Cách dạy bé đánh vần ghép chữ trước khi vào lớp 1 tại nhà cực hay
Để dạy bé đánh vần ghép chữ trước khi con vào lớp 1 thì cha mẹ phải thực sự kiên nhẫn bởi bé vẫn còn trong tuổi ăn, tuổi chơi, khó có thể tập trung để học bài.
Rất nhiều cha mẹ hoang mang không biết phải làm thế nào để kèm con chuẩn bị vào lớp 1 học thật hiệu quả. Chắc chắn không thể ngày nào cũng bắt con “mài mông” cả ngày chỉ để học đánh vần, ghép chữ, nhất là lâu nay bé chẳng mấy khi bị gò bó như vậy cả.
Không ít mẹ còn dạy bé ghép vần vào lớp 1 bằng cách “nhồi cấp tốc” thật nhanh chóng nhưng cuối cùng lại chẳng mang đến hiệu quả nào. Vậy phải dạy bé cách đánh vần, ghép chữ trước khi chuẩn bị vào lớp 1 thế nào đây?
Cách dạy bé đánh vần ghép chữ đơn giản
Dạy bé làm quen với mặt chữ và dấu câu
Trước khi dạy bé ghép vần vào lớp 1, điều đầu tiên là bé cần phải thuộc dấu câu và mặt chữ. Thay vì chỉ yêu cầu bé phải học thuộc chữ và dấu câu, cha mẹ có thể sử dụng những bộ đồ chơi nhiều màu sắc thật sinh động để bé tiếp thu nhanh hơn. Sau đó, khi đang chơi, thỉnh thoảng cha mẹ lại hỏi “đây là chữ gì” hoặc “đây là dấu gì”.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể “thay đổi chiến thuật” bằng cách cho con chơi trò chơi câu cá trước. Trước tiên, mẹ hãy chọn 1 chữ cái nào đó rồi để con câu con cá có dán chữ đó, sau đó lại đổi lại. Đó cũng là động lực để con thích thú học hơn mà không quên chữ nào.
Trước khi dạy bé ghép vần vào lớp 1, điều đầu tiên là bé cần phải thuộc dấu câu và mặt chữ. (Ảnh minh họa)
Dạy bé ghép vần từ những chữ đơn giản nhất
Để bé ngay từ lần đầu đã dễ tiếp thu hơn, có một cách dạy bé ghép vần đơn giản và gần gũi nhất là ghép những chữ bé thường hay gọi hoặc nói hàng ngày như bố mẹ, bà, cái ghế, con mèo, cái bàn, cái ghế, con gà, bếp ga, đồ chơi, anh, em…
Mỗi khi đánh vần và ghép được từ nào đó, mẹ lại giúp bé tập viết thật đẹp lên mảnh giấy nhỏ rồi dán vào đồ vật. Nếu được nhìn thấy những mảnh giấy đã ghép, chắc chắn bé sẽ rất thích thú. Ngoài ra, ngay từ đầu, mẹ không nên dạy bé những từ quá xa lạ, không thông dụng, lại khiến bé khó tưởng tượng, đặc biệt là những từ dài, từ phức tạp như “ưu”, “uơ”, “uyên”, uya, oong, oăc,…
Dạy bé học đánh vần qua những trò chơi yêu thích
Video đang HOT
Những trò chơi được bé yêu thích sẽ khiến bé thấy thoải mái, hào hứng và giúp con tiếp thu nhanh chóng hơn. Chẳng hạn khi bé đang chơi đồ chơi nào đó, cha mẹ có thể dạy bé cách đánh vần tên của món đồ đó. Việc này sẽ giúp bé vừa có thể đánh vần, vừa hình dung được hình dáng thực tế của từ ngữ đó.
Những trò chơi được bé yêu thích sẽ khiến bé thấy thoải mái, hào hứng hơn. (Ảnh minh họa)
Để ôn luyện những từ bé vừa đánh vần xong, cha mẹ dạy bé ghép từ bằng cách chơi trò chơi “tìm những chữ cái bị mất”, chẳng hạn như “gà” thì chỉ còn “…à”, rồi cho bé 2 chữ cái như “d”, “g” hoặc vài lựa chọn khác và hỏi bé từ nào thì phù hợp để bé chọn và ghép. Khi bé chọn sai, cha mẹ hãy khuyến khích bé chọn lại, nếu bé chọn đúng, cha mẹ hãy vỗ tay để khích lệ tinh thần bé.
