Cách chăm sóc mẹ sau sinh
Sau khi con chào đời, cơ thể mẹ bắt đầu khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở.
Số lượng rất lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản có thể rất mệt mỏi cho mẹ. Do đó, các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.
Chườm nóng để nhanh lấy lại dáng sau sinh, sản phụ bị băng huyết
Sản phụ 29 tuổi mất nhiều máu, tử cung nhão, nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, vẻ mặt nhợt nhạt, vùng da bụng dưới rốn có mảng da bầm đỏ. Theo lời kể của bệnh nhân, sau khi sinh thường, em bé nặng 2,9kg, muốn nhanh lấy lại vóc dáng nên chườm muối nóng vùng bụng mỗi ngày 3 lần và liên tục 1 tuần. Sản phụ được bù dịch, chích thuốc cầm máu, co hồi tử cung và chuyển sang phòng mổ. Sau hơn 1 giờ cấp cứu, bệnh nhân vượt qua được nguy hiểm, may mắn tránh nguy cơ cắt tử cung. Đây chỉ là một trường hợp may mắn. Trước đó, có bệnh nhân đã bị cắt tử cung và 1 sản phụ 26 tuổi tử vong sau hơn 2 tháng liên tục uống rượu gừng sau sinh con với mục đích “làm ấm bụng”. Trong vòng 6 tuần sau sinh, nếu sản phụ chườm nóng, nịt quế, thảo dược nóng sẽ làm tử cung không co lại được gây băng huyết, gọi là băng huyết muộn sau sinh. Nhiều bệnh nhân mất máu, thậm chí cắt bỏ tử cung vì chườm nóng để lấy lại vóc dáng.
Những sai lầm thường gặp sau sinh
Sau khi sinh, nhiều người thường kiêng khem quá kỹ. Điều này thật không tốt và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2-4 giờ sinh thường, các món ăn cần nấu chín và ăn nóng. Sản phụ cần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bữa ăn nên đủ cả 3 nhóm chất cơ bản. Sau mỗi bữa ăn, cần tráng miệng trái cây có tính lành như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa,… Nên tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ…
Những trường hợp mẹ ít sữa hay không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước thì cần phải ngủ đủ giấc, trung bình 8 – 9 giờ/ngày, chính trong giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn.
Sau khi sinh, sản phụ cần quấn bụng vừa phải để sản dịch nhanh ra hết sẽ tránh được viêm nhiễm. Có trường hợp sản phụ quấn chặt từ hông đến bụng hy vọng có thể khiến hình thể trở lại như trước đây. Điều này là không tốt vì gây khó chịu cho cơ thể mỗi khi hoạt động, làm tăng sức ép ở bụng, làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Việc làm này khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phần phụ, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.
Sau khi sinh nở, rất nhiều chị em mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Hầu hết các mẹ đổ tại không kiêng cữ bởi các cụ vẫn thường dặn gái đẻ phải ở trong phòng kín, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa. Đây là quan điểm sai lầm vì nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Đơn giản những chị em sau sinh tránh nói to, nói nhiều để không bị mất sức mà thôi.
Rất nhiều chị em sau sinh dùng rượu nghệ để bôi lên da hay dùng xông mặt với mong muốn có làn da đẹp sau này. Nghệ là bài thuốc chống viêm, liền sẹo, dưỡng da rất hiệu quả. Vì thế, đối với phụ nữ sau sinh, việc sử dụng rượu nghệ để bôi lên da cũng phải rất cẩn thận vì rượu nghệ cũng rất nóng, nếu chúng ta bôi quá dày hay dùng nhiều lần trong ngày có thể gây tổn thương da. Vì vậy, muốn được an toàn thì chị em trước khi quyết định dưỡng da bằng phương pháp nào nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Video đang HOT
Trong tuần đầu sau sinh, các bà mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi.
Chế độ nghỉ ngơi cho bà mẹ sau sinh hợp lý
Trong tuần đầu sau khi sinh, mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể ngủ được. Càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực.
Giờ đầu tiên sau khi sinh, các bà mẹ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm đầu kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ đầu (vì sau khi vượt cạn, cơ thể chúng ta vừa mất một sức lực cũng như lượng máu lớn nên nếu nằm gối quá cao, máu sẽ không lưu thông lên não).
Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch. Nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh nhằm giúp cơ thể vệ sinh tốt, tạo thông thoáng cho các lỗ chân lông, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ.
Sau sinh, sản phụ sẽ có hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, bà mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để quá 6 giờ vì có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, sản phụ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều. Khi về ở nhà, phải vệ sinh vùng kín hàng ngày như ở trong viện.
Những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?
Có nhiều vấn đề cần thông báo cho thầy thuốc, kể từ nhẹ đến nghiêm trọng:
Đau vùng tầng sinh môn: có thể kéo dài 1-2 tháng.
Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu: thường được chữa trị bằng châm cứu.
Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: gây hạn chế vận động.
Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ: thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau đẻ. Hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần. Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.
Sốt kéo dài sau đẻ: có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.
Nhiễm khuẩn sinh dục sau đẻ: sốt kéo dài sau đẻ do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.
Sản giật sau đẻ: có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù hai chi dưới kéo dài, huyết áp tăng… Vì thế, sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau đẻ xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương thận gây bệnh thận mạn tính.
Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân: vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Khó thở, đau ngực, tím tái: cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.
BS. Đào Xuân Lan
Theo SK&ĐS
Thai nhi phát triển quá lớn, mẹ bầu cần chú ý những dấu hiệu để tránh sa tử cung
Mọi bà mẹ mang thai đều hy vọng rằng thai nhi có thể phát triển tốt. Tuy nhiên nếu thai nhi phát triển quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng sa tử cung.
Mỗi bà mẹ khi mang thai đều mong đứa con của mình phát triển tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu thai nhi phát triển quá nhanh, mẹ bầu cũng phải lưu tâm vì rất có thể dẫn đến tình trạng sa tử cung, ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Thực chất, sa tử cung là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra, không thể nâng đỡ tử cung.
Các bà bầu khi mang thai mắc sa tử cung thường cảm thấy nặng bụng dưới, âm đạo và âm hộ nặng, đau lưng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu các dấu hiệu này vẫn chưa cụ thể làm quá trình chuẩn đoán gặp một số khó khăn do có thể giống với tình trạng đau nhức bình thường trong quá trình mang thai.
Phụ nữ bị sa tử cung còn gặp khó khăn như khi đi đại tiện và tiểu tiện đau rát, đôi khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không đi được. Bên cạnh đó chị em có cảm giác như đang ngồi trên một quả bóng hoặc có cảm giác như có cái gì sắp rơi ra khỏi âm đạo.
Sa tử cung khi mang thai có thể dẫn đến việc sinh non, sảy thai hoặc băng huyết ở phụ nữ. Do đó, trong quá trình mang thai, các bà mẹ nên đi khám thai và siêu âm định kỳ. Việc này giúp các bác sĩ biết được mức độ tăng trưởng của em bé trong bụng ở ngưỡng bình thường hay bất thường để có những chỉ định hợp lý.
Moon
Theo Sohu/emdep
Bệnh xương khớp ảnh hưởng đến sinh lý nam giới như thế nào? Bệnh tật và khả năng sinh lý có liên quan mật thiết với nhau. Khi mắc một số chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục, trong đó có bệnh xương khớp. Bệnh xương khớp ảnh hưởng thế nào đối với sinh lý nam giới Đau xương khớp là nỗi ám ảnh với cánh mày râu Chứng đau trong bệnh...