Cách đây 4 năm SofM đã từng “debut” ở vị trí hỗ trợ, màn trình diễn của Duy Cầu Giấy khi đó ra sao?
SofM là một trong những tuyển thủ LMHT hiếm hoi từng chơi cả 5 vị trí, nhưng tỷ lệ thắng khi chơi hỗ trợ thì đang là 0%.
SofM sẽ chính thức chuyển sang chơi hỗ trợ trong một hoặc một số trận đấu tiếp theo của Suning tại LPL Mùa Hè 2021. Đây có lẽ là thông tin gây háo hức nhất đối với người hâm mộ LMHT thế giới, khi được chứng kiến thêm một ngôi sao hạng S nữa sau Xiaohu, ShowMaker và Ambition thử sức ở vị trí trái sở trường.
Tuy nhiên, như nhiều fan cứng của Duy Cầu Giấy cũng đã biết, đây không phải lần đầu tiên SofM thi đấu ở vị trí hỗ trợ. Anh chính thức trở thành một trong những tuyển thủ hiếm hoi trên thế giới chơi đủ 5 vị trí tại đấu trường chuyên nghiệp (Tính ở các giải đấu chính thức bao gồm VCS, GPL, LPL, CKTG).
Lần đầu tiên SofM ra sân ở vị trí hỗ trợ đã cách đây 4 năm, đó là ở trận đấu giữa Snake Esports gặp Team WE, thuộc khuôn khổ Tuần 4 Vòng bảng LPL Mùa Xuân 2017.
Snake Esports vs Team WE Highlights All Games – LPL Week 4 Day 1 Spring 2017 – SS vs WE All Games
Trong trận đấu này, SofM được SS lựa chọn là người chơi hỗ trợ đánh cặp với xạ thủ Ohq, thay thế anh ở vị trí đi rừng là tuyển thủ dự bị Mint. Rất đáng tiếc là Snake đã để thua trắng 0-2 trong trận đấu đó, nhưng chúng ta hãy cùng mổ băng để xem SofM đã thể hiện như thế nào trong vai trò hỗ trợ khi đối đầu với WE – Đội tuyển sau đó đã trở thành nhà vô địch LPL Mùa Xuân 2017:
SofM ra quân ở vị trí hỗ trợ của SS, anh chơi Lulu và Zyra trong 2 ván đấu đối đầu WE
Trong cả 2 ván đấu, SS đều lựa chọn đội hình ưu tiên khả năng bắt lẻ, ám sát đối phương. Khu vực đường dưới của họ thiên về khả năng trao đổi chiêu và cấu rỉa khi đi đường
Ở ván 1 trận gặp WE, SofM sử dụng Lulu, đánh cặp cùng Ashe của Ohq. Đây đều là 2 vị tướng khá mạnh trong meta game khi đó, và cặp đôi xạ thủ – hỗ trợ của SS đã dễ dàng có được lợi thế trước Ezreal và Karma của WE.
Chất tướng vượt trội ở đầu game giúp SS áp đảo đường dưới của WE, và sau khi có được lợi thế đi đường, SofM liên tục di chuyển vào rừng, đi hỗ trợ cho Elise của Mint, cũng như không ngại dấn sâu sang phần sân đối thủ để kiểm soát tầm nhìn.
SofM trao đổi máu rất chủ động với lợi thế về chất tướng
Thế mạnh của SofM là khả năng trao đổi sát thương. Anh nắm rất rõ chất tướng và các kèo đấu khi đi đường, nên trong ván đấu này, dù Mystic và Ben của WE là những người chủ động tấn công, nhưng Ohq và SofM vẫn giành lợi thế về máu khi chủ động đánh trả trong khi đối phương đang đợi hồi chiêu.
Lulu liên tục bám rừng giúp SS kiểm soát tầm nhìn
Tuy nhiên, dù khởi đầu như mơ với việc Talon của Zz1tai xanh sớm, và đường dưới thì áp đảo, SS vẫn để thua ván 1. Đội hình không có phương án mở giao tranh hữu hiệu (Chiêu cuối của Maokai quá dễ khắc chế, Elise chỉ có thể làm choáng đơn mục tiêu, Đại Băng Tiễn của Ashe thì cũng quá khó trúng mục tiêu) đã khiến SS rơi vào thế bị động khi kết thúc giai đoạn đi đường. WE có Cassiopeia, Ezreal, Nautilus và Karma – Đều là các quân bài giao tranh tổng cực tốt, dẫn đến việc SS không có nổi dù chỉ là một cơ hội khi bị dồn vào combat.
Sang đến ván 2, SofM sử dụng Zyra đánh cặp với Sivir. Tuy nhiên, đây là ván đấu mà diễn biến của nó không có nhiều điểm đáng bàn. WE hoàn toàn áp đảo từ đầu đến cuối. Với việc thay Ezreal bằng Jhin để đi cùng Karma, đường dưới của WE đã hoàn toàn áp đảo SS. Chất lượng đội hình cũng như chất tướng của WE đều vượt trội hoàn toàn, và SS không thể tạo nên bất ngờ trước đội tuyển này.
Về cá nhân SofM, anh vẫn duy trì đấu pháp di chuyển rộng, roam gank và cắm mắt liên tục. Nhưng bản chất là một hỗ trợ khá yếu ớt, cộng với việc đồng đội thua đường toàn diện, khả năng kiểm soát của SofM đã bị bẻ gãy hoàn toàn trong ván đấu này.
