Cách chế biến rươi lạ miệng, ngon tuyệt cú mèo
Cách chế biến rươi thường thấy là làm chả rươi vỏ quýt. Tuy nhiên với 2 cách chế biến rươi lạ miệng dưới đây, bạn sẽ trầm trồ khen ngon.
Dân Việt hướng dẫn bạn 2 cách chế biến rươi lạ miệng: rươi kho và canh rươi.
Những món ăn chế biến từ rươi rất đa đạng, ngoài những món quen thuộc như chả rươi, nem rươi, súp rươi…bạn có thử làm món rươi kho và canh rươi.
Với cách làm đơn giản, nguyên liệu kết hợp dễ kiếm, bạn sẽ có món ăn từ rươi vừa độc lạ vừa thơm ngon. Dân Việt sẽ hướng dẫn cách làm hai món ăn này như sau:
1. Cách chế biến rươi lạ miệng: Rươi kho
Nguyên liệu
- Rươi: 800g – 1kg.
- Lá gừng: 1 nắm.
- Măng đắng: 300g
Cách chế biến rươi lạ miệng: Nguyên liệu làm rươi kho gồm rươi, khế chua, lá gừng, mỡ lợn và măng đắng
- Thịt mỡ lợn: 100g
- Khế chua: 1/5 quả (lượng khế chua tùy vào độ chua theo ý muốn.)
- Gia vị gồm có: mắm, hạt tiêu, bột nêm, bột ngọt (tùy chọn), đường tùy khẩu vị.
- Măng đắng kết hợp với rươi rất thích hợp vì rươi làm măng hết đắng, măng làm rươi hết tanh.
Cách làm
*Sơ chế nguyên liệu:
Video đang HOT
- Rươi làm sạch, rồi đánh nhuyễn hoặc không tùy sở thích.
- Măng đắng: thái sợi, chần qua nước sôi.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Làm rươi kho thì lá gừng cần băm nhỏ
- Lá gừng thái sợi hoặc băm vụn.
- Thịt mỡ thái lát mỏng chừng 3 mm
- Khế chua cũng lạng mỏng, thái sợi.
*Kho rươi
Cách chế biến rươi lạ miệng: Lớp mỡ lợn dưới đáy, rồi măng đắng, rồi lá gừng.
- Đầu tiên xếp 1 lớp thịt mỡ dưới đáy niêu đất, tiếp đến là 1 lớp toàn bộ măng, lớp thứ 3 là khế chua và 1/2 lượng lá gừng.
- Nêm nếm mắm, muối, tiêu, đường tùy khẩu vị, nhưng kho thì hơi mặn xíu cũng không sao.
Cách chế biến rươi lạ miệng
- Tiếp theo, đổ xâm xấp nước vào các lớp nguyên liệu trên, đun đến sôi. Nếu muốn tạo lớp rõ ràng, lớp mỡ lợn vẫn ở đáy niêu, nên đổ nước xâm xấp.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Nước xâm xấp, đợi sôi, rồi cho rươi vào
- Nước sôi, nếm xem vừa vị rồi, lúc này, tiến hành đổ rươi vào niêu. Sở dĩ cần làm sôi nồi nước măng trước, để khi đổ rươi vào, rươi đóng bánh luôn mà không bị nát vụn.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Rươi đã vào nồi, thêm lá gừng nữa, sôi lửa nhỏ vài tiếng
- Sau khi cho rươi vào niêu, trải 1/2 lượng lá gừng còn lại lên trên, kho lửa liu riu 2 – 3 tiếng, đến khi cạn nước là được.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Rươi lên màu nâu vàng đẹp mắt mà không cần bất cứ thứ nước màu nào
*Yêu cầu thành phẩm:
- Món rươi kho có vị mặn vừa, ngọt bùi, thơm phức, xém cạnh càng ngon.
2. Cách chế biến rươi lạ miệng:
Canh rươi
Nguyên liệu:
- Rươi
- Măng đắng
- Lá gừng
- Hạt tiêu
- Gia vị, tiêu, ớt
- Khế chua
- Lá lốt
Cách chế biến rươi lạ miệng: Canh rươi
Cách làm:
- Phi thơm hành, xào cà chua, khế chua, măng đắng, nêm nếm gia vị thêm nước vào rồi đun sôi (nếu dùng nước luộc gà càng ngon).
