Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị mắc sởi
Con gái tôi vừa được chẩn đoán mắc sởi. Tôi và gia đình nên chăm sóc cháu như thế nào để phòng ngừa biến chứng và lây lan cho mọi người?
Con gái tôi vừa được chẩn đoán mắc sởi. Tôi và gia đình nên chăm sóc cháu như thế nào để phòng ngừa biến chứng và lây lan cho mọi người?
Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Bệnh sởi do virus sởi gây ra, lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Khi trẻ nhỏ mắc bệnh sởi, những điều cha mẹ cần làm bao gồm:
Cho trẻ phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
Trẻ nên được cách ly ít nhất 5 ngày sau khi phát ban
Hạ sốt cho con nếu sốt trên 38,5 độ C. Có thể cho trẻ dùng thuốc giảm ho
Hàng ngày vệ sinh da, răng – miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn
Rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm
Trẻ cần được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước ( dung dịch oresol, nước quả tươi), không nên kiêng khem quá mức.
Cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ. Sởi có khả năng lây truyền cao qua đường hô hấp, nên khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người, tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Các biện pháp bảo vệ cá nhân như dùng khẩu trang, hóa chất sát trùng cũng giúp phòng ngừa lây lan sởi.
Các trường hợp nghi sởi hoặc mắc sởi phải được phát hiện sớm và thực hiện cách ly. Khi trẻ có những biểu hiện của bệnh sởi, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi
Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.
Video đang HOT
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rôm sảy
Rôm sảy là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu do tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, khi tiết mồ hôi nhiều, đặc biệt vào mùa nóng, các lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến ứ đọng mồ hôi dưới da, hình thành các nốt rôm sảy.
Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ rôm sảy như: môi trường nóng bức, ẩm ướt; mặc quần áo quá chật, bí; sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp...
Ngoài ra, chế độ ăn uống kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và việc bài tiết mồ hôi. Cả hai đều là yếu tố phát sinh và làm nặng thêm tình trạng rôm sảy.
Một chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, da dễ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có rôm sảy.
Bên cạnh đó, nếu thực đơn hằng ngày của trẻ có nhiều thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt khiến cơ thể nóng bức, đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Ăn thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt dễ gây rôm sảy.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ bị rôm sảy
BSCKII. Nguyễn Thị Kim Oanh - Khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rôm sảy cần tăng cường nước, khoáng chất, vitamin trong rau củ quả, hạn chế đồ ngọt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, giàu vitamin C, A, E, kẽm... có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bảo vệ da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, từ đó giảm nguy cơ bị rôm sảy.
Người bị bệnh rôm sảy nên ăn những thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt như rau xanh, trái cây giúp cơ thể bài tiết mồ hôi tốt hơn và giảm bớt tình trạng rôm sảy. Bổ sung thực phẩm cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột như sữa chua để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cần hạn chế ăn các thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt như: các loại thịt đỏ, đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu...), đồ ăn nhiều dầu mỡ (đồ chiên rán, thức ăn nhanh...), đồ ngọt (nước ngọt có gas, bánh kẹo, kem...).
Theo BS. Trần Đồng (BV Sản Nhi Vĩnh Phúc), nguyên tắc xử trí bệnh rôm sảy là giữ cơ thể mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da.
Ngoài các biện pháp vệ sinh da, tránh làm trầy xước các mụn để phòng ngừa nhiễm trùng da, cần cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mát, nhiều vitamin. Cho trẻ uống đủ nước, hạn chế uống các loại nước ngọt. Có thể uống nước ép trái cây, nước sắn dây, nước chanh, nước cam...
Dưới đây là một số dưỡng chất cần thiết cho người bị rôm sảy:
Uống đủ nước
Nước giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và giúp da bài tiết mồ hôi tốt hơn, từ đó làm giảm bớt tình trạng rôm sảy. Người bị rôm sảy nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc nước canh rau.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ da chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh...
Vitamin A
Vitamin A giúp da khỏe mạnh, mềm mại và mịn màng. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: cà rốt, khoai lang, gan động vật, trứng, sữa...
Vitamin E
Vitamin E chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác hại của môi trường gây bệnh rôm sảy. Nguồn thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: dầu thực vật, các loại hạt, bơ...
Kẽm
Kẽm hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp da nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hàu, sò, cua, thịt bò, các loại hạt...
3. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho trẻ bị rôm sảy
Các loại rau xanh có tính mát
Rau mồng tơi có tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp trẻ bài tiết mồ hôi tốt hơn.
Rau bina có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm dịu da.
Rau cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Rau má có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và làm mát da, giúp giảm ngứa và làm dịu da cho trẻ.
Rau diếp cá có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ.
Trái cây
Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi... chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Dưa hấu chứa nhiều nước, thanh nhiệt, giải độc và cung cấp độ ẩm cho da.
Dưa lê chứa nhiều nước, thanh nhiệt, giải độc và làm mát da.
Thanh long chứa nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Dâu tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt, một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong dâu tây bao gồm vitamin C và carotenoids, lutein và carotenes được chứng minh có lợi cho sức khỏe và làn da.
Nước trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C tốt cho trẻ bị rôm sảy.
Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột vì nó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Nước rau má
Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng làm món ăn, nước uống mát bổ trong mùa hè. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu... dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa mụn nhọt, rôm sảy...
Người bị rôm sảy có thể dùng khoảng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước uống, nếu khó uống thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.
Bị bệnh sởi dùng thuốc gì? Sởi là một bệnh hô hấp do virus, rất dễ lây lan, có thể gây ra các triệu chứng sốt, phát ban, ho, sổ mũi và đỏ mắt, chảy nước mắt... Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Tiêu chảy nặng (dẫn đến mất nước), nhiễm trùng tai, khó thở, viêm phổi, mù lòa và viêm não...