Cách chăm sóc đôi chân
Đôi chân khỏe đẹp đến từ những thói quen tốt hàng ngày, giúp bạn tự tin khi để chân trần, mang giày hở mũi hay sandals.
Chân là khu vực dễ bị bỏ qua trong quy trình chăm sóc cơ thể hàng ngày. Trong khi đó, chân thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm, tia cực tím, chất độc hại, ô nhiễm từ môi trường, theo Vogue . Giày dép không được thiết kế tốt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đôi chân. Kết quả là da chân dễ bị khô, nứt nẻ, móng chân nhợt nhạt và kém sức sống.
Không thể đến tiệm nails trong mùa giãn cách xã hội, bạn vẫn có thể chăm sóc đôi chân tại nhà bằng nhiều biện pháp dễ thực hiện.
Chân cần được chăm sóc thường xuyên để duy trì vẻ ngoài khỏe đẹp. Ảnh: DermaConcepts.
Bổ sung vitamin
Theo bác sĩ điều trị các bệnh về chân Dina Gohil ở London (Anh), tiếp xúc nhiều với tia UV khiến móng chân, móng tay trở nên giòn và dễ gãy. Mặt khác, móng cũng mọc lâu hơn và chuyển sang màu vàng. Để khắc phục điều này, bạn nên bổ sung vitamin, khoáng chất và những chất dinh dưỡng khác thông qua thực phẩm.
Móng được tạo nên bởi keratin là một loại protein. Ngoài cung cấp protein thông qua chế độ ăn, bác sĩ Dina Gohil khuyên nên bổ sung thêm magie – chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein. Thực phẩm giàu magie bao gồm các loại đậu, hạt và rau lá xanh đậm.
Dưỡng da chân và móng
Chân thường xuyên tiếp xúc với mặt đất, nước, vi khuẩn nên dễ bị khô, nứt nẻ, đặc biệt là phần gót. Dưỡng ẩm cho chân rất cần thiết nhằm giảm những vết nứt, cũng như bảo vệ sức khỏe đôi chân. Kem dưỡng ẩm chứa ceramide, urea giúp giữ nước, làm mịn kết cấu da và giảm sự tích tụ của tế bào chết.
Video đang HOT
Khi tắm, sử dụng bọt biển cùng xà phòng dịu nhẹ để làm sạch đôi chân. Sau khi tắm, thoa kem dưỡng ẩm lúc da chân còn ẩm ướt.
Cắt, dũa móng đến độ dài phù hợp. Giữ cho móng sạch sẽ, loại bỏ chất bẩn tích tụ ở kẽ móng sau khi làm bếp, vệ sinh nhà cửa.
Thoa kem dưỡng ẩm, tẩy da chết định kỳ cho chân để loại bỏ da chết, tạp chất tích tụ gây mùi. Ảnh: Byrdie.
Luôn sử dụng sơn nền
Sơn màu giúp bộ móng thêm phần bắt mắt, tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến móng yếu đi. Để chăm sóc đôi chân khỏe mạnh trở lại, bạn nên tránh sơn móng dạng gel.
Sơn móng dạng gel rất khó loại bỏ, không thể tự tróc ra. Quá trình tẩy màu sơn móng dạng gel thường tốn nhiều thời gian. Thậm chí, bạn có thể phải dùng dụng cụ đặc biệt để cạo lớp sơn, gây tổn hại cho móng.
Nên chọn sản phẩm màu sơn thông thường, dễ loại bỏ khi cần thiết. Trước khi sơn màu, luôn sử dụng sơn nền (base coat).
Sơn nền tạo liên kết giữa bề mặt móng và lớp sơn màu. Từ đó, giúp màu sơn ít bị bong tróc và lâu phai. Mặt khác, sơn nền làm giảm sự xuất hiện của những đường gồ ghề trên bề mặt móng. Sơn nền còn có tác dụng ngăn cản hóa chất, phẩm màu từ sơn màu gây hại cho móng, giảm khả năng ố vàng hay dễ gãy.
Chọn giày dép phù hợp
Giày thể thao chuyên dùng cho việc đi bộ là lựa chọn lý tưởng để dùng hàng ngày vì chúng thường được làm từ các chất liệu thoáng khí, chống ẩm. Tránh những loại giày đế mỏng, dép hay giày cao gót nếu phải di chuyển nhiều.
