Cách dạy con tự lập, thông minh của người Do Thái
Người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất vì có tỉ lệ các nhà khoa học đạt giải Nobel đứng đầu thế giới. Cách dạy con tự lập, thông minh của người Do Thái được nhiều bậc phụ huynh khâm phục.
Trong lịch sử, người Do Thái bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ.
Ngày nay, dân số Do Thái dao động ở khoảng từ 12 đến 14 triệu. Theo báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.
Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.
Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển.
Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.
Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.
Cách dạy con của người Do Thái giữ vững các nguyên tắc:
Để trẻ tự phát triển có bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
Video đang HOT
Học đi đôi với thực tiễn (không lý thuyết suông).
Luôn tôn trọng con.
Không thỏa mãn các mong muốn của con.
Hướng dẫn, tư vấn, không bao bọc, làm thay con mọi việc.
Phương pháp dạy con của người Do Thái:
Dạy con làm việc nhà từ nhỏ tùy theo lứa tuổi (trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân).
Dạy con tư duy vượt khó.
Khích lệ, động viên con khi hoàn thành tốt một công việc nào đó (mặc quẩn áo, chải răng, làm việc nhà…).
Khuyến khích con đưa ra ý tưởng riêng, thậm chí tranh luận với người lớn.
Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động…
Để trẻ thử điều mới và hiểu rằng không phải mọi việc đều thành công.
Khi trẻ làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách giải quyết tốt hơn cho lần sau.
L.N
Theo Infonet
Để dạy con thành tài, người Do Thái đã lập ra quy tắc trong gia đình như thế nào?
Khi sống trong xã hội, con người chắc chắn phải chịu sự ràng buộc của rất nhiều quy tắc khác nhau. Những người vô nguyên tắc chính là những kẻ đáng sợ nhất.
Nhiều người tò mò lý do vì sao người Do Thái lại thông minh, giỏi kiếm tiền và đạt được nhiều thành tích nổi bật trên nhiều lĩnh vực như vậy. Phần lớn ý kiến đồng ý với quan điểm họ có được những điều đó không phải nhờ vào chỉ số IQ cao, mà vì ngay từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng ý thức về các quy tắc.
Gia đình Do Thái rất chú trọng đến việc thiết lập hệ thống quy phạm, quy tắc trong nhà ngay từ những sự việc nhỏ nhặt nhất, ví dụ như trước khi ra ngoài phải chào người lớn, gặp hàng xóm phải chủ động chào hỏi, phòng của mình phải tự mình dọn dẹp, đồ dùng chung sau khi dùng xong phải đặt về đúng vị trí cũ, ai đó cần giúp đỡ thì phải ra tay giúp đỡ họ...
Khi những hành động nhỏ nhặt đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, chúng sẽ dần tích tụ và biến thành các thói quen tốt của bản thân trẻ. Khi đó, cha mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, còn con cái cũng được hưởng lợi suốt đời. Biết phép tắc là biểu hiện của một người có tố chất tốt, và đó cũng là tố chất căn bản để một người có thể đứng vững được trong xã hội sau này. Đối với con cái, cha mẹ Israel thường lập ra hai giao ước: một là trước khi làm việc phải nói rõ nguyên tắc; hai là sau khi làm việc hoàn toàn không thỏa thuận thêm.
Mỗi ngày lễ của người Do Thái đều có những quy tắc hết sức nhỏ nhặt mà mọi người bắt buộc phải tuân thủ. Trong môi trường đó, con trẻ được mắt thấy tai nghe nên trong chúng đã dần hình thành nên một khung quy phạm, đó là một dạng kết quả của sự phát triển tự nhiên.
Quy tắc không đồng nghĩa với việc không có chủ kiến, quan trọng là phải nắm bắt được giới hạn. Người Do Thái có một phép ẩn dụ được lưu truyền rộng rãi: Trên đồng cỏ, nếu những con dê chạy nhảy trong phạm vi hàng rào, ăn cỏ, vui đùa thì đó gọi là nhanh nhẹn, người chăn dê không cần can thiệp. Nhưng nếu có con dê nào đó nhảy ra khỏi hàng rào, thì đó gọi là vô lối, người chăn dê nhất định phải thực hiện chức trách của mình để bắt con dê đó quay trở về bên trong hàng rào.
Hàng rào đó chính là nguyên tắc, bạn chỉ có thể tự do hoạt động bên trong. Duy trì các nguyên tắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giáo dục gia đình, nó không chỉ quyết định đến việc hình thành những thói quen tốt của trẻ, mà còn giúp chúng biết kính sợ, chứ không phải lúc nào cũng chỉ biết lấy mình làm trung tâm.