Thua cả 2 ván trước WE, SofM đang có tỷ lệ thắng 0% khi chơi hỗ trợ
Ở thời điểm hiện tại, meta game đã thay đổi hoàn toàn so với 4 năm về trước, và một trong những thay đổi then chốt đó là sự đa dụng của các vị tướng. Giờ đây, một vị tướng được coi là hot-meta hoàn toàn có thể đảm nhiệm ít nhất 3 vị trí khác nhau. Cộng với khả năng chơi đa dạng của SofM, anh hoàn toàn có thể mang Lee Sin hay Sett xuống hỗ trợ.
Nhìn vào trận thua của SS 4 năm trước, chúng ta có thể thấy 2 điểm cơ bản: Một là đội tuyển này lựa chọn đội hình không thể mở giao tranh chủ động, hai là họ không tận dụng được lợi thế đầu game. Những điểm mấu chốt này là điều mà SN sẽ phải tìm cách khắc phục nếu muốn sử dụng SofM ở vị trí hỗ trợ. Về khoản giao tranh tổng, đây là lợi thế của SN, tuy nhiên trong những trận đấu gần đây, họ lại thường tự hủy bằng cách chọn đội hình win-lane-win-game. Trong khi khả năng đi đường vốn là hạn chế của SN, để rồi khi đội hình đó không đạt được ngưỡng lợi thế như mong muốn thì SN cũng toang toàn tập trong giao tranh.
Việc tận dụng lợi thế đầu game cũng là yếu điểm của SN, vì cơ bản là họ ít khi có được lợi thế trong giai đoạn đầu. Đưa SofM xuống đánh cặp với Huanfeng có lẽ là động thái để khắc phục vấn đề này. Nếu ban/pick tốt, SofM hoàn toàn có khả năng tạo lợi thế đè đường cho khu vực đường dưới nhờ bể tướng của mình, mở ra tiền đề để View có thể kiểm soát Rồng – Một mục tiêu vô cùng quan trọng trong 20 phút đầu game.
18h chiều nay 4/7, Suning sẽ đối đầu với Royal Never Give Up – Đội tuyển mà cũng giống như WE năm 2017, hiện đang là ông kẹ số 1 tại LPL. Và đây chắc chắn sẽ là thử thách mà SofM và các đồng đội chắc chắn phải vượt qua, nếu muốn thể hiện tham vọng tranh vé đi CKTG 2021.
Hài hước: Người trong cuộc tiết lộ SofM từng khiến cả Karsa lẫn MLXG "sợ xanh mật", tranh nhau ngồi dự bị vì quá sợ phải đối đầu
Những ngày đầu tại LPL, SofM đã mang đến lối đánh mà trước đây giải đấu này chưa từng có khiến những tay chơi đi rừng nức tiếng thời bấy giờ của RNG là Karsa và MLXG cũng phải ngán ngẩm.
Cái tên SofM giờ đây có lẽ đã quá quen thuộc với fan của LMHT Trung Quốc, tuy nhiên những ngày đầu mới đến với LPL thì "Duy Cầu Giấy" thực sự là 1 nỗi khiếp sợ cho mọi người đi rừng tại giải đấu này.
Thời còn thi đấu cho Snake Esports, màn trình diễn quá đỗi ấn tượng đã giúp SofM nhận giải Tân binh xuất sắc nhất năm 2016
Đây chính là một câu chuyện như thế, qua lời kể của Letme - top laner một thời của RNG lại càng đáng cười hơn. Bởi lẽ 2 người đi rừng hàng đầu LPL thời bấy giờ là Karsa và MLXG đều hoảng loạn khi phải đụng độ SofM những ngày đầu tiên đến LPL. Đỉnh điểm nhất chính là việc tranh nhau ngồi ghế dự bị... để khỏi phải đối đầu.
Nên nhớ rằng thời điểm đó MLXG và cả Karsa đều là những người đi rừng hàng đầu LPL và được đánh giá rất cao. Tuy nhiên trước thiên phú của SofM và lối chơi cướp rừng quá kinh dị đã khiến họ cũng phải sợ sệt và không muốn bị thất bại thảm hại trước "Duy Cầu Giấy".
Trận sau gặp SofM thì em không đánh chính đâu nhé!
Cư dân mạng Trung Quốc sau khi biết câu chuyện đầy hài hước "sau cánh gà" này cũng để lại nhiều bình luận:
- "Hồi đó trông SofM hiền lành, ngây ngô vậy mà vẫn dọa được MLXG và Karsa là biết trình độ của cậu ta như thế nào rồi!"
- "Trời đất, MLXG và Karsa đã cố tình giấu kín chuyện này đi rồi mà. Hahaha!"
- "Đỉnh thật."
- "Năm đó muốn tranh nhau ghế dự bị vì sợ mất mặt với khán giả, tưởng giấu được rồi mà cuối cùng vẫn lộ hahahaha."
Câu chuyện này tính ra cũng đã 5 năm, giờ đây SofM không còn là tân binh mà đã trở thành "lão tướng" có thể dìu dắt những đàn em tại SN. Tuy nhiên cái chất "cướp bóc" đặc biệt ngày mới đến Snake Esports vẫn là thứ mà người ta mãi chẳng thể quên.
Phó giám đốc team DOTA 2 PSG.LGD phấn khích khi được SofM "like" bài viết Có vẻ như SofM cũng có kha khá "fan ngầm" trong cộng đồng DOTA 2 Trung Quốc. Mới đây, vị Phó Giám đốc của đội tuyển DOTA 2 lừng danh Trung Quốc - PSG.LGD đã đăng tải một bài viết khiến cộng đồng game thủ vô cùng thích thú. Với tư cách là một lãnh đạo, nhưng vị giám đốc này lại không...