Cách dạy đánh vần gây xôn xao sẽ không thí điểm tại Đà Nẵng
Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ khai giảng vào ngày 5/9, với tinh thần ngắn gọn, tươi vui, an toàn và lịch thiệp trong khoảng 45 phút. Bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại sẽ không được áp dụng vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học ở thành phố này.
Các học sinh tiểu học tại Đà Nẵng sẽ không áp dụng thí điểm dạy đánh vần kiểu mới của giáo sư Hồ Ngọc Đại
Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết thông tin trên.
Cũng theo ông Vĩnh, Đà Nẵng sẽ tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới thực sự là ngày hội đến trường của toàn thể học sinh.
Theo báo cáo Sở GD&ĐT, năm học mới 2018-2019, chỉ tính riêng bậc Tiểu học, Đà Nẵng tăng 2.800 học sinh. Đà Nẵng có 4 trường mẫu giáo, 205 trường mầm non (tăng 10 trường), 102 trường tiểu học (tăng 2 trường), 59 trường THCS, 32 trường THPT (tăng 3 trường) và 3 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Ngành GD&ĐT đã nỗ lực rà soát, khắc phục ngay những thiếu sót, đặc biệt các vấn đề gắn sát với ngày tựu trường, khai giảng năm học như sách giáo khoa, bàn ghế… để ngày khai giảng được diễn ra thật nhẹ nhàng, ấm áp, tạo động lực cho công tác dạy học, hoạt động của các đơn vị nhà trường.
Về sách giáo khoa, ông Vĩnh cho biết, nếu phụ huynh học sinh gặp khó khăn khi mua sắm tại các quầy sách thông thường, có thể tìm mua tại các quầy sách của nhà xuất bản giáo dục, quầy sách của công ty sách thiết bị trường học. Một vài trường hợp quá khó khăn sẽ dùng nguồn sách từ thư viện nhà trường.
Trước thông tin năm học 2018- 2019, nhiều địa phương đang tiến hành thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học, ông Nguyễn Đình Vĩnh khẳng định, ngành giáo dục Đà Nẵng không áp dụng bộ sách gây nhiều tranh cãi này.
“Đà Nẵng hiện áp dụng chương trình phổ thông đại trà của Bộ GD-ĐT, không có trường tiểu học nào thí điểm chương trình Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng cả. Chỉ có vài trường áp dụng chương trình VNEN của Bộ GD-ĐT, tức chương trình tiểu học theo hướng mới, nhưng do không phù hợp với thực tiễn nên cũng đã thu dần việc thí điểm”, ông Nguyễn Đình Vĩnh nói.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh thông tin thêm, quan điểm và định hướng của ngành giáo dục TP Đà Nẵng là khi triển khai thí điểm, thử nghiệm mới bất cứ điều gì với học sinh và nhà trường, cũng phải trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và có thể chấp nhận được.
Một trường tiểu học tại Đà Nẵng không áp dụng chương trình dạy phát âm gây xôn xao dư luận thời gian qua
Bà Hồ Thị Cẩm Bình, Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) cho biết thêm, chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục thiên về phát triển ngữ âm, chủ yếu với học sinh có khó khăn về phát âm hoặc phát âm không chuẩn. Tuy nhiên Đà Nẵng đã thực hiện ổn định chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT, chất lượng của học sinh vẫn tốt nên không thí điểm sách của GS Hồ Ngọc Đại.
Ghi nhận của PLVN tại trường Tiểu học Trần Cao Vân (quận Thanh Khê) trong ngày tựu trường 1/9, bộ sách dùng cho học sinh lớp 1 hoàn toàn không có chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Nhiều phục huynh đưa con đi đến lớp đều bày tỏ vui mừng trước thông tin này và cho rằng, “cần phải kiên quyết đấu tranh để những “mô hình lạc chuẩn” không có cơ hội lấy con trẻ ra làm “chuột bạch”.
Bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại đã được dạy từ năm 1979 ở Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục – ngôi trường do chính GS sáng lập. Từ đó đến nay, bộ sách cũng đã trải qua những thăng trầm khi ngành giáo dục lúc dừng, lúc lại tiếp tục cho dạy thí điểm ở trường tiểu học.
Năm 2006, sau một số năm gián đoạn dạy trong trường tiểu học, GS. Hồ Ngọc Đại đưa sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. Ông đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách vào dạy.
Năm 2008, Bộ GD-ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh. Năm 2013, Bộ GD-ĐT đồng ý tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành lựa chọn. Dù vậy, sự tranh luận vẫn không ngừng diễn ra nên năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập hội đồng quốc gia thẩm định lại.
Theo baophapluat.vn
Chương trình Công nghệ giáo dục: Ai hưởng lợi?
Chỉ riêng 800.000 học sinh đang được dạy thí điểm tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục", tiền mua sách qua một công ty của NXB Giáo dục Việt Nam đã lên đến 272 tỷ đồng.