Sự vừa vặn là điều rất quan trọng khi chọn mua giày. Một đôi giày vừa vặn giúp các ngón chân co duỗi thoải mái khi mang, đồng thời, giảm đau và ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe về chân.
Gót chân thường xuyên bị khô và nứt nẻ, coi chừng sức khỏe đang "kêu cứu"
Mặc dù bàn chân của chúng ta thường được giấu trong giày và không bị người khác nhìn thấy, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể bỏ qua sức khỏe của đôi chân.
Khi bị khô và nứt gót chân, nhiều người sẽ nghĩ là do thời tiết hanh khô hoặc thiếu vitamin, khi thời tiết cải thiện hoặc bổ sung thêm nhiều vitamin thì tình trạng chân sẽ tự nhiên trở lại bình thường.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gót chân bị khô, thậm chí nứt nẻ vừa thiếu thẩm mỹ vừa gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Là một bộ phận của cơ thể chúng ta, bàn chân cũng cần được đối xử như bàn tay, đều cần được chăm sóc tốt.
Gót chân nứt nẻ vừa thiếu thẩm mỹ vừa gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn
Khi gót chân khô và nứt nẻ, vấn đề gì sẽ xảy ra? Theo các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có 4 nguyên nhân sau gây nên tình trạng này.
1. Thời tiết hanh khô: Nếu thời tiết quá hanh khô, sự bài tiết của tuyến bã nhờn sẽ giảm đi, đồng thời mất đi độ ẩm trên da cơ thể trong đó có da gót chân sẽ khiến gót chân bị khô và nứt nẻ.
2. Bệnh nấm da chân: Bệnh nấm da chân do nhiễm nấm, biểu hiện chung là tổn thương da khô, chất sừng dày lên, bề mặt sần sùi và bong vảy, hằn sâu, dễ bị nứt nẻ. Hầu hết là do việc điều trị chậm trễ khi chân bị phồng rộp do vận động quá nhiều, hoặc do điều trị không đầy đủ làm vết thương lâu lành.
3. Ít vận động: Thông thường, nhiều người cảm thấy mệt mỏi do áp lực công việc và không muốn vận động chút nào, trong thời gian có dịch họ nằm bất động ở nhà. Tuy nhiên, việc ít vận động trong thời gian dài sẽ khiến tuần hoàn máu trong cơ thể kém, dẫn đến tay chân lạnh, có thể khiến gót chân bị chai sần và khô ráp.
4. Bệnh tiểu đường: Khô gót chân cũng có thể do các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, do sự mất cân bằng của lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường nên dễ gây khô da, khô gót chân.
Có 4 nguyên nhân gây nên tình trạng gót chân bị nứt nẻ, khô ráp
Làm thế nào để chăm sóc cho gót chân khô?
Những người thường bị khô gót chân nên chú ý hơn đến việc chăm sóc chân trong cuộc sống hàng ngày, có thể bạn nên bắt đầu với những cách sau:
Trước hết, bạn phải chọn đôi giày phù hợp với mình để tránh lớp sừng dày lên do ma sát quá nhiều giữa giày và gót chân. Đồng thời, chú ý đến cách đi đứng đúng cách, tư thế đi không bình thường cũng có thể khiến lớp sừng ở bàn chân dày lên, dẫn đến khô gót.
Thứ hai, chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, uống nhiều nước ấm đun sôi, ít uống đồ uống có ga, đặc biệt là các loại đồ uống có đá. Tránh làm tổn hại đến sinh khí của cơ thể mình, dẫn đến da tiết dầu không đủ, từ đó gây khô nứt da. Cũng cần thực hiện các bài tập aerobic để thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng khô gót.
Việc cắt các lớp sừng ở gót chân không loại bỏ triệt để được lại còn gây đau đớn và mất thẩm mỹ.
Cuối cùng, khi thời tiết chuyển mùa, hãy chú ý dưỡng ẩm cho da, đừng lơ là vùng da gót chân, chú ý giữ nước cho bàn chân, giảm độ khô gót. Khi da khô và nứt nẻ chỉ xuất hiện ở gót chân, có thể xoa dịu bằng cách bôi thuốc mỡ.
10 thực phẩm giúp đốt mỡ thừa cấp tốc Rau lá xanh đậm, trái bơ, cá hồi... là những thực phẩm nên thêm vào thực đơn để có vòng eo thon thả đón Tết. Rau lá xanh đậm Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh... là nguồn chất xơ dồi dào, giúp thúc đẩy tiêu hoá, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa hiệu quả....