Cách chăm sóc người bệnh cúm

Theo dõi VGT trên

Tôi nghe nói bệnh cúm nguy hiểm, nhưng cũng có thông tin lại đánh giá, bệnh cúm có thể tự khỏi, không cần dùng thuốc. Vậy chăm sóc người bệnh cúm thế nào cho phù hợp?

Nguyễn Thị Hằng (Hòa Bình)

Cách chăm sóc người bệnh cúm - Hình 1

Ảnh minh họa

Cúm là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Bệnh cúm dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…

Nếu bị cúm nhẹ, không sốt hoặc sốt dưới 38 độ C, người bệnh có thể chữa trị ở nhà bằng cách uống nhiều nước, súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không cần dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, không có tác dụng phòng và trị virus cúm (trừ trường hợp có bội nhiễm).

Nếu bệnh nhân cúm sốt cao trên 38,5 độ C, thì cần dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) theo đúng liều lượng quy định. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn cảm cúm, bệnh nhân ho nhiều, tức ngực, khó thở, sốt cao thì cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời, vì rất có thể người bệnh đã bị bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Tình trạng này hay gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, người làm việc với cường độ cao. Khi đó người bệnh sẽ có chỉ định dùng kháng sinh (nhóm cephalosporin, beta lactam…) tùy theo tình trạng bệnh của từng trường hợp. Với bệnh nhân cúm sốt cao kèm tiêu chảy (đi hơn 5-7 lần/ngày) thì cần bổ sung dung dịch oserol qua đường uống hoặc được chỉ định truyền dịch khi cần thiết.

Nguy hại khi tự ý cho trẻ dùng Tamiflu

Tamiflu có thể giúp giảm thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm. Tuy nhiên, loại thuốc này không chữa khỏi bệnh cúm và nguy cơ mang đến rất nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ nếu không được sử dụng đúng cách.

Nguy hại khi tự ý cho trẻ dùng Tamiflu - Hình 1


Không phải bệnh nhân cúm nào cũng dùng thuốc Tamiflu. Ảnh minh họa.

Nhận biết bệnh cúm

Video đang HOT

Cuối năm 2019, số bệnh nhân mắc cúm A tại Việt Nam tăng mạnh, bao gồm người già và trẻ nhỏ. Do đó, không ít gia đình mua thuốc Tamiflu về "tích trữ" để dùng khi cần. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, lạm dụng thuốc Tamiflu sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt khiến tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, bệnh cúm hay cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, ghi nhận các trường hợp mắc quanh năm.

Đặc biệt, vào mùa đông, hay giao mùa đông xuân, số bệnh nhân, trong đó chủ yếu là trẻ em mắc cúm gia tăng. Việc thay đổi thời tiết thất thường khiến cho sức đề kháng cơ thể mỗi người, nhất là trẻ em bị giảm xuống... tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm dễ dàng lan truyền.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cúm là căn bệnh lây nhiễm khắp mọi nơi. Thống kê cho thấy, có khoảng từ 9 triệu - 45 triệu người mắc bệnh cúm mỗi năm. Thông thường, người mắc cúm sẽ gặp hàng loạt các triệu chứng bao gồm: Sốt, ho, ớn lạnh, mệt mỏi, đau người và chảy nước mũi.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, nếu nhận thấy một người mắc bệnh cúm, bác sĩ có thể đề nghị dùng Tamiflu để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Daisy Dodd - bác sĩ bệnh truyền nhiễm nhi của Kaiser Permanente ở Nam California (Mỹ), cho biết: "Tamiflu (oseltamivir) là một loại thuốc kháng virus. Loại thuốc này sẽ làm giảm sự nhân lên của virus cúm, miễn là chúng được dùng trong vòng 48 giờ sau khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng".

Nữ chuyên gia này giải thích rằng, virus cúm phải nhân lên trong tế bào người để tồn tại. Trong khi đó, Tamiflu hoạt động bằng cách ngăn chặn sự nhân lên của virus, làm giảm thời gian của bệnh khoảng 24 giờ.

Việc điều trị sớm bằng Tamiflu có thể giúp tình trạng bệnh nhẹ hơn. Nhờ đó, làm giảm số ca nhập viện và tử vong do cúm. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là Tamiflu không thực sự chữa khỏi bệnh cúm.

Ai nên dùng Tamiflu?

