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm khớp, người bệnh cần tập vận động thường xuyên. Điều này giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng cứng khớp hay dính khớp. Tuy nhiên, chỉ nên tập vận động khi tình trạng viêm khớp đã ổn định.
Nhiệt trị liệu cũng cần được sử dụng một cách hợp lý: Khi viêm cấp cần chườm mát, lạnh. Khi tình trạng viêm đã ổn định thì sẽ sử dụng nhiệt nóng giúp tăng tưới máu khớp và hạn chế xơ hóa phần mềm quanh khớp.
Đối với các trường hợp bệnh không thuyên giảm các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau vào khớp. Phẫu thuật được xem xét và chỉ định đối với những trường hợp viêm khớp nặng khiến khả năng vận động của cơ xương khớp bị hạn chế, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để thay thế khớp nhân tạo hoặc điều chỉnh cấu trúc xương.
- Cần thay đổi thói quen sống
Điều quan trọng đầu tiên chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp là thay đổi thói quen sống, bao gồm: Giảm cân nếu người bệnh viêm khớp thừa cân, béo phì; Duy trì, kiểm soát cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống khoa học và luyện tập điều độ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và có thể giảm các triệu chứng viêm khớp.
Người bệnh viêm khớp cần ăn uống lành mạnh. Bởi một chế độ ăn uống lành mạnh vừa giúp kiểm soát tốt cân nặng vừa giảm đau giảm viêm xương khớp hiệu quả. Thực đơn ăn uống lý tưởng cho người viêm khớp được đề xuất là chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như trái cây tươi, rau củ, cá thu, cá mòi và các loại hạt… đồng thời giảm tránh tối đa thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, chế phẩm từ sữa và chứa chất kích thích…
Tập thể dục thường xuyên rất tốt với bệnh nhân viêm khớp. Các khuyến cáo cho thấy người bệnh cần tập thể dục điều độ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày) sẽ giữ cho khớp luôn trong trạng thái hoạt động linh hoạt, tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp.
Những bài tập và bộ môn thể dục thể thao có lợi cho người bị viêm khớp là bơi lội, yoga và đi bộ. Nhưng phải lưu ý trong quá trình tập luyện tránh tập luyện quá sức và cần nghỉ ngơi hợp lý.
Ăn hành tây mỗi ngày ngừa loãng xương, viêm khớp và nhiều lợi ích khác
Hành tây là loại củ quen thuộc có nhiều tác dụng đã được chứng minh, cải thiện sức khỏe và giúp giảm đau cơ, viêm khớp.
Hành tây không chỉ là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon mà còn có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tăng cường cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tăng khả năng phòng loãng xương, viêm khớp và nhiều bệnh khác.
Tuy nhiên, không phải chỉ ăn hành tây là có thể nhận được các lợi ích dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà cần bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm và thực hiện ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học. Tham khảo các thông tin đã được nghiên cứu về củ hành tây để cân nhắc đưa vào thực đơn của bản thân và gia đình:
1. Dinh dưỡng có trong hành tây
Hành tây chứa ít calo những nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Ngoài hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn, hành tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như quercetin.
Chất dinh dưỡng trên mỗi một cốc hành tây tươi xắt nhỏ có:
Lượng calo: 32Carbohydrate: 15 gProtein: 2 gChất béo: 0Chất xơ: 3 gĐường: 7 g
Hành tây cũng là một nguồn vitamin như: Vitamin C, vitamin B6, kali, mangan, đồng. Hành tây ít calo, hầu như không có chất béo và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe có thể giúp chống viêm trong bệnh viêm khớp và các tình trạng liên quan. Ăn hành sống hoặc nấu chín là sự bổ sung lành mạnh cho nhiều món ăn.
Hành tây thuộc chi Allium, giàu chất hóa học có thể giúp bảo vệ tim, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và giúp cơ thể sản xuất insulin dễ dàng hơn. Hành tây cũng là một trong những nguồn thực vật cung cấp quercetin lớn nhất có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quercetin thuộc nhóm chất chống oxy hóa gọi là flavonoid giúp tiêu diệt các gốc tự do (các hạt không ổn định trong tế bào) trước khi chúng có cơ hội gây ra thiệt hại thực sự cho cơ thể.
2. Tăng cường sức khỏe xương, giảm viêm khớp
Hành tây chứa quercetin có thể hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hóa chất gây viêm.
