Cách chăm sóc trẻ bị phát ban
Sốt phát ban là bệnh hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Hầu hết những nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5-7 ngày.
Nhận biết và phân biệt
Sốt phát ban (Roseola: ban màu hồng) là một bệnh trẻ em thường mắc phải. Bệnh chủ yếu do các loại virus gây nên, điển hình nhất là virus sởi ( bệnh sởi), virus Rubella (bệnh Rubella hay bệnh sởi Đức), ngoài ra còn nhiều loại virus khác có khả năng gây sốt phát ban cho trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ chưa có miễn dịch chống lại chúng.
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt phát ban, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Biểu hiện của sốt phát ban là khoảng thời gian trước khi bị phát ban, trẻ sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, biểu hiện rõ ràng nhất là hay quấy khóc. Tiếp đến là trẻ sốt. Sốt phát ban do sởi thường là sốt cao, kèm ho, chảy mũi, mắt đỏ, sau khi có các triệu chứng đó vài ngày sẽ phát ban toàn thân. Riêng bệnh Rubella, trẻ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ và ban xuất hiện rất nhanh, có thể 1 ngày đã nổi ban khắp da trên cơ thể. Hầu hết trẻ sốt phát ban có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng.
Biến chứng của sốt phát ban thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu và có thể biến chứng nặng hơn là viêm não. Các loại sốt phát ban khác kể cả ban của bệnh Rubella thường lành tính, ít gặp biến chứng. Tuy nhiên, với bệnh Rubella gặp ở phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi (sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều dị tật bẩm sinh ở mắt, tim, não).
Theo dõi nhiệt độ cơ thể và hạ sốt đúng cách cho trẻ.
Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà
Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Nếu trẻ sốt từ 38 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol loại đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng theo chỉ định của bác sĩ, 4-6 giờ 1 lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.
Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Khi trẻ ho, nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, quất chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…
Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: Giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.
Video đang HOT
Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng bằng cách tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn.
Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, không nên để trẻ bị lạnh.
Không nên kiêng khem cho trẻ quá mức sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng.
Trẻ bị sốt phát ban chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau: Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban. Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê. Trẻ bị co giật. Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở…
Các bệnh thường gặp về tai và cách phòng tránh hữu hiệu
Con người khi chào đời ai cũng đều có hai... tai. Chức năng chung của tai là nghe. Các loài động vật chỉ nghe được tiếng động và một số âm thanh được huấn luyện.
Viêm tai ngoài.
Tai người có thể nhận biết và phân biệt các loại âm thanh có giai điệu bằng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau... Ngoài chức năng nghe, tai còn có trách nhiệm... làm đẹp và đóng một vai trò quan trọng khác mà không phải ai cũng biết...
Cấu trúc và vai trò
Chữ tai nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra đây là một hệ thống có cấu tạo rất phức tạp và tinh vi. Các nhà chuyên môn gọi tai là hệ thống ốc tai tiền đình.
Hệ thống này được chia thành 3 phần rõ rệt là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài nằm lộ thiên hai bên thái dương và ngoài hộp sọ, trong khi tai giữa và tai trong lại nằm sâu vào bên trong khoang xương sọ.
Tai ngoài: Có nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn truyền âm thanh. Nó gồm vành tai và ống tai ngoài. Vành tai có ít mạch máu, nó được cấu tạo chủ yếu bởi sụn và da che phủ.
Qua quá trình tiến hóa, vành tai có các đường cong và xoắn để thu nhận âm thanh từ mọi hướng và khuếch đại chúng lên để có thể nghe được một cách rõ ràng. Ống tai nối từ vành tai đến màng nhĩ. Đây là một đường ống hơi cong, hướng lên trên và nghiêng về trước, khi tới gần màng nhĩ thì lại hướng xuống.
Ở phía ngoài ống tai có các sợi lông nhỏ và tuyến nhờn có nhiệm vụ sản xuất ráy tai để tạo độ ẩm và bảo vệ phần tai bên trong khỏi các tác nhân xâm nhập gây bệnh. Khi da bong và ráy tai khô, các sợi lông nhỏ âm thầm chuyển động đẩy các "phế phẩm" này ra phía cửa tai.
