Cách chấm điểm máy móc của giáo viên Nhật bị chỉ trích
Tuy làm đúng yêu cầu vẽ hình tam giác và hình vuông của đề bài, học sinh vẫn không được chấm đúng bởi đường kẻ chưa thật sự thẳng.
Tuần trước, Yokito Koike, một người dùng Twitter ở Nhật Bản chia sẻ hình ảnh bài tập về nhà của cháu lên mạng, khiến cộng đồng tranh cãi về sự cứng nhắc trong cách chấm điểm của giáo viên.
Ảnh: Twitter
Chẳng hạn, yêu cầu của bài tập số 4 là vẽ một hình tam giác và một hình vuông, bằng cách nối những dấu chấm trong phần trống. Dù học sinh dường như đã làm đúng, giáo viên vẫn khoanh mực đỏ, có nghĩa chưa đạt yêu cầu.
Ở bài tập số 5, đề hướng dẫn vẽ hình chữ nhật với hai cạnh 3 cm và hai cạnh 6 cm. Mỗi cạnh ô vuông nhỏ tương ứng với 1 cm. Dấu mực đỏ lại khiến cộng đồng khó hiểu bởi học sinh đã làm tốt nhiệm vụ được giao.
Theo Koike, em gái anh, tức mẹ của học sinh nói trên đã thắc mắc trực tiếp với giáo viên vì bài tập bị chấm điểm quá thấp. Câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Video đang HOT
“Lý do mà giáo viên đưa ra là một số đường kẻ không thật sự thẳng. Bên cạnh đó, có một số bài yêu cầu đánh dấu góc vuông, nhưng học sinh lớp hai chưa học về khái niệm đó”, Koike nói.
Hàng nghìn người phản đối cách chấm điểm của giáo viên, cho rằng không nhất thiết đòi hỏi các em ở lứa tuổi này vẽ một cách hoàn hảo. Đối với góc vuông, họ nghĩ yêu cầu đánh dấu thật vô lý bởi học sinh không thể nhớ thứ chưa được học.
Người dùng Twitter để lại bình luận: “Câu đó có thể đánh dấu sai nếu thuộc bài tập vẽ, nhưng còn bài tập toán liệu có cần thiết phải vậy không?”, “Học sinh tiểu học thời nay thật khổ”…
Theo VNE
'Rốt cuộc con tôi học giỏi hay dốt?'
Cái cơ chế chấm điểm mấy chục năm quá dễ cho nhu cầu định lượng hóa, và nay thì quá thuận tiện cho cho lối sống vội vàng bận rộn của cha mẹ.
Thâm niên họp phụ huynh của tôi đến nay đã tròn 25 năm, từ ông em trai đến hai đứa con bây giờ. Trong một phần tư thế kỷ đó, tôi nhận thấy format những cuộc họp này hầu như "nguyễn y vân" (trừ một giai đoạn ngắn hai con tôi học ở một ngôi trường có chút khác biệt).
Ấy là cô giáo thông báo tình hình trường, lớp... Các hoạt động của trường thì hầu hết các phụ huynh chẳng quan tâm vì rất hình thức. Ngược lại tình hình của lớp rõ là sát sườn, thì cô lại nói chung chung là có bạn thế này, thế khác... để đảm bảo tính sư phạm. Cách thực hiện thế là đúng, nhưng các phụ huynh căng đầu lên nghĩ xem có phải con mình hay không thì rất... hại não.
Quả thực, cái chuyện đánh giá xem con mình ra sao là vô cùng căng thẳng với các ông bố bà mẹ. Hai năm trước các trường bắt đầu áp dụng Thông tư 22 [1] nhưng sau 5 học kỳ rồi mà những hoang mang trước đây khi Thông tư mới ra, vẫn còn nguyên.
Hồi đó ở nhà bố mẹ của "lũ tiểu yêu" đã tranh cãi kịch liệt và cuối cùng đến kỳ họp phụ huynh đến trường hỏi cô luôn cho rõ, thế nào là "hoàn thành tốt" "hoàn thành" và "chưa hoàn thành..." Chắc cái sự khó hiểu đã lên đến cực điểm nên cô đành chốt lại "Hoàn thành tốt là học sinh giỏi đấy ạ, bố mẹ cứ yên tâm!" - bố mẹ thì thở phào và mọi việc lại tốt đẹp cả. Đấy, cứ học sinh giỏi, tiên tiến như trước đây có phải nhẹ đầu không, lằng nhà lằng nhằng!
