Cách đạt 7 điểm Hóa học cho người ‘mất gốc’
Hoàng Đình Quang, người từng đạt điểm số tích lũy cao nhất ĐH Ngoại thương Hà Nội cho rằng, để đạt 7 điểm với người mất gốc môn Hóa học không quá khó, học cần có phương pháp.
Mỗi ngày mình thường bỏ ra hai giờ đồng hồ để trả lời hàng trăm tin nhắn của học sinh, vì vậy nên rất thấu hiểu nỗi băn khoăn của các em trong thời gian hiện tại. Phần lớn các em đặt câu hỏi “Em bị mất gốc vậy làm sao để đạt được 7 điểm môn Hóa học?”.
Theo mình, đề thi tích hợp hai cuộc thi THPT và đại học nên đạt được 7 điểm không phải quá khó, bắt đầu ngay từ bây giờ, trong 4 tháng bạn có thể làm được, nhưng cần học có phương pháp.
Lớp ôn thi đại học miễn phí của Đình Quang. Ảnh: Quyên Quyên.
Với môn Toán, học sinh nên vạch ra các dạng bài mức độ 7 điểm như xác suất, lượng giác, số phức, tổ hợp, hàm số, hình học không gian, bất phương trình, tích phân, đạo hàm… sau đó dành ra 3 tháng ôn luyện hết các kiến thức cơ bản của các dạng bài này và dành một tháng để ôn thi.
Các em nên chọn sách và tài liệu có đáp án chi tiết để tham khảo cách giải, không cần giải bài quá khó mà chỉ cần học chắc kiến thức cơ bản, học cách trình bày cẩn thận và đạt điểm tối đa là được.
Đối với Hóa học, Vật lý, Sinh học, các môn trắc nghiệm khác cũng tương tự. Tuy nhiên các em nên dành ra 2 tháng để luyện đề trắc nghiệm. Khi luyện đề nên dùng đề đại học chính thức các năm trước đây, bỏ qua các câu khó, chỉ làm các câu mức 7 điểm để tiết kiệm thời gian, khi làm thấy sai ở đâu, hổng kiến thức ở đâu thì bổ sung ngay, điều này sẽ giúp khắc sâu kiến thức.
Cụ thể nói về Hóa học là môn sở trường của mình. Do đề thi tích hợp chứa 70% là dễ và trung bình, trong số 50 câu thì có tới 30 câu vận dụng lý thuyết.
Vì vậy muốn đạt điểm 7,8 môn Hoá đối với các em mất gốc không hề quá khó, quan trọng nhất chính là học thật kỹ lý thuyết. Hãy đọc 3 cuốn sách giáo khoa hoá học trong vòng 2 tuần, cứ đọc thôi, cố gắng ghi nhớ.
Sau đó làm các đề đại học từ năm 2007-2015 từng câu một và so với đáp án, sai chỗ nào, hổng lý thuyết chỗ nào thì lại đọc sách giáo khoa để bổ sung lại, như vậy sẽ nhớ lâu kiến thức, không cần làm những câu quá khó.
Các em có thể tham khảo cuốn sách Công phá đề thi quốc gia môn Hóa để dùng 4 phương pháp Số đếm, trung bình, bảo toàn e, bảo toàn khối lượng, giúp đạt 8 đến 8,5 một cách cực kỳ dễ dàng.Trong cuốn sách cũng có giải chi tiết tất cả các bài tập cũng như tổng hợp toàn bộ lý thuyết chắc chắn sẽ hữu ích cho các em mất gốc với mục tiêu 7,8 điểm trong 4 tháng còn lại.
Cách làm bài thi trắc nghiệm
Video đang HOT
Đối với môn thi trắc nghiệm, học sinh nên làm từ đầu đến cuối để tiết kiệm thời gian vì nếu làm cách câu thì sẽ rất mất thời gian vì đọc đề nhiều lần và hay ghi nhầm đáp án lên phiếu trắc nghiệm, rất tai hại. Khi làm một câu mất hơn 2 phút mà không ra đáp án thì hãy dùng bút tích lên đầu câu trắc nghiệm và ngay lập tức chuyển sang câu khác để duy trì tốc độ làm bài, ghi nhớ là dễ thì dễ chung, khó thì khó chung.
Sau khi giải quyết hết một lượt 50 câu, các em quay lại để làm các câu có dấu tích, việc tích dấu này giúp các em xác định nhanh chóng những câu mà mình chưa có đáp án chính xác. Lượt thứ 2 này cũng làm như lượt thứ nhất, tuy nhiên với những câu không ra đáp án thì hãy cố gắng tìm ra đáp án “chính xác nhất mà mình có” hoặc thử đáp án cho nhanh.
Nên đặt đồng hồ để báo khi còn 5 phút để chuyển đáp án vào trong tờ phiếu đáp án, sau đó soát lại xem mình đã điền đúng ô từng câu hay chưa, tránh điền lệch.