Nguy hại khi tự ý cho trẻ dùng Tamiflu - Hình 2


Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần chú ý phòng bệnh cho trẻ. Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lý giải, 80% - 90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài liên tục, tổn thương phổi mới cần nhập viện điều trị. Không phải bệnh nhân cúm nào cũng dùng thuốc Tamiflu. Những trường hợp mắc cúm nhẹ không cần thiết phải uống Tamiflu, bệnh sẽ tự khỏi.

Tiến sĩ Patt cho biết, Tamiflu được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị cúm nặng. Ngoài ra, những bệnh nhân được coi là có nguy cơ cao gặp các biến chứng của cúm cũng nên sử dụng loại thuốc này. Nữ chuyên gia đã đưa ra một số ví dụ về những người có thể sử dụng Tamiflu, bao gồm trẻ em dưới 2 tuổi. Đây là nhóm có nguy cơ cao mắc các biến chứng đe dọa đến tính mạng như viêm phổi và mất nước.

Bên cạnh đó, người trên 65 tuổi hoặc mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, bệnh phổi, bệnh tim hoặc thiếu hồng cầu cũng có thể dùng Tamiflu. Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con, cũng như bất kỳ ai dùng thuốc có thể ức chế hệ thống miễn dịch đều dùng được Tamiflu khi bị cúm.

Cũng theo Tiến sĩ Dodd, một số phụ huynh cũng yêu cầu cho trẻ sử dụng Tamiflu nếu điều đó có thể giúp bệnh nhi phục hồi nhanh hơn. Bởi, một số trẻ có cha mẹ quá bận rộn. Họ không thể vừa làm việc và chăm sóc con khi trẻ bị ốm.

Tác dụng phụ đối với trẻ em

Nguy hại khi tự ý cho trẻ dùng Tamiflu - Hình 3


Người dân không tự ý mua và sử dụng thuốc Tamiflu khi bị cúm.

Mặc dù Tamiflu có thể rút ngắn thời gian bị cúm, nhưng không phải là loại thuốc này không mang lại tác dụng phụ. Một trong số những tác dụng phụ phổ biến nhất là các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này thường xảy ra trong hai ngày đầu điều trị.

Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết, dùng Tamiflu cùng với bữa ăn có thể giúp giảm tác dụng phụ này. Ngoài ra, còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau bụng, mệt mỏi khi dùng thuốc. Phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ trên da là hiếm gặp. Nếu xuất hiện mẩn đỏ sau khi dùng Tamiflu, trẻ cần ngưng thuốc và đến khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức.

Trong khi đó, một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn mà Tamiflu gây ra có thể là lú lẫn, ảo giác hoặc có hành vi bất thường. Tuy nhiên, đây chỉ là một số trường hợp hiếm hoi. Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên theo dõi nếu trẻ em mắc cúm dùng Tamiflu.

Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động phòng, chống cúm mùa, người dân cần: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; Thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết; Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (ví dụ thuốc Tamiflu) mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc; Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

"Trẻ em và trẻ vị thành niên mắc cúm có thể có nguy cơ cao hơn gặp phải các biểu hiện co giật, lơ mơ hoặc các hành vi bất thường trong thời gian mắc bệnh. Các tác dụng phụ này có thể diễn ra một thời gian ngắn sau khi dùng Tamiflu, hoặc cũng có thể xảy ra bởi bệnh cúm chưa được điều trị đầy đủ. Các biểu hiện dạng này không thường gặp nhưng có thể dẫn đến các tổn thương do tai nạn xảy ra ở người bệnh.

Vì vậy, nhóm bệnh nhân này cần phải được theo dõi các dấu hiệu hành vi bất thường trong khi dùng thuốc và thông báo cho nhân viên y tế ngay lập tức", dược sĩ Nguyệt nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, chuyên gia này khuyến cáo, thuốc Tamiflu chống chỉ định dùng trong các trường hợp quá mẫn với Oseltamivir phosphat hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

"Vậy với những tác dụng phụ này, Tamiflu liệu có an toàn cho trẻ?" - Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của không ít ông bố bà mẹ. Thực tế, tương tự bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ và bác sĩ sẽ phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích, trước khi cho trẻ uống Tamiflu.