Rèn luyện mỗi ngày và thời gian học ngắn
Thời gian dạy bé ghép vần lớp 1 hoặc đánh vần tốt nhất chỉ nên khoảng 10 phút/ ngày hoặc cho bé học ngẫu nhiên nếu bé đang ở gần bảng chữ cái. Việc dạy học cũng cần được thực hiện mỗi ngày, học thời gian quá dài sẽ khiến bé mệt mỏi , việc học sẽ không có hiệu quả cao. Trẻ 5,6 tuổi thường không tập trung và ghi nhớ nhanh chóng những gì mình học. Vì vậy, cha mẹ nên dành thêm những khoảng thời gian để dạy lại các bài học cũ cho bé giúp bé ôn luyện.
Dạy bé học là cả một quá trình mà cha mẹ cần phải kiên nhẫn. (Ảnh minh họa)
5 quy tắc khi dạy bé đánh vần ghép chữ dành cho cha mẹ
- Hãy thực sự kiên nhẫn đối với trẻ, tuyệt đối không nôn nóng, không sử dụng bạo lực.
- Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý con sẽ vừa học, vừa chơi trước khi vào lớp 1.
- Hãy luôn khen ngợi và khuyến khích trẻ, có như vậy con mới thoải mái để học và tiếp thu.
- Hãy luôn nhớ, dạy bé ghép vần vào lớp 1 chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều việc cha mẹ có thể làm để giúp con phát triển ngôn ngữ.
- Hãy thường xuyên vừa học vừa ôn tập.
Dạy bé đánh vần ghép chữ từ khi mới bắt đầu làm quen cho đến khi thành thạo nếu không có phương pháp hợp lý sẽ khó vô cùng. Nhưng nếu cha mẹ hiểu được đặc điểm của trẻ nhỏ là: học mà chơi, chơi mà học, không thích ép buộc, gò bó, trẻ mới thực sự hứng thú và nhớ lâu thì lại rất dễ dàng trong việc dạy bé học.
Người thầy 'đặc biệt' gieo chữ trên lòng hồ Trị An
Gần một năm nay, cứ thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, tiếng đánh vần từng con chữ lại vang lên ở khu vực lòng hồ Trị An. Đây là lớp học đặc biệt khi người thầy là một cán bộ kiểm lâm, còn học sinh là những người lớn tuổi, thậm chí có những cụ già gần 80 tuổi sống lênh đênh trên làng bè Trị An.
Người dân được chỉ bảo tận tình từng nét chữ trong lớp dạy chữ cho những người Việt kiều Campuchia lớn tuổi trên lòng hồ Trị An.
Lớp học đặc biệt này do anh Nguyễn Hoàng Nam, cán bộ kiểm lâm, Bí thư Đoàn Thanh niên Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai sáng lập và duy trì.
Khu vực lòng hồ Trị An (trải dài trên nhiều huyện thuộc tỉnh Đồng Nai), hiện có trên 1.200 hộ sinh sống với trên 6.000 nhân khẩu. 70% trong số những nhân khẩu trên là Việt kiều trở về từ Campuchia. Do không biết chữ, hầu hết họ chỉ đánh bắt cá để kiếm sống qua ngày.
Anh Nguyễn Hoàng Nam cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán 2019, trong một chuyến đi làm từ thiện, tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên lòng hồ Trị An, anh nhận thấy có rất nhiều người không biết chữ, không thể ký tên mình khi được trao quà. Có người chỉ đánh chữ X cho nhanh, người cẩn thận hơn lăn vân tay, nhưng cũng có những người đọc tên nhờ người biết chữ viết hộ.
Anh Nam nhận thấy, mọi người không biết chữ sẽ khó khăn trong công tác bảo vệ, quản lý đánh bắt trên lòng hồ. Khi tuyên truyền về pháp luật, người dân không biết và cũng không thể tự tìm hiểu. Do đó, anh đã xin ý kiến lãnh đạo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, mở lớp dạy chữ cho những người lớn tuổi này với mục đích xóa mù, dạy cho họ biết đọc và biết viết.
Những bàn tay da nhăn nheo vẫn cố gắng luyện tập từng nét chữ.
Do đó, từ tháng 4/2019, lớp học xóa mù cho những người lớn tuổi trở về từ Campuchia trên lòng hồ Trị An được ra đời. Bước đầu những tưởng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc "chiêu sinh" cho lớp học, vì đối tượng đều là những người lớn tuổi, lao động chính trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều người rất háo hức, mong chờ từng ngày, thậm chí bỏ luôn buổi làm để được tới lớp học.
Thường ngày, những ngư dân ở đây phải dậy từ rất sớm để thu lưới, lợp, gom cá tôm đem bán, hoặc đổi lấy gạo ăn trong ngày. Tuy nhiên, cứ thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, thay vì đi thu lưới, lợp, họ lại mang theo tập vở, cây bút chì hướng về giữa lòng hồ, nơi có lớp học đặc biệt.