Nói chung, các em nghi nhớ, hãy điền toàn bộ đáp án các câu chưa biết làm trong thời gian 5 phút vì dù sao vẫn còn xác suất chính xác, không nên bỏ phí. Quan trọng nhất của trắc nghiệm là duy trì tốc độ làm bài và ổn định tâm lý, tránh hoang mang.
Khi đọc đề nên dùng bút đánh dấu vào các cụm từ ” gây nhiễu” để tránh hiểu nhầm đề bài và đánh dấu vào các cụm từ “thông tin” để hiểu chính xác yêu cầu của bài. Ví dụ, trong một bài Hoá học, đề cho “sau một thời gian phản ứng” thì tức là phản ứng không hoàn toàn, cả 2 chất tham gia đều dư. Hoặc đề cho “tìm số công thức cấu tạo của chất” thì tức là không tính đồng phân hình học, khi đi thi cần gạch vào đề khi nhìn những cụm từ như vậy.
Trong Toán học thì việc quan sát kỹ các điều kiện xác định của bài toán là rất có ý nghĩa trong việc chọn nghiệm, bỏ nghiệm. Nói chung, hãy làm một số đề thi và tìm ra những cụm từ “gây nhiễu” phổ biến để luyện tập việc gạch chân những cụm từ này.
Sai lầm khi làm bài là những sai sót có thể khiến các em học sinh mất điểm khi thi. Đối với các môn tự luận như Toán chẳng hạn, việc trình bày chính xác và đủ ý là cực kỳ quan trọng. Nhiều em hay mắc sai lầm là chỉ làm ra đáp số còn không chú ý đến cách trình bày, dễ mất điểm.
Các em cần làm chính xác và trình bày đạt điểm tối đa các câu dễ và trung bình thì mới mong được điểm cao, nếu làm nhanh mà trình bày sai hoặc thiếu ý thì chắc chắn điểm sẽ thấp.
Đối với các môn trắc nghiệm cũng vậy, sai lầm phổ biến là chỉ làm câu khó, câu tính toán mà làm ẩu những câu dễ và những câu lý thuyết.
Thực tế cho thấy, các câu dễ và lý thuyết có mức điểm bằng với những câu khó tính toán dài, vậy thì tại sao lại phải lãng phí thời gian để làm những câu khó trong khi chỉ mất vài chục giây để ra đáp án chính xác cho một câu dễ? Các em ghi nhớ, khi đi thi, chỉ có công bố tổng điểm từng môn, chẳng ai công bố bạn đã làm bao nhiêu câu dễ, bao nhiêu câu khó.
Hoàng Đình Quang (sinh năm 1994) tại huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình là sinh viên năm thứ tư, khoa Kinh tế Đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Năm 2012, cậu thi đỗ ngôi trường mơ ước với 29,5 điểm, giành ngôi á khoa. Quang được nhiều người biết đến trong thời điểm đầu năm 2015, đạt số điểm lích lũy tại trường là 3,98/4 – cao kỷ lục trường Ngoại thương.
Đình Quang là tác giả của cuốn sách Công phá đề thi quốc gia môn Hóa, được đông đảo học sinh trên toàn quốc yêu mến. Chàng sinh viên có nhiều hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng như mở lớp ôn thi đại học miễn phí.
Theo Zing
Hàng loạt trường không có học sinh chọn thi Lịch sử
Tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử 0% là số liệu thống kê ban đầu của nhiều trường THPT tại Hà Nội. Điều đáng nói, con số này không còn xa lạ những năm gần đây.
Năm 2016, để xét công nhận tốt nghiệp, học sinh phải đăng ký thi tối thiểu bốn môn, trong đó có ba môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một môn tự chọn trong số Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Theo khảo sát, nhiều trường THPT trên địa bàn Hà Nội không có thí sinh nào chọn môn Lịch sử.
Số đông thí sinh chọn Địa lý
Nhà giáo Ưu tú Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng trường THPT Wellspring Hà Nội, cho biết, 5 năm từ khi thành lập trường đến nay, chưa khi nào có học sinh chọn môn Lịch sử để thi xét tốt nghiệp.
Mặc dù vẫn rất nhiều em thích học Lịch sử, phương pháp dạy của trường đã có nhiều đổi mới nhưng nhìn vào khối lượng kiến thức với nhiều con số, sự kiện, học sinh nhận thấy chọn Địa là phương án tốt hơn. Địa lý cũng là môn khoa học xã hội nhưng mang tính chất của khoa học tự nhiên, dễ học, dễ đạt điểm.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015, có phòng thi chỉ vài thí sinh thi Lịch sử. Ảnh: Anh Tuấn.
Tại trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội, Hiệu trưởng Nguyễn Tu Tập thông tin, trường đã cho học sinh đăng ký môn thi tạm thời ngay từ học kỳ 1. Ngoài môn bắt buộc, phần lớn các em chọn Địa lý, sau đó đến Vật lý, Hóa học, Sinh học. Toàn trường không em nào đăng ký Lịch sử.