Nếu muốn con tuân thủ nguyên tắc thì trước tiên, cha mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc đó trước. Nếu không, bạn sẽ mất đi uy tín trong mắt con cái và hệ quả là việc dạy bảo chúng sẽ ngày một khó hơn. Làm tròn bổn phận, kiên trì nguyên tắc, đòi hỏi nghiêm khắc, tất cả những điều đó đều xuất phát từ tình yêu thương sâu đậm của cha mẹ dành cho con cái. Tình yêu đó là vô biên vô hạn, nhưng chỉ có những "tình yêu chất lượng cao" mới giúp ích cho con trên suốt chặng đường đời.
Vậy làm thế nào để lập nên những quy tắc cho con? Những quy tắc thực sự cần được hình thành từ quy phạm. Ví dụ từ mấy giờ đến mấy giờ là thời gian ăn của con. Khi trẻ còn nhỏ, chúng ta có thể cho chúng ăn theo thực đơn của chúng ta, nhưng khi chúng biết nói, chúng sẽ đưa ra những đòi hỏi và chúng ta rất dễ bị cuốn vào những đòi hỏi của chúng, lúc nào cũng chạy theo sau để thỏa mãn, làm chúng vui. Nếu vị trí bị đảo ngược như vậy thì hậu quả là con bạn sẽ trở thành những đứa trẻ vô nguyên tắc, cứng đầu, bướng bỉnh.
Muốn con thực sự hình thành được những thói quen tốt thì trước tiên phải bắt đầu bằng sự tự giác. Và sự tự giác là thứ mà cha mẹ phải truyền lại cho con từng chút từng chút một, để cuối cùng nó trở thành một phần trong con. Nếu như bạn suốt ngày chỉ làm "cần cẩu" cho con thì sự tự giác của chúng sẽ không có không gian để phát triển.
Việc nuôi dưỡng những thói quen tốt cho con phải bắt đầu từ chính những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Những sự việc có vẻ rất bình thường trên thực tế lại là những hành vi quy phạm của trẻ. Ví dụ, buổi sáng khi thức dậy, phải ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên và vui vẻ bắt đầu ngày mới; khi mở mắt ra, phải nói lời chào với bố mẹ, với một ngày mới tốt đẹp đang đợi ở phía trước chứ không phải khi cha mẹ gọi trẻ dậy thì chúng khóc lóc và vẫn nằm ỳ trên giường không chịu dậy. Tâm hồn của trẻ rất nhạy cảm với cái đẹp, khi những tia nắng đầu tiên chiếu rọi vào phòng, cảm giác đầu tiên của trẻ nên là: Hôm nay thật đẹp, mặt trời thật đẹp, thật hạnh phúc khi có bố mẹ ở bên!
Nhiều bậc phụ huynh nói rằng, buổi sáng gọi con dậy cứ như đánh trận vậy, làm sao có tâm trạng tốt được? Thực ra vấn đề nằm ở chính là do phương pháp của các bạn không đúng. Bạn hãy thử đổi lại bằng cách nhẹ nhàng đến ngồi cạnh giường nó, mở nhạc nhỏ, ví dụ như bài "Dậy đi thôi là dậy bạn ơi...", sau đó tiếp tục dịu dàng: "Bé con, con xem này, mặt trời chiếu đến mông côn rồi đây này, buổi sáng sớm thật đẹp!".
Đối với con trẻ, chúng ta cần có những định hướng đúng đắn. Hãy thử dùng những ngôn từ đẹp đẽ để nói chuyện với con, kể cả khi muốn giục chúng dậy, cũng cố gắng biểu đạt bằng những từ ngữ tốt đẹp nhất, để các con có thể cảm nhận được thế giới tốt đẹp này từ những lời nói của bạn.
Theo Trí Thức Trẻ/cafeF
Tan chảy với bộ ảnh "Gửi thời đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta" phiên bản Việt của cặp đôi trường Trưng Vương Dù bạn từng là người yêu đương nồng nhiệt hay chưa có một mảnh tình thời cấp 3 - thế nào thì cũng sẽ đứng ngồi không yên khi xem xong bộ ảnh này! Một nữ sinh có gương mặt xinh xắn, thoạt trông đã biết là rất thông minh và lém lỉnh với mái tóc ngắn ngang vai. Một cậu bạn dáng...