"Nếu một đứa trẻ đang bị cúm nhẹ, nguy cơ đau dạ dày có thể cao hơn lợi ích mà trẻ nhận được từ thuốc. Điều đó nghĩa là chúng tôi cho phép bệnh cúm tự khỏi mà không cần dùng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ mắc bệnh mãn tính hoặc đang có các triệu chứng cúm nghiêm trọng, Tamiflu được khuyến khích sử dụng như một lựa chọn điều trị", Tiến sĩ Patt lý giải.

Cách sử dụng Tamiflu

Theo Tiến sĩ Dodd, để phát huy tác dụng một cách hiệu quả, Tamiflu phải được dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi phát bệnh. Bệnh cúm có thể được xác định bằng phương pháp xét nghiệm hoặc đánh giá nhanh từ bác sĩ. Chuyên gia y tế có thể quyết định kê đơn Tamiflu tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của trẻ.

Bên cạnh đó, CDC cho biết, các bác sĩ nhi khoa cũng có thể điều trị "nghi ngờ cúm" bằng Tamiflu, nếu điều đó có lợi cho bệnh nhân. Ví dụ, các bác sĩ có thể cho phép bệnh nhi uống Tamiflu, nếu trẻ có nguy cơ cao đã nhiễm virus cúm qua bạn bè hoặc anh chị em.

Tamiflu không phải là thuốc có thể mua tự do. Vì vậy, mọi người chỉ có thể mua thuốc khi được chỉ định. Thuốc có sẵn ở dạng lỏng hoặc viên nén và thường được kê đơn trong 5 ngày, mỗi ngày một lần. Bác sĩ sẽ thông báo cho phụ huynh về liều lượng Tamiflu chính xác dành cho trẻ em. Bởi, số lượng thuốc phụ thuộc vào các yếu tố, như trọng lượng cơ thể và tuổi tác.

Nếu trẻ được chỉ định dùng Tamiflu, cha mẹ cũng được khuyến khích áp dụng các biện pháp chống cảm cúm khác. Một số biện pháp bao gồm để trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có thể dùng thuốc hạ sốt.
"Nếu bệnh nhân được kê đơn Tamiflu, họ vẫn có thể uống thuốc hạ sốt như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil)", Tiến sĩ Patt cho biết thêm.

Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó, trẻ có thể dùng thuốc trước hoặc sau ăn. Tuy nhiên, thuốc nên được dùng kèm với thức ăn. Như vậy, có thể giúp giảm tác dụng phụ gây buồn nôn và nôn của thuốc.

Nếu sử dụng Tamiflu dạng viên nang, người dùng được khuyến cáo nuốt nguyên viên khi dùng. Trong khi đó, người dùng cần lắc đều và kỹ trước khi sử dụng Tamiflu dạng hỗn dịch. Trường hợp trẻ không thể nuốt được nguyên viên và không có dạng hỗn dịch thay thế, phụ huynh có thể mở viên nang thuốc ra. Sau đó, cha mẹ nên lấy bột thuốc bên trong hòa với lượng nhỏ chất lỏng có vị ngọt, nhằm giảm bớt mùi vị của thuốc khi uống - Dược sĩ Ánh Nguyệt.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024

Tin mới nhất

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Có thể bạn quan tâm

Từ 2 show Anh Trai: Concert nội địa lên ngôi, các nhạc hội Kpop bị "ghẻ lạnh"

Nhạc việt

15:27:36 18/11/2024
Sự cố huỷ loạt đêm nhạc Kpop tại Mỹ Đình cho thấy một sự thật về tình hình thị trường giải trí trong nước năm 2024.

Sân khấu đáng xem nhất Rap Việt mùa 4: Tổ hợp "Trai Họ Vũ" khoe visual cực ngầu, bắn 1 câu tiếng Thái đắt giá!

Tv show

15:16:57 18/11/2024
Phần trình diễn Trai Họ Vũ của Gill và ICY Famou$ đang khiến MXH rầm rộ không ngừng vì sân khấu chất lượng và hoành tráng nhất từ đầu chương trình tới giờ.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

Thế giới

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Nhà một tầng thân thiện với môi trường của vợ chồng trẻ ở Phú Quốc

Netizen

14:52:53 18/11/2024
Thiết kế của ngôi nhà ở Phú Quốc (Kiên Giang) lấy cảm hứng từ đôi vợ chồng trẻ sống trên đảo. Họ lo ngại nguồn cung cấp nước ngọt không ổn định do du lịch phát triển, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...