"Thầy Nam dặn 7 giờ phải có mặt ở lớp học, nhưng đường đến lớp xa lắm, phải tranh thủ đi chứ không kịp đâu. Mùa này do nước xuống, lòng hồ đã cạn đáy nên nhiều nơi xe máy mới chạy được, chứ vào giữa mùa mưa, nước hồ lên cao phải đi ghe gần 1 giờ đồng hồ mới tới được lớp", ông Tống Văn Rớt (54 tuổi, sống trên lòng hồ Trị An, Đồng Nai) cho biết.
Người dân được chỉ bảo tận tình từng nét chữ trong lớp dạy chữ cho những người Việt kiều Campuchia lớn tuổi trên lòng hồ Trị An.
Đặc biệt hơn, lớp học không phân biệt độ tuổi, số người trong một gia đình, tất cả mọi người chỉ cần có nhu cầu học để biết chữ đều có thể tham gia. Có những gia đình gồm bố chồng, con dâu cùng tham gia một lớp.
Chị Nguyễn Thị Nương, 34 tuổi (sống trên làng bè Trị An) cho biết, đáng lẽ là nhà có ba bố con đi học, nhưng vì tuần này chồng chị mắc bệnh nên chỉ có chị và bố chồng đi học.
"Không biết chữ khổ lắm, người ta nói gì cũng không biết, không xin được việc làm, chỉ biết bắt con tôm, con cá đổi lấy gạo sống qua ngày. Sau khi biết đọc, biết viết, vợ chồng tôi sẽ vào bờ để xin việc, không muốn sống cảnh lênh đênh sông nước nữa", chị Nguyễn Thị Nương tâm sự.
Anh Nguyễn Hoàng Nam cho biết, lớp học này mở ra đến nay cũng gần 8 tháng, dạy vào hai ngày cuối tuần. Sĩ số lớp tuy khiêm tốn nhưng duy trì khá đều, khoảng trên 10 người một lớp. Với đặc thù là dạy chữ cho những người lớn tuổi, do vậy các thầy gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cụ đã không còn minh mẫn, trí nhớ kém, tay cầm bút không được dẻo, run tay... nhưng với tinh thần, ước muốn cháy bỏng là một lần được tự tay viết tên mình nên nhiều cụ đã rất cố gắng. Đến nay, nhiều cụ ông, cụ bà đã có thể tự viết tên mình.
Anh Nguyễn Hoàng Nam trong giờ đứng lớp dạy chữ cho những người Việt kiều Campuchia lớn tuổi trên lòng hồ Trị An.
Sau thời gian triển khai, hơn 30 người lớn tuổi đã có thể "tốt nghiệp" lớp học, biết đọc chữ hoặc ít nhất là biết viết tên mình. Cụ Nguyễn Văn Lời (71 tuổi) sau hơn 2 tháng học tập, cụ đã có thể tự viết tên mình, mặc dù nét chữ còn nguệch ngoạc.
Khi được mọi người hỏi, tại sao lớn tuổi như vậy mà vẫn đi học, cụ Nguyễn Văn Lời cho biết: "Từ nhỏ tới lớn không được tiếp xúc với con chữ, cuối đời chỉ có một ước nguyện đó là có thể tự viết tên mình. Biết chữ, biết đọc, viết để mai mốt có được đi đâu đó, biết chỗ này chỗ kia, ai hỏi còn biết trả lời".
Kết thúc mỗi buổi học, những "học trò" ở lớp học đặc biệt này lại hồ hởi khoe với nhau hôm nay đánh vần được bao nhiêu chữ, có người giỏi hơn khoe đã ráp được 3 chữ lại với nhau và đọc được. Thầy Nam gọi đến tên để đánh vần đã mạnh dạn đọc dõng dạc chứ không rụt rè, sợ hãi, mặc dù không phải từ nào các cô, chú, bác cũng đọc nhanh, rõ, chuẩn được.
Những "học trò" này, ai cũng có một làn da đen rám nắng, dáng người khắc khổ, nhưng tinh thần luôn vui tươi, nói cười luôn miệng, ánh mắt của họ luôn sáng, ánh lên niềm hy vọng vào một cuộc sống mới mà không còn phải lo chạy ăn từng bữa như hiện nay.
Bài và ảnh: Lê Xuân
Theo TTXVN
Học sinh viết cam kết vì điểm thấp: Có gì tranh cãi? Theo GS Phố, cần phải phân định nhiệm vụ của nhà trường và phụ huynh, không thể đổ mọi áp lực dạy dỗ, rèn luyện học sinh lên nhà trường. Thông tin 5 học sinh lớp 6 trường THCS Lê Lợi (quận 3, TP.HCM) phải viết bản cam kết với nội dung xin lỗi vì điểm kiểm tra thấp và hứa lần sau...