Tai giữa: Cấu tạo tai giữa rất phức tạp, bao gồm: Màng nghĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và 3 xương nhỏ là xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Màng nhĩ là lá chắn giữa tai ngoài và tai giữa. Đây là một màng rất mỏng, hình bầu dục và hơi lõm ở giữa. Màu sắc trong mờ hơi xám hoặc trắng sáng. Soi tai có thể nhìn xuyên qua được.
Hòm nhĩ là một hốc xương gồ ghề được bao bọc bởi xương thái dương, phía trước thông với mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, phía trong thông với tai trong. Hòm nhĩ là khoang đựng các xương búa, xương đe và xương bàn bàn đạp.
Đây là hệ thống xương thính giác có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ và tai trong. Vòi nhĩ còn gọi là vòi Eustache có cấu tạo rất đặc biệt, khoảng 1/3 trên là xương và 2/3 dười là sụn.
Vai trò của vòi nhĩ là cân bằng áp lực của hòm nhĩ với tai ngoài. Do đó vòi nhĩ chỉ mở khi ngáp hoặc khi nuốt. Ngoài ra, vòi nhĩ luôn luôn đóng kín.
Tai trong: Gồm các bộ phận ốc tai, tiền đình và các ống bán khuyên.
Ốc tai là một ống xương xoắn chứa chất dịch và mang hạch thần kinh. Khi âm thanh từ tai giữa qua hệ thống xương thính giác truyền đến gây chuyển động chất dịch, tác động lên các tế bào lông trong ốc tai phát xung điện truyền qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ. Nhờ vậy mà ta nghe được âm thanh.
Tiền đình là một khoang hình bầu dục, phình ở giữa, chứa các túi nhỏ, phía sau thông với các ống bán khuyên. Mỗi tai có 3 ống bán khuyên trước sau và bên nằm thẳng góc với nhau. Chúng góp công cùng tiền đình nhận dạng sự chuyển động và giữ vững sự thăng bằng cho cơ thể khi di chuyển.
Các bệnh thường gặp
Bệnh về tai gây đau nửa đầu.
Ù tai: Đây là biểu hiện mà gần như ai cũng đã từng gặp một hoặc nhiều lần trong đời. Chỉ có người bệnh cảm nhận được sự bất thường về âm thanh đang phát trong tai và kể ra với mọi người hoặc với thầy thuốc. Ù tai thường đơn âm, đơn điệu và... chán ngắt.
Nhưng cũng có những trường hợp âm thanh nghe có vẻ "lãng mạn" hơn như tiếng chuông, tiếng dế, tiếng sóng biển và thậm chí là tiếng hơi nước phì phà qua lỗ nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân gây ù tai. Một số nguyên nhân có thể được giải quyết nhanh chóng để hết ù tai. Các nguyên nhân bao gồm tiếng ồn lớn (đặc biệt là kéo dài), ráy tai nhiều gây tắc nghẽn, cấu tạo các xương trong tai bị biến đổi do bệnh lý hoặc tuổi tác, rối loạn chức năng vòi Eustache, chấn thương vùng đầu mặt cổ, u dây thần kinh thính giác, dị dạng hoặc xơ vữa mạch máu vùng đầu cổ.
Ngoài ra ù tai còn gặp ở các bệnh nhân tăng huyết áp, hội chứng Meniere (rối loạn thính lực), khối u các khu vực lân cận tai và tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị cũng gây ù tai hoặc làm cho ù tai trở nên nặng nề hơn.
Trừ nguyên nhân ráy tai nhiều gây ù tai có thể tự giải quyết, người bệnh tốt nhất đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để phát hiện sớm nguyên nhân gây ù tai và tùy theo nguyên nhân mà sẽ có hướng giải quyết thích hợp.
