Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Mọi người đều có thể bị bệnh sốt xuất huyết nhưng hay gặp là trẻ em, nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh SXH có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong đó triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40oC hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên.
Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, có thể áp dụng chườm khăn ấm giúp trẻ hạ sốt.
Chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp.
Video đang HOT
Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: có trẻ thấy nổi mẩn, phát ban dưới da (thể nhẹ), có trẻ xuất hiện nốt xuất huyết, hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng; có trẻ lại nôn hay đại tiện ra máu (xuất huyết nội tạng là thể nặng). Tuy nhiên, có những trẻ bị SXH nhưng lại không hề có một triệu chứng xuất huyết nào. Dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là sốc xuất huyết.
Bệnh SXH được chia làm 4 độ từ nhẹ tới nặng. Ở độ 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết; độ 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết; ở độ 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và độ 4 thì đã bị sốc nặng. Trẻ SXH độ 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với độ 2, tùy trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.
Cách chăm sóc trẻ SXH
Khoảng 70% trẻ SXH được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú sau khi được thầy thuốc thăm khám). Trong trường hợp này, cần cho trẻ nằm nghỉ tuyệt đối, uống nước đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu, thực hiện đúng đơn thuốc của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh.
Về nghỉ ngơi và dinh dưỡng: Trẻ cần nằm nghỉ trong phòng thoáng mát. Tuyệt đối không ra mưa, ra nắng, không đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt những vẫn có vẻ khỏe mạnh. Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh SXH thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống oresol (để bù nước) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ăn no quá.
Về thuốc: Trong bệnh SXH, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thông thường paracetamol (với nhiều tên khác nhau như acemol, cetamol, efferalgan, panadol) không bao giờ cho trẻ dùng các thuốc nhóm aspirine như aspegic, aspro… chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác (có trường hợp dẫn đến tử vong). Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh SXH mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Trường hợp trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp lau mát; nếu sờ hai bàn chân trẻ thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân.
Phòng ngừa sốt xuất huyết
Cách phòng ngừa bệnh SXH đơn giản là chống muỗi đốt. Cụ thể diệt muỗi, diệt loăng quăng và chống muỗi đốt. Việc đầu tiên là giữ cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo vì tối tăm ẩm thấp là những điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú và phát triển. Việc thứ 2 là phát quang bụi rậm quanh nhà, đậy kín lu vại, dọn các vũng nước sau mưa, vỏ lon, lọ, lốp xe… vì đó là nơi muỗi tới sinh nở. Mọi người phải nằm ngủ trong màn để tránh muỗi đốt. Khi nghi ngờ bị SXH, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Khuyến cáo đặc biệt
Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít; tay, chân lạnh; da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát, đó là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
BS. Trần Kim Anh
Theo suckhoedoisong
Cách chăm sóc trẻ quai bị tại nhà
Con trai tôi 7 tuổi, bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám, được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chữa tại nhà.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên tôi rất lo lăng vì nhiều người nói bị quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ khi bị căn bệnh này.
Ngô Văn Sĩ (Lào Cai)
Quai bị là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi). Quai bị do virut gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời. Nếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm: sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn; viêm não hoặc viêm màng não: thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ. Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà: hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng.
BS. Văn Bàng
Theo suckhoedoisong
Chuyên gia chỉ cách đối phó căn bệnh tấn công trẻ trong mùa đông, sốt cao vật vã 39 - 40 độ 2 tuần trở lại đây, lượng bệnh nhi nhập viện vì cúm mùa tăng vọt. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần khoa tiếp nhận từ 100-130 bệnh nhi được chẩn đoán cúm với mức độ nặng khác nhau. Bỗng dưng sốt cao vật vã, bệnh nhi được chẩn đoán cúm A Đến ngày 6/12, bệnh...