- Con rươi ướp qua cùng gia vị sau đó múc từng muôi rươi vào nồi nước dùng sôi. Rươi sẽ lập tức đóng bánh vào luôn.
Cách chế biến rươi lạ miệng
- Muốn ăn cay có thể thêm hạt tiêu, ớt tươi vào. Rươi chín, thêm lá lốt, lá gừng thái sợi vào là xong.
- Món canh rươi có cách chế biến đơn giản nhưng thành phẩm thơm ngon, ai cũng nên ăn thử một lần.
Về Hải Dương nhớ thưởng thức món quà quê "rồng đất"
Được mệnh danh là "rồng đất" hay "sâm đất", con rươi của vùng đất Hải Dương ngày nay không chỉ là món quà quê mà nó còn có mặt trong thực đơn ở những nhà hàng cao cấp.
Chả rươi là một trong những món ăn phổ biến nhất khi nhắc về con rươi. Ảnh minh họa: Internet
Rươi là loài vật có ngoại hình giống giun đất, chưa kể đến thời điểm thu hoạch, từng đàn rươi bò lúc nhúc cũng đủ khiến những ai gan dạ cũng phải có chút e dè. Cách đây 10 năm, rươi tồn tại nhiều nhưng do những ảnh hưởng môi trường sống mà ngày này chúng ngày càng ít đi. Chính vì thế, tại các thành phố lớn, món ăn từ rươi luôn luôn được yêu thích và nhiều khi phải đặt trước mới có mà thưởng thức.
Về vùng sống, rươi thường ở vùng nước lợ, nơi có cửa sông đổ ra biển thuộc một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh... Thế nhưng, con rươi ngon và nổi tiếng nhất cả nước là rươi ở vùng sông nước lợ tại Kinh Môn, Tứ Kỳ, Hải Dương, nơi mà dòng nước được phù sa bồi đắp, môi trường sống thuận lợi.
Thông thường, mùa rươi thu hoạch rơi vào tháng 9 đến tháng 12, khi gió heo may đã về, vườn cam quýt bên các bờ sông đã mọng nước. Người người mang lưới mang rổ đi hớt rươi nổi lên vui như trẩy hội. Đến nay thì rươi được nuôi trong các trang trại mới đủ sản lượng cung cấp ra thị trường.
Khi tới nhà hàng gọi món, rươi được đầu bếp chế biến, mùi thơm bay lan tỏa khắp nơi, kích thích vị giác thực khách, mong chờ sớm được thưởng thức. Trong các món về rươi thì chả rươi có lẽ là phổ biến nhất bởi nó phần nào giữ được vị tươi, thanh ngọt tự nhiên của rươi.
Để làm chả rươi thì nhất định con rươi là không thể thiếu, tiếp đến, cần có đôi quả trứng gà ta, thêm ít vỏ quýt tươi thái mỏng cùng ít lá lốt, mùi tây. Tất cả nguyên liệu đem đánh nhuyễn rồi cho thêm vài con rươi vào và quết thành chả. Khi ăn chỉ việc thả từng miếng chả trong chảo dầu sôi, chiên đến khi giòn lớp vỏ ngoài là có thể thưởng thức.
Ngoài chả rươi, người ta còn chế biến rươi thành canh rươi, rươi kho, nấu chua, mắm rươi hay nem rươi. Có thể nói, rươi không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn chất chứa trong đó những tinh hoa của những đất phù sa trù phú, màu mỡ.
Tết này, về Hà Đông ăn riêu rươi Trước nay tôi vẫn đinh ninh rằng, ngoài chả rươi ra thì chẳng có món nào khác được chế biến từ rươi cả. Vậy mà tôi đã nhầm cho tới khi được về Hà Đông. Bữa cỗ trưa ấy chúng tôi được gia chủ mời món riêu chế biến từ rươi, ngon và lạ. Đúng là "từ thuở bé đến giờ mới được...