Quercetin có trong hành tây đã được chứng minh là có nhiều lợi ích khi giảm đau và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu cho thấy quercetin có thể hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hóa chất gây viêm trong cơ thể như prostaglandin và leukotrien. Những chất này lưu hành với số lượng lớn gây ra các bệnh mạn tính như viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Hành tây có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh loãng xương, một tình trạng làm xương yếu đi. Một nghiên cứu ở những người gần hoặc đã qua thời kỳ mãn kinh cho thấy những người ăn hành hàng ngày có mật độ xương cao hơn, dẫn đến xương chắc khỏe hơn. BS. Rui Hai Liu, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Cornell cho biết hành tây càng cay thì đặc tính tăng cường sức khỏe càng mạnh.
Quercetin còn có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn. Một nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bern, Thụy Sĩ phát hiện ra rằng quercetin ức chế quá trình phân hủy xương. Các nhà khoa học suy đoán rằng quercetin có thể hoạt động giống như một loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng loãng xương.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích các thành phần hóa học hoạt động của hành trắng và phát hiện ra rằng hợp chất có khả năng làm giảm tình trạng mất xương nhất là một peptide có tên GPCS. Sau đó, họ đã thu được một nhóm tế bào xương tách biệt từ chuột sơ sinh và cho các tế bào này tiếp xúc với hormone tuyến cận giáp để kích thích mất xương, sau đó cho một số tế bào được điều trị tiếp xúc với GPCS.
Theo nghiên cứu, việc điều trị bằng GPCS đã ức chế đáng kể sự mất khoáng chất của xương, bao gồm cả canxi, khi so sánh với các tế bào không tiếp xúc với GPCS. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để xác định xem liệu GPCS có tác dụng tương tự ở người hay không, cần bao nhiêu hành tây hoặc GPCS để có tác động tích cực đến sức khỏe của xương và xác định cơ chế hoạt động của GPCS trên tế bào xương.
3. Một số lợi ích sức khỏe khác của hành tây
Nguy cơ ung thư thấp hơn
Nhiều loại hành chứa chất có thể giúp chống lại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều hành nhất có ít khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết, cổ họng và buồng trứng nhất. Một nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông ăn nhiều rau thuộc họ hành tím ít có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhất. Một chế độ ăn giàu quercetin có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Tác dụng kháng khuẩn
Theo một số nghiên cứu, hành tây có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, chiết xuất hành và tỏi đã làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chỉ ra hành tây ảnh hưởng đến vi khuẩn trong cơ thể như thế nào.
Sức khỏe tiêu hóa
Hành tây có fructooligosacarit, chất hoạt động như prebiotic (thức ăn cho vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột có thể giúp tiêu hóa. Chúng đi qua ruột non và nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột già.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, mang lại cho chúng mùi vị và mùi hăng, nồng. Những hợp chất này có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể và có thể giúp phá vỡ cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh tim và đột quỵ.
Nên ăn hành sống thay vì nấu chín để hấp thụ được nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất từ hành tây.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cả quercetin và hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có trong hành tây đều có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin, khiến chúng trở thành lựa chọn rau hữu ích.
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Flavonoid có nguồn gốc từ thực vật và được tìm thấy với số lượng lớn trong hành. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu flavonoid trong thời gian dài làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hành tây chứa chất có lợi cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa một số bệnh. Ảnh: Internet
4. Tác dụng phụ của hành tây
Ăn hành tây có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm:
Có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn. Khi cơ thể phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có trong hành, chúng có thể phản ứng với mồ hôi trên da tạo ra cảm giác thường được coi là khó chịu mùi cơ thể.
Có thể làm tăng đầy hơi và chướng bụng nhất là người mắc hội chứng ruột kích thích.
Có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cơ quan y tế Hoa Kỳ đã từng phát hiện đợt bùng phát vi khuẩn salmonella đối với hành trồng ở California. Tuy vậy, đợt bùng phát như thế này rất hiếm xảy ra ở hành tây vì lớp vỏ mỏng bên ngoài có thể bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và quá trình sấy khô hành để chuẩn bị đưa ra thị trường càng làm giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn.
Bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh ăn gì? Bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh ăn gì để tốt cho sức khỏe là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Tâm Anh chia sẻ nhóm thực phẩm không nên có mặt trong thực đơn của người bệnh viêm khớp dạng thấp: Thịt đỏ và thịt đã chế biến Nghiên cứu...