Tại sao tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục bị cho là có nội dung thiếu chuẩn mực đối với học sinh lớp 1 lại được thí điểm ở 49 tỉnh, thành với trên 800.000 học sinh? Chuyên gia nào đã tham gia hội đồng quốc gia thẩm định để bộ sách này tiếp tục được triển khai và mở rộng?... Đó là những câu hỏi mà dư luận và phụ huynh, học sinh đưa ra, cần có câu trả lời cụ thể từ Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT ngợi ca
Theo danh sách Hội đồng Quốc gia thẩm định tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" được Bộ GD&ĐT thành lập, có 13 thành viên là chuyên gia đến từ các trường đào tạo sư phạm, viện ngôn ngữ, đại diện các trường tiểu học và NXB Giáo dục Việt Nam.
Tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" đang thí điểm ở 49 tỉnh, thành.
Trước nhiều ý kiến lo lắng của phụ huynh, PGS Bùi Mạnh Hùng - chủ tịch hội đồng, hiện là điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới - giải thích tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" không phải là một chương trình riêng mà chỉ là tài liệu dạy học do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Dạy học theo tài liệu này là một trong những phương án dạy học tiếng Việt cho HS tiểu học, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng có nhiều HS dân tộc và đến nay đã có nhiều địa phương tự nguyện áp dụng. Theo PGS Hùng, tài liệu này đã giúp HS phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng), người đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc đưa chương trình Công nghệ giáo dục vào trường học, từng chia sẻ với báo chí rằng trong kết quả đánh giá tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục gửi tới bà, ông Nhạ cho rằng tài liệu thể hiện rõ nhiệt huyết và công phu của nhóm tác giả trong việc biên soạn và thể nghiệm một hướng dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
Theo đó, tài liệu tạo ra một số nét khác biệt đáng ghi nhận trong phương pháp dạy học tiếng Việt. Trong tương lai, nếu được nâng cao chất lượng, tài liệu này có thể được sử dụng như là một cuốn SGK khi cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới theo chủ trương "một chương trình, nhiều SGK" có hiệu lực. Dĩ nhiên, điều kiện tiên quyết là tài liệu này phải được Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK mới thẩm định và thông qua như tất cả các SGK khác.
Nguồn thu khổng lồ
Theo giá công bố, tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" dành cho HS gồm 18 đầu sách, giá tổng cộng 283.000 đồng; bộ dụng cụ học tập "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" 57.000 đồng; bộ sách "Giáo dục lối sống lớp 1 - Công nghệ giáo dục" gồm 5 cuốn, tổng cộng 103.000 đồng.
Trong số 18 đầu sách này, chỉ có 3 cuốn có thể coi như SGK để HS sử dụng là "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" tập 1 (âm/chữ), "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" tập 2 (vần), "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" tập 3 (tự học). Giá của 3 cuốn sách này là 35.500 đồng. 15 đầu sách còn lại là các cuốn vở bài tập sử dụng một lần, in sẵn.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu chỉ sử dụng 3 cuốn sách có giá 35.500 đồng trên, phụ huynh của 800.000 HS đang thí điểm chương trình này sẽ phải chi số tiền 28,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói là phụ huynh không thể chỉ mua 3 cuốn sách trên mà phải mua trọn gói cả bộ sách theo cách đăng ký với nhà trường nên số tiền phải bỏ ra gấp tới 10 lần. Nếu tính 340.000 đồng/bộ sách x 800.000 HS thì số tiền mà phụ huynh phải bỏ ra lên đến 272 tỷ đồng.
Một chuyên gia đặt câu hỏi: Tại sao quy mô triển khai một tài liệu chưa chuẩn lại ngày càng được mở rộng? Chuyên gia này cũng tự phân tích: Thực tế, số tiền thu được từ bán sách thông qua đường công văn và qua nhà trường, phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT là không hề nhỏ.
Bằng chứng là trong Công văn số 1181/BGDĐT-GDTH ngày 25-2-2013 của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký, bộ đề nghị các sở liên hệ trực tiếp với Công ty CP Đầu tư phát triển trường phổ thông công nghệ giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam) để mua tài liệu.
Từ chỉ đạo này, các sở GD&ĐT, như Sở GD&ĐT Ninh Bình (nơi 100% trường tiểu học dạy "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" từ năm học 2016-2017), ban hành Công văn số 317/SGDĐT-GDTH về việc đăng ký tài liệu và thiết bị giáo dục cấp tiểu học năm học 2018-2019, gửi các phòng GD&ĐT yêu cầu chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổng hợp, đăng ký số lượng tài liệu, sách, thiết bị năm học 2018-2019.
Như vậy, theo chuyên gia nêu trên, với kiểu bán sách độc quyền này, phụ huynh không thể không mua sách. Khoản tiền mà họ bỏ ra cho tài liệu này là con số khổng lồ.
Có thể nhân rộng
Theo giới chuyên môn, với quan điểm, đánh giá của Bộ GD&ĐT, dễ dàng nhận thấy sau khi có kết quả của hội đồng thẩm định, tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" sẽ tiếp tục được triển khai vào nhà trường với quy mô mỗi năm một lớn hơn.
Theo Zing
Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục: Vì sao 3 chữ c/k/q đều đọc là "cờ"? Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Luỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Giáo dục (CNGD) NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị biên soạn sách Tiếng Việt lớp 1 của giải pháp Công nghệ Giáo dục (CNGD) cho hay, mục tiêu của bộ môn là học sinh phải đọc thông, viết thạo; nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, luật...