Cách chia ổ hợp lý để tăng tốc độ máy tính
Với mục đích tăng cường hiệu năng của hệ thống cũng như cải thiện tốc độ đọc ghi và thơi gian truy cập dữ liệu, nhiều người thường nghĩ đến việc sử dụng ổ cứng thể rắn. Ổ cứng truyền thống sử dụng đĩa từ thực sự là một rào cản không nhỏ đối với hiệu năng tổng thể của một chiếc máy tính. Ngay cả khi kết hợp với bộ vi xử lý khủng cùng bộ nhớ lớn nhưng đáp ứng dữ liệu từ HDD chậm sẽ kéo theo sự tụt giảm của cả hệ thống. Do đó việc nâng cấp lên SSD thường mang lại sự thay đổi đáng kể về mặt hiệu năng. Tuy nhiên với đa phần người dùng thì những chiếc SSD vẫn còn quá đắt, vì vậy giải pháp tình thế chính là cố gắng cải thiện khả năng của HDD.
Tốc độ truy cập của HDD phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm vật lý mà dữ liệu được lưu trữ trên phiến đĩa do cơ chế làm việc quay và dùng đầu đọc. Như vậy tìm được nơi có khả năng lưu trữ tốt nhất chính là chìa khoá để tối ưu hoá ổ đĩa cứng của bạn.
Tìm nơi lưu trữ tối ưu và dùng nó làm phân vùng chính
Về cơ bản, chúng ta sẽ đi tìm khu lưu trữ tối ưu và tách thành một khu riêng dành cho file hệ thống và các phần mềm. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ hỏi tại sao lại phải làm như vậy? để một phân vùng to có phải lưu được nhiều thứ hơn không? Xin được trả lời rằng nếu làm như vậy, lượng dữ liệu tích luỹ trong quá trình sử dụng máy tính sẽ vô tình chiếm mất khu vực có tốc độ truy xuất cao và đẩy các file ứng dụng, file thực thi cài sau xuống phần tồi hơn, làm giảm hiệu năng của hệ thống khi sử dụng đến các phần mềm đó.
Quay trở lại với mục tiêu đặt ra ban đầu là tìm nơi lư trữ tối ưu, để có thể làm được việc này, bạn sẽ cần phải có phần mềm bench điểm như HD Tune hay HD Tach (ở đây dùng HD Tune). Nhằm xác định chính xác khả năng của thiết bị, chiếc HDD sẽ được gắn vào một hệ thống có sẵn như một ổ cứng thứ cấp. Sau đó hãy chạy chương trình benchmark.
Trong thử nghiệm ở bài viết này, HDD được sử dụng là Western Digital Velocriaptor 1TB 10.000 rpm. Ổ cứng này có tốc độ trải từ 210 MB/s tới 116 MB/s, như vậy là chiếc ổ này có khả năng đọc ghi dữ liệu ở vòng ngoài phiến đĩa nhanh hơn rất nhiều so với phía trong. Chúng ta sẽ sử dụng phần tốt nhất để tạo phân vùng chính dùng cho việc cài đặt hệ điều hành cũng như các phần mềm. Các dữ liệu khác (các dữ liệu ít dùng tới) có thể được lưu trữ trong phần còn lại của chiếc ổ.
Để tạo phân vùng chính tại phần có tốc độ đọc ghi tốt nhất bạn có thể dùng chương trình quản lý đĩa cứng có sẵn của hệ điều hành (với Window 7 là Disk Management) hoặc phân vùng ổ đĩa khi cài hệ điều hành mới. Dung lượng phần chính cũng khá quan trọng, bạn nên chọn vùng đĩa có tốc độ đồng đều để đạt hiệu quả tốt. Trong trường hợp thử nghiệm, 200 GB là tốt nhất, vì thế ta sẽ nhập số 204.800 MB (200 x 1024) vào phần tạo phân vùng.
Thử nghiệm hệ thống sau khi đã thực hiện xong các bước tối ưu
Video đang HOT
Sử dụng các chương trình benchmark là HD Tune 5.0 và PC Mark 7 trên phân vùng mới tạo của ổ đĩa cứng WD 1TB thử nghiệm, chúng ta thu được kết quả:
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ trung bình cũng như thời gian truy cập dữ liệu đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên hiệu năng của hệ thống chỉ tăng chút ít, chỉ khoảng 2%. Như vậy, cách tối ưu HDD không thể đem lại cho bạn hiệu năng hệ thống vượt trội như nâng cấp hẳn lên SSD được, tuy nhiên nó cũng đem lại đôi chút hiệu quả cho hệ thống.
