Cách chữa vết loét miệng và giảm đau nhanh
Lở miệng cho thấy cơ thể bạn đang trong tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, bị nhiệt, táo bón, dư thừa a xít hoặc thiếu dưỡng chất.
Ảnh: Shutterstock
Khi bạn bị lở loét ở giữa lưỡi, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung vitamin B (có trong cá, thịt gia cầm, thịt, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa). Nếu bị lở miệng liên tục kèm chảy máu nướu răng, bạn cần tăng cường nạp a xít folic (từ cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, cam, nho, bơ…), vitamin C (từ cam, quýt, ổi, đu đủ…) và bioflavonoid (từ dâu tây, bông cải xanh, tỏi, cam quýt, xoài, đu đủ…).
Bên cạnh đó, có một số cách chữa vết loét miệng và giảm đau nhanh như sau:
Dùng baking soda (bột nở). Tính chất kiềm trong bột nở khử a xít gây đau nhức. Bột nở cũng giúp diệt vi khuẩn, giảm viêm, giúp vết loét mau lành. Bạn có thể thử phương pháp điều trị tại gia này bằng cách súc miệng bằng 1 muỗng bột nở pha với nửa chén nước. Lắc đều hỗn hợp này rồi mới súc miệng. Thực hiện 2 lần/ngày.
Video đang HOT
Nhai rau húng quế chữa loét miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần nhai vài lá húng quế cùng với nước khoảng 3 – 4 lần/ngày, giúp ngăn loét miệng tái phát.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm dịu vết loét và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Mật ong có khả năng làm giảm sẹo cũng như đẩy nhanh quá trình tăng trưởng mô mới. Thoa mật ong trộn với bột nghệ lên vết loét, vết thương sẽ mau lành.
Hoa cúc có đặc tính khử trùng, có thể dùng súc miệng vì giúp loại bỏ vết lở loét. Lấy một ít hoa cúc đặt vào ly nước, ngâm và dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày.
Bạn có thể đặt một túi trà ướt lên chỗ bị loét. Trà đen chứa tannin có khả năng làm giảm đau.
Lấy một ít lá rau mùi nghiền nát để tạo thành nước. Sau đó, thoa nước này lên vết loét miệng. Tương tự với lá ổi. Liệu pháp này giúp chữa lành vết loét nhanh chóng.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Thực phẩm kết hợp với sữa tốt cho sức khỏe
Bổ sung quế, mật ong, bột nghệ vào sữa sẽ giúp món ăn này trở thành phương thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Quế: Theo The Health Site, quế không chỉ mang lại hương vị lạ, thơm ngon cho sữa, mà nó còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà không tăng thêm lượng calo nào cho cơ thể. Ảnh: Lindawagner.
Mật ong: Thêm mật ong nguyên chất vào sữa là cách tốt nhất để làm dịu cơn đau bụng và cải thiện tiêu hóa. Bạn cũng có thể uống hỗn hợp này khi bị cảm lạnh hay ho. Ảnh: Wellbeingsupport.
Hạt chia rất giàu chất xơ, protein, canxi và axit béo omega-3. Bạn có thể thêm một muỗng hạt chia vào ly sữa lạnh để phát huy tác dụng của nó. Ảnh: Ifoodreal.
Bột nghệ: Thêm một nhúm bột nghệ vào cốc sữa ấm có thể giúp bạn giảm cơn ho mãn tính. Các đặc tính khử trùng và làm se của bột nghệ kết hợp với công dụng làm dịu của sữa sẽ giảm ho nhanh chóng. Ảnh: Nutritionaloutlook.
Húng quế: Sự kết hợp sữa với húng quế có thể giúp thư giãn hệ thần kinh và giảm căng thẳng. Chỉ cần thêm 3-4 lá húng quế vào cốc sữa và đun sôi, để nguội bớt rồi uống. Ảnh: Thehealthsite.
Phương Mai
Theo Zing
Stress, bạn hay thù?! Thường có ăn có chịu. Không già néo khó đứt dây. Giọt nước nhỏ xíu vẫn tràn ly dễ dàng khi ly đã đầy ắp. Muốn đừng quá đậm đặc, chỉ còn nước pha loãng. Ai nắm được nguyên tắc này, người đó có cơ may đồng hành với stress cho hết... 99 năm! Kẹt chỉ ở chỗ sống chung với stress nói...