Năm 2015, theo thống kê của Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng, Bộ GD&ĐT, chỉ 15,3% học sinh đăng ký dự thi Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Ông Tập đánh giá, lựa chọn môn thi là nguyện vọng của học sinh, nhà trường không có quyền bắt buộc các em. Vì được đăng ký sớm nên các em có định hướng học tập, tuy nhiên, giai đoạn này vẫn có học sinh hỏi ý kiến thầy cô để thay đổi nguyện vọng.
"Chúng tôi tư vấn các em có thể thay đổi môn thi theo quy định của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên, nên có tư tưởng kiên định để việc ôn tập được đảm bảo tốt nhất", ông Tập nói.
PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Lương Thế Vinh - chia sẻ, theo thống kê ban đầu, không có học sinh lớp 12 nào lựa chọn môn Lịch sử. Ông cũng cho biết thêm, không chỉ riêng năm học này mà từ ba năm trước, trường không có thí sinh chọn thi Lịch sử. Phần lớn các em đều học khối A.
Nhà trường cũng sớm có định hướng ôn tập cho học sinh ngay từ đầu năm học, vì vậy, không cần chờ đến thi thử mới có thể biết được tỷ lệ học sinh lựa chọn môn thi.
Theo Hiệu trưởng Lưu Danh Chiêm, trường THPT Tây Đô (Bắc từ Liêm, Hà Nội) có 120 thí sinh đang theo học khối 12. Đa số các em đều chọn môn Địa lý, không ai chọn Lịch Sử. Trước đó, năm 2015, trường có thí sinh duy nhất chọn môn thi này và đạt điểm số cao.
Ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) chia sẻ, học sinh chỉ chọn hai môn Vật lý và Hóa học.
Xu thế chung
Ông Lưu Danh Chiêm không chắc chắn nguyên nhân học sinh trong trường lại thờ ơ với môn Sử. Ông phán đoán: "Học sinh một phần chọn Địa lý vì có số liệu và thông tin dễ nhớ. Mặt khác, nhiều em còn thi theo phong trào, nên chọn theo số đông".
Vị hiệu trưởng này bày tỏ, nhà trường sẽ tiếp tục tìm hiểu lý do học sinh không chọn Lịch sử để có sự tư vấn tốt nhất cho các em và phụ huynh.
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử trường THPT Phan Bội Châu, Nghệ An - người có nhiều kinh nghiệm trong nghề - khẳng định, học sinh không chọn môn học này vì xu thế chung. Chúng ta không vì lựa chọn của các em mà đánh giá giới trẻ ngày càng chán Lịch sử. Trên thực tế, nhiều học sinh thích học và khám phá môn này nhưng không chọn thi vì sợ điểm thấp, khó làm bài.
Không chọn Lịch sử cũng nằm trong xu thế xã hội ngày càng coi nhẹ các môn khoa học xã hội. Thêm nữa, sách giáo khoa Lịch sử hiện còn nhiều bất cập, lỗi thời, thi cử chưa thật sự phù hợp... Một lý do quan trọng nữa là hình ảnh người thầy "thủy chung" với cách dạy thầy đọc trò chép, triệt tiêu tư duy sáng tạo của học trò, khiến các em chán nản.
Thầy Hiếu đánh giá, người thầy dạy Sử tài năng là biết "thổi hồn" vào những tiết học và khơi dậy khả năng tư duy của học trò từ những sự kiện, con số khô khan.
Còn GS Phan Huy Lê, người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, khẳng định, chương trình giáo dục Lịch sử đang bắt trẻ "lao dịch" để phục vụ thi cử, nội dung sách giáo khoa áp đặt.
"Sách giáo khoa có nội dung chung chung ta thắng, địch thua, khiến học sinh nhàm chán là điều đương nhiên. Thực chất, chương trình Lịch sử của bậc phổ thông hiện nay là giáo trình rút gọn bậc đại học", GS Phan Huy Lê phân tích.
Mặt khác, ông cũng cho rằng: "Một triệu dân chỉ cần vài trăm em học chuyên sâu về môn Lịch sử bậc đại học. Vị trí của môn này lên cao không cần lấy số lượng mà cần những người giỏi".
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên thăm dò nguyện vọng đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016 của học sinh.
Theo đó, các trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tổ chức thăm dò hai nội dung: Học sinh dự thi để xét tuyển đại học, cao đẳng hay chỉ để xét tốt nghiệp THPT và các môn đăng ký dự thi.
Theo Zing
Người phụ nữ giành hai giải Nobel từng muốn làm giáo viên Marie Curie là người đầu tiên giành hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, bà du học Pháp với dự định theo đuổi nghề sư phạm thay vì cống hiến cho ngành khoa học. Marie Curie (1867 - 1934) là một nhà Vật lý và Hóa học người Ban Lan - Pháp. Bà nổi tiếng qua những nghiên cứu...