Nếu như bạn vẫn chưa có tiền để nâng cấp hoàn toàn thì tối ưu những gì đang có là một phương án rất đáng lưu tâm, đôi khi một chút hiệu năng cũng đem lại sự khác biệt trong sử dụng thực tế.
Theo ICTnew
SSD và HDD, nên chọn loại ổ cứng nào?
Trước đây người sử dụng máy vi tính cá nhân (Desktop và Laptop) gần như chỉ có một sự lựa chọn duy nhất trong việc chọn lựa ổ cứng, đó là HDD (Hark Disk Drive). Nguyên nhân là do hiện tại thế giới vẫn chỉ có 2 công nghệ lưu trữ dữ liệu là dùng vật liệu từ hoặc chip nhớ. Trong đó công nghệ sử dụng từ tính rẻ hơn và phổ biến hơn hẳn - sản phẩm áp dụng công nghệ này chính là HDD.
Trong vài năm gần đây, ổ cứng sử dụng công nghệ chip nhớ đã đạt được những bước tiến lớn trong việc giảm giá thành cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm. Hiện tại số tiền bỏ ra để có được một chiếc SSD (Solid State Drive) đã hạ xuống khá gần với HDD chứ không còn cách biệt một trời một vực như trước kia nữa. Có nhiều hãng sản xuất laptop cũng như desktop đã sử dụng ổ cứng thể rắn trong sản phẩm của họ, đồng thời cũng có nhiều công ty tung các loại SSD ra thị trường khiến người tiêu dùng có thêm lựa chọn bên cạnh HDD truyền thống.
Khác biệt về mặt công nghệ:
HDD truyền thống sử dụng một chiếc đĩa từ tính để lưu trữ dữ liệu, trung tâm chiếc đĩa là một động cơ quay. Để có thể đọc và ghi dữ liệu trên đĩa, các nhà sản xuất sử dụng một đầu mảnh. Và điều khiển tất cả là một bộ vi mạch ở ngoài, chúng có nhiệm vụ điều khiển đầu mảnh đọc ghi vào đúng vị trí trên đĩa từ khi nó đang quay với tốc độ khá cao (thường là 5400 hoặc 7200 vòng/phút) đồng thời giải mã các tín hiệu từ tính thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được.
SSD có cấu tạo hoàn toàn khác biệt, chiếc ổ này là một bo mạch được gắn chip nhớ (thường là chip flash) có khả năng lưu trữu dữ liệu lâu dài mà không bị mất khi ngắt nguồn điện. Do chip nhớ sẽ chết sau số lần đọc ghi nhất định nên bộ điều khiển SSD ngoài nhiệm vụ giải mã dữ liệu còn có công dụng điều khiển chip nào sẽ được dùng trong mỗi lần transfer data.
So sánh ưu nhược điểm của 2 loại ổ cứng:
- Tốc độ: SSD có tốc độ đọc ghi dữ liệu vượt trội so với HDD do cách thức hoạt động của chip nhớ tốt hơn nhiều so với đĩa từ. Trong khi chip nhớ khởi động lên là có thể làm việc ngay thì đĩa từ còn cần thời gian để động cơ quay đạt được đúng tốc độ. Bạn có thể kiểm chứng điều này một cách dễ dàng trong thực tế, máy tính dùng SSD mất vài giây để sẵn sàng, trong khi HDD tốn hàng phút. Điểm số đo đạc khi copy dữ liệu của SSD cũng cao hơn hẳn so với HDD.
- Phân mảnh: Do cấu tạo đĩa từ, đầu đọc ghi và động cơ quay nên HDD chỉ thực sự làm việc hiệu quả với các tập tin lớn được lưu trữ liền kề, nếu như dữ liệu bị phân bố rải rác trên phiến đĩa, sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể đọc được toàn bộ chúng và ghép lại. Trong khi đó SSD không hề quan tâm đến vấn đề này, dữ liệu có thể load đồng loạt ở nhiều chip nhớ khác nhau. Rõ ràng ổ cứng thể rắn chiếm ưu thế hơn hẳn.
- Độ bền: Các linh kiện động cơ quay và đầu đọc dữ liệu của HDD dễ dàng bị tác động bởi ngoại lực bên ngoài như rung lắc, rơi... khiến chúng bị sai lệch dẫn đến ngưng hoạt động hoàn toàn, mặc dù dữ liệu có thể vẫn cứu được nhưng chiếc ổ thì mất khả năng vận hành. SSD không có bộ phận chuyển động nào, do đó chiếc ổ cũng như dữ liệu hoàn toàn có khả năng sống sót sau những tác động vật lý từ bên ngoài (tất nhiên là không quá mạnh).
