Cách điều trị á sừng mùa hanh khô
Điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô… có thể là bệnh á sừng.
Thưa bác sĩ, 2 năm nay, bàn chân cháu bị nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô. Cháu đã chữa nhiều cách nhưng không khỏi. Có cách nào chữa khỏi bệnh này không, có tốn kém không và bao lâu thì khỏi, thưa bác sĩ? – Võ Thị Trịnh (Nghệ An).
Bác sĩ trả lời: Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô… có thể cháu bị bệnh á sừng. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng.
Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt.
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé dẫn đến thiếu vitamin, nhất là A, C, D, E…
Đối với bệnh á sừng, bôi kem dưỡng da không thể làm bệnh khỏi được mà phải dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval… kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. Cháu nên đi khám da liễu để được hướng dẫn điều trị cụ thể hơn.
Video đang HOT
Nói chung, điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm các khó chịu của bệnh, cháu nên tránh làm xây xước lớp sừng; không nên ngâm rửa tay chân nhiều và giữ khô các kẽ; hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất rửa tẩy; mùa đông nên đi tất, đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân.
Cháu nên ăn nhiều cá và các loại hạt, vì đây là nguồn cung cấp acid béo dồi dào, giúp da mềm mại hơn. Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng.
Cháu cũng nên ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt chú ý việc bổ sung các loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để da ẩm hơn. Hạn chế dùng các thực phẩm cay, nóng và có tính kích thích.
BS. Vũ Thu Dung
Theo suckhoedoisong.vn
Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và 1 trường hợp tử vong: Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?
Thông tin này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp một bé gái 6 tuổi ở tại xã Ea H'ding, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã được xác định tử vong vì căn bệnh bạch hầu vào hồi tháng 8 vừa qua.
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhi Đinh Văn N. (7 tuổi, ngụ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) mắc bệnh bạch hầu. Từ đầu năm 2019 đến nay, Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và một trường hợp tử vong.
Thông tin này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp một bé gái 6 tuổi ở tại xã Ea H'ding, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã được xác định tử vong vì căn bệnh bạch hầu vào hồi tháng 8 vừa qua. Đáng chú ý là sau đó, có 11 người lên cơn sốt phải nhập viện điều trị sau khi đến dự đám tang của bé.
Đến ngày 1/9, cơ quan chức năng phát hiện thêm 3 trường hợp khác cũng nhiễm bệnh bạch hầu. Sau đó, lo sợ ổ dịch bùng phát ảnh hưởng đến tính mạng, nhiều người dân tại địa phương xuất hiện bệnh cuống cuồng tìm mua thuốc phòng bạch hầu.
Vậy, bệnh bạch hầu là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Bệnh lây truyền qua con đường nào?
Bệnh bạch hầu là gì mà nguy hiểm đến thế?
Bệnh bạch hầu (tiếng Anh: diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu - tên khoa học là Corynebacterium diphtheria - gây ra.
Bệnh được Hippocrates miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Một số tài liệu cũng gợi ý đến sự hoành hành của bệnh bạch hầu ở Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884, và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên (Corynebacterium diphtheria).
Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?
Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường:
- Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
- Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng...
- Dùng chung đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.
Người khỏe cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Theo Helino
Bác bỏ thông tin hàng loạt học sinh tiểu học ở Hải Dương nghỉ ốm do thực phẩm ăn bán trú ở trường Theo kết luận sơ bộ ban đầu của đoàn kiểm tra liên ngành, nguyên nhân học sinh ốm, nằm viện không phải từ thực phẩm ăn bán trú trong trường... Những ngày qua, tại trường Tiểu học Cẩm Thượng (TP. Hải Dương) bất ngờ xuất hiện nhiều học sinh nghỉ học không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, các học sinh này đều có...