Viêm tai giữa cấp tính: Đây là bệnh lý ở vùng tai giữa. Nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào vùng tai giữa gây ra. Bệnh thường đi đôi với các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Đau tai, chảy dịch là các biểu hiện điển hình khiến cho người bệnh phải khám. Ngoài ra còn có thể có các biểu hiện khác như sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ. Do đó trong Nhi khoa có nguyên tắc trẻ bị tiêu chảy cần khám kỹ hai tai.
Bệnh viêm tai giữa cấp tính có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi. Do trong độ tuổi này cấu trúc và chức năng của tai trẻ chưa hoàn thiện, tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập hơn ở trẻ lớn và người lớn.
Một số yếu tố nguy cơ được đề cập bao gồm tiền sử gia đình có nhiều người bị viêm tai giữa, trẻ chỉ bú sữa bình mà không bú sữa mẹ, môi trường nhiều khói thuốc...
Tuy ít gặp, nhưng có một biến chứng nặng nề của viêm tai giữa cấp tính là viêm tai xương chũm. Ngoài ra còn có viêm mê nhĩ, viêm xương đá, viêm màng não...
Điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nhỏ tai. Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm. Một số trường hợp cần chích nhĩ để tháo mũ giảm sự đau nhức cho người bệnh.
Việc chủng ngừa cho trẻ cũng góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính. Cần cho trẻ bú mẹ hơn là bú sữa bình và thực hiện không khói thuốc trong những gia đình có trẻ nhỏ.
Điếc: Điếc còn gọi là mất thính lực hay khiếm thính là trường hợp người bệnh không nghe được gì cả hoặc nghe được một số âm thanh nhưng rất kém. Một số trường hợp có thể nghe được nhưng phải nói rất to. Trong chuyên môn, điếc được chia thành 3 loại là điếc do dẫn truyền (liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa), điếc do thần kinh (liên quan đến tai trong) và điếc hỗn hợp (kết hợp cả hai loại).
Tình trạng lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày cũng có thể gây giảm thính lực hoặc điếc hoàn toàn. Các nguyên nhân khác gây điếc là do bẩm sinh, các xương trong tai phát triển bất thường, thủng màng nhĩ hoặc do ảnh hưởng của một số thuốc điều trị. Ngoài ra, điếc còn có yếu tố di truyền.
Nếu điếc do ảnh hưởng của thuốc điều trị thì ngưng sử dụng thuốc một thời gian thì thính lực có thể được hồi phục. Điếc do thủng màng nhĩ thì sau vá màng nhĩ có thể nghe thấy được rõ hơn. Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra thính lực.
Nếu điếc sẽ có biện pháp can thiệp sớm giúp trẻ phát triển được tốt hơn. Việc sử dụng máy trợ thính cho người bị điếc là biện pháp phổ biến để gia tăng sức nghe cho người bệnh, giúp họ có một cuộc sống bình thường.
Ngoài ra, còn có thể phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử thay thế các bộ phân trong tai bị hư hỏng.
Các phương pháp bảo vệ
Tránh tiếng ồn hoặc hạn chế tối đa sự tiếp xúc với tiếng ồn. Sử dụng phương tiện bảo vệ như các loại chụp tai, nút làm bằng silicon, nhét tai bằng bông gòn cũng ngăn chặn được tác động của tiếng ồn gây ảnh hưởng đến thính lực của tai.
Nghe nhạc với lượng âm thanh vừa phải. Hạn chế sử dụng tai nghe, nhất là nghe với cường độ âm thanh lớn. Ngưng ngay việc sử dụng các loại thuốc gây giảm thính lực và tham vấn bác sĩ để có những lời khuyên tốt hơn. Khi bị suy giảm thính lực cần đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và giải quyết sớm nếu có thể.
Có nên dùng xilanh bơm nước muối rửa mũi cho bé? Giai đoạn trẻ nhỏ từ 6 tháng đến vài tuổi thường bị sổ mũi, ngạt mũi, thậm chí là bị liên tục. Nếu không có viêm nhiễm mà chỉ là sổ mũi dị ứng, thì giải pháp phổ biến để giải phóng đường thở là rửa mũi bằng nước muối. Bé nhà tôi 10 tháng tuổi, thời tiết ẩm thấp, nên cháu hay...