- Tiếng ồn: Hiển nhiên là HDD sẽ phát ra tiếng động khi làm việc bởi động cơ quay và sự di chuyển của đầu đọc. Trong khi đó SSD im lặng tuyệt đối trong mọi trường hợp, đơn giản vì hoạt động tín hiệu điện không phát ra tiếng.
- Giới hạn sản phẩm: Những con chip nhớ flash được sử dụng trong SSD sẽ chết sau một số lần đọc ghi nhất định, còn đĩa từ của HDD có số lần đọc ghi gần như là vô hạn, nó cũng sẽ bị bad khi đọc ghi quá nhiều lần trong thời gian ngắn nhưng nhìn chung thì HDD có thể có tuổi thọ cao hơn SSD trong điều kiện sử dụng thường xuyên.
- Giá thành: So với HDD cùng dung lượng, một chiếc SSD thường đắt hơn tới 6 - 7 lần. Có thể nói rằng đây chính là lý do khiến HDD vẫn còn chỗ đứng trên thị trường linh kiện máy tính.
Chọn lựa loại ổ cứng nào?
Từ cái nhìn tổng quát về ưu và nhược điểm của ổ cứng thể rắn và ổ cứng truyền thống, chúng tôi xin đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn ổ cứng cho từng đối tượng bạn đọc:
Nên dùng HDD:
- Người download nhiều và thích lưu trữ dữ liệu giải trí như phim ảnh nhạc. Chi phí để mua những ổ SSD có dung lượng cao thực sự là rất lớn, mà lợi ích nó mang đến lại không cần thiết cho lắm.
- Người làm lĩnh vực đồ hoạ. Photographer và Video editer thường phải lưu trữ lại một lượng dữ liệu tranh ảnh và phim khổng lồ, cũng như đối tượng ở trên, chi phí cho không gian lưu trữ lớn với SSD là quá cao.
- Người dùng phổ thông. Nếu bạn không phải dùng máy khi di chuyển, không cần tốc độ đọc ghi khủng thì rõ ràng bỏ một đống tiền ra mua SSD để bench điểm cho vui là một việc làm lố bịch.
Nên dùng SSD:
- Người hay phải di chuyển trong khi làm việc. Rõ ràng việc đảm bảo cho sự an toàn của dữ liệu trong tình trạng rung lắc là một việc tối quan trọng. Nếu như ổ cứng đột ngột ra đi, công việc của bạn sẽ gặp rắc rối lớn.
- Người cần tốc độ xử lý dữ liệu cao, làm lĩnh vực đồ hoạ hoặc kỹ sư. Bạn có thể thấy ở trên tôi đã nói người làm lĩnh vực đồ hoạ nên dùng HDD, nhưng thực tế thì nhóm người này nên dùng cả SSD lẫn HDD, HDD cho lưu trữ và SSD dùng làm ổ chính chứa các file thực thi. Như vậy vừa có không gian lưu trữ vừa đảm bảo được tốc độ tiến trình làm việc.
- Người yêu âm thanh. Những ai yêu thích thưởng thức âm nhạc thì nên sử dụng SSD, đơn giản vì nó không phát ra tạp âm nào trong quá trình hoạt động.
Trong thời điểm hiện tại, tuy rằng giá SSD đã giảm rất nhiều tuy nhiên thực tế thì không phải ai cũng có thể mua được. Vì thế nhiều nhà sản xuất ổ cứng đã nghĩ ra phương pháp kết hợp giữa 2 loại ổ: có cả đĩa từ lẫn chip nhớ. Dữ liệu ít được sử dụng sẽ được lưu trữ ở phần đĩa từ và các file thực thi được đặt ở chip nhớ. Cách này vừa giảm được giá thành sản phẩm vừa đem ưu điểm của SSD tới thị trường phổ thông. Hi vọng trong tương lai gần những chiếc ổ cứng lai sẽ được bán phổ biến trên thị trường.
Theo ICTnew
Kinh nghiệm vàng khi chọn mua ổ cứng ngoài Ổ cứng ngoài (HDD) đã trở thành một linh kiện không thể thiếu đối với người dùng văn phòng. Mặc dù vậy nhiều người vẫn chưa biết cách chọn mua chúng. Mục đích sử dụng của ổ cứng ngoài là lưu trữ. Hiển nhiên các tiêu chí cần chú ý là dung lượng lưu trữ (tính bằng GB) tốc độ sao lưu dữ...