Cách chăm sóc người bệnh tim mạch trong mùa dịch COVID-19
Người bệnh tim mạch là một trong những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19.
Vì sao người bệnh tim mạch dễ mắc COVID-19?
Theo thống kê của WHO ( Tổ chức Y tế Thế giới): Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch chiếm hơn 10%, tiếp đó là tiểu đường lớn hơn 7%. Số còn lại đứng đầu trong danh sách là người mắc bệnh hô hấp mãn tính, còn ở người bình thường là 0,9%. Điều đó cho thấy nguy cơ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch là cao nhất và cao gấp 10 lần người bình thường.
Ảnh minh họa
Lý do người bệnh tim mạch mắc COVID-19 tử vong cao là bởi khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt bệnh tim tiềm ẩn và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu và cơ tim dẫn tới cơn đau tim, rối loạn nhịp, hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim cấp.
Bên cạnh đó, chức năng tim đã suy yếu, người bệnh vốn đã khó thở, mệt mỏi vì bệnh tim mạch sẵn có, nay lại càng khó thở hơn vì COVID-19 gây hội chứng viêm phổi cấp, khiến họ không đủ sức chống chọi với dịch bệnh. Nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2 tiến triển bệnh của họ sẽ nặng hơn, khả năng hồi phục cũng khó khăn so với người bình thường.
Vì thế, ở thời điểm này, người bệnh tim mạch cần đặc biệt chú trọng việc nâng cao sức khỏe và bảo vệ trái tim của mình.
Cách bảo vệ và chăm sóc người bệnh tim mùa dịch COVID-19
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm COVID-19, Bộ Y tế có khuyến cáo tất cả người dân hạn chế tối đa ra ngoài, luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tiếp xúc ít nhất 2m, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, thường xuyên vệ sinh nhà cửa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những người mắc bệnh lý nền tim mạch chỉ tuân thủ theo các nguyên tắc trên là chưa đủ. 8 hướng dẫn đặc biệt quan trọng dưới đây là thông tin cần thiết để người bệnh tim mạch biết cách phòng tránh dịch bệnh tốt nhất.
Ảnh: Vientimmach
Chọn thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho tim mạch để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch Covid-19.
Chọn thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch: Các thực phẩm có thế kể đến như: Bông cải xanh, măng tây, cá, các loại đậu, hạt chia, hạt lanh…
Luôn lắng nghe cảnh báo từ cơ thể
Không phải ai nhiễm COVID-19 cũng sốt, ho, khó thở. Mỗi người bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau. Đặc biệt ở người bệnh tim mạch, đôi khi triệu chứng bệnh bị che lấp bởi các bệnh lý nền. Bởi vậy, người bệnh tim mạch cần cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể ở dưới đây:
Ảnh: Vientimmach
Đi bộ thường xuyên
Một số nghiên cứu cho biết 30 phút đi bộ/ngày có thể giúp bạn giảm 18% nguy cơ phát triển bệnh mạch vành. Đồng thời, thói quen đi bộ 180 phút/tuần cũng giúp bạn giảm 35% rủi ro nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh các môn tập nhẹ nhàng, bạn cũng có thể kết hợp vận động trong sinh hoạt hàng ngày như làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, vui đùa với người thân… Những hoạt động này cũng giúp cho những ngày cách ly xã hội trở nên ý nghĩa hơn.
Đeo khẩu trang khi cần thiết
Đeo khẩu trang thường xuyên để phòng ngừa dịch bệnh lây lan tuy nhiên, người bệnh tim mạch được khuyến cáo chỉ nên đeo khẩu trang khi thật sự cần thiết.
Chuẩn bị thuốc tim mạch luôn bên mình
Bạn nên tập thói quen uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý giảm liều hay ngưng thuốc ngay cả khi cảm thấy đỡ. Nếu sử dụng thêm một số loại thuốc khác hay kết hợp thực phẩm bổ sung, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn chuyển biến phức tạp nên bạn cần dự trữ lượng thuốc đủ dùng trong thời gian cách ly xã hội.
Ảnh minh họa
Dành thời gian thư giãn mỗi ngày
Người mắc bệnh tim chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm lý do đó cần thư giãn để duy trì tâm lý thoải mái và ngăn chặn tình trạng tăng nhịp tim.
Đi khám khi thấy dấu hiệu bất thường
Bạn cần phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cả bệnh tim lẫn bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 để có thể kịp thời điều trị.
Rét về đêm và sáng sớm, người dân Thủ đô lưu ý biện pháp bảo vệ sức khỏe
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ yếu nên sáng sớm 10-12, thành phố Hà Nội không mưa, có sương mù nhẹ và rét, nhiệt độ thấp nhất vùng trung tâm 14-17 độ C, các vùng còn lại phổ biến 12-15 độ C.
Ảnh minh họa
Đến trưa và chiều 10-12, thành phố Hà Nội giảm mây, trời nắng, nhiệt độ tăng thêm 7-8 độ C, dao động ở mức 21-24 độ C.
Từ ngày 11 đến 13-12, thành phố Hà Nội không mưa, rét về đêm và sáng sớm; trưa và chiều có nắng, nhiệt độ tăng nhưng không vượt quá 26 độ C; độ ẩm không khí thấp nhất ở mức 65-70%, cao nhất 72-77%.
Từ ngày 14 đến 15-12, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh yếu nên thành phố Hà Nội có mưa nhỏ rải rác; nhiệt độ giảm thêm 1-4 độ C so với những ngày trước đó, thấp nhất ở mức 16-20 độ C.
Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày rét, người dân Thủ đô, đặc biệt là người cao tuổi, mắc bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp... lưu ý giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo dày, đi tất, đeo khẩu trang.
Trước khi ra ngoài trời vào ban đêm và sáng sớm, người dân nên mở cửa từ từ để cơ thể thích ứng chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời; tránh luồng không khí lạnh đột ngột xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Ngoài ra, người dân cũng cần uống nước ấm, ăn đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể...
Ô nhiễm không khí ở miền Bắc kéo dài, 5 cách cần làm để bảo vệ sức khỏe Tình trạng ô nhiễm không khí sẽ kéo dài nhiều ngày tới ở miền Bắc với quy luật ô nhiễm nghiêm trọng vào đêm và sáng, trưa chiều được cải thiện. Ô nhiễm không khí ở miền Bắc có thể kéo dài Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air ghi nhận chất lượng không khí các tỉnh miền Bắc nước...