Điều đáng sợ nhất với phụ huynh ở đây phải chỉ ra chính xác là "không biết con mình học như thế nào" khi cuối học kỳ một không chấm điểm mà chỉ có đánh giá, chỉ đến cuối năm mới chấm điểm. Không thiếu bà mẹ băn khoăn, như thế thì cả năm con em học ba lăng nhăng, cuối năm học dốt lòi đuôi ra là mất một năm học thì em chết!
Nhớ lại, có quãng thời gian hai con tôi học ở ngôi trường có cách họp phụ huynh không đại trà, mà họp từng phụ huynh riêng, vào thời gian nào thuận tiện nhất cho gia đình. Cũng tùy từng trường hợp mà có thể ngoài cô chủ nhiệm còn có cả cô hiệu trưởng hoặc hiệu phó. Nội dung câu chuyện trao đổi về con cái, bây giờ đọc kỹ Thông tư 22 thật đúng chẳng khác bao nhiêu với những gì mà người làm luật đề ra, cực kỳ cụ thể và thiết thực.
Có vẻ chúng ta đã quá quen với điều dễ dàng là lấy điểm số ra để định lượng xem con mình học giỏi hay kém, tiến bộ hay thụt lùi, quá coi trọng dạy kiến thức thay vì rèn kỹ năng ở cấp tiểu học.
Chúng ta đã quen với cách đánh giá chỉ chú trọng kiến thức. Ảnh minh họa: Thúy Nga
Tôi cũng từng vậy, chỉ đến khi gặp khó khăn với chuyện không có chấm điểm nữa, thì mới bắt tay vào tìm hiểu mà thôi, và dần ngộ ra rằng với con mình ở tiểu học, quan trọng là kỹ năng.
Chẳng hạn con tôi, vấn đề của cháu là viết quá nắn nót, sinh ra chậm như rùa và nếu làm bài kiểm tra cháu sẽ không làm hết bài vì chậm quá. Tăng tốc độ xử lý bài tập cũng là một khía cạnh thuộc về kỹ năng, và cần phải rèn luyện. Quan sát con học ở nhà và đọc nhận xét của cô giáo hàng ngày, không quá khó khăn với chúng tôi để nhận ra điều đó và việc khắc phục được đưa vào chương trình thực hiện với con ở gia đình.
Nhiều buổi họp phụ huynh, cô giáo cũng phải nói đi nói lại về việc cha mẹ có quá ít thời gian tìm hiểu xem bây giờ các con học như thế nào, có khác gì với thời của mình hay không, và so với thời trước Thông tư 22 thì bây giờ khác điểm gì. Một sự thật đáng buồn khi cô kể các con đến lớp và nói với cô "Bố mẹ con đi cả tuần chẳng về" hay "Bố mẹ con tối về muộn lắm, chỉ hỏi con được mấy điểm thôi..."
Rõ ràng cái cơ chế chấm điểm mấy chục năm quá dễ cho nhu cầu định lượng hóa, và nay thì quá thuận tiện cho cho lối sống vội vàng bận rộn của cha mẹ. Con điểm cao là bố mẹ yên tâm và chẳng cần hỏi thêm điều gì nữa. Còn con điểm xấu là sa sút, ầm ầm đánh mắng, sát sạt hơn thì "Ngay ngày mai mày đi học thêm cho tao!"
Kỳ lạ thế, chính cha mẹ học sinh là những người kêu rên nhiều nhất về "nền giáo dục nước nhà" nhưng cũng chính họ lại tỏ ra khó hiểu, không chịu hiểu những tiến bộ của một sự thay đổi. Họ dù có thể không cố xoay ngược bánh xe lịch sử, nhưng đang cố gắng thụt lùi lại với những điều họ thấy thuận tiện, mặc dù có thể nó đã rất tụt hậu.
Đó là còn chưa nói đến nỗi thất vọng lớn lao của nhiều bậc cha mẹ, hụt hẫng vì thấy cái danh hiệu "hoàn thành tốt" nó không oai bằng "học sinh giỏi" ngày trước. Dù sao nghe thấy chữ "giỏi" đủ sướng rồi, "hoàn thành tốt" nghe cứ tầm thường thế nào ấy. Thế mới có chuyện đi họp phụ huynh xong rồi, về đến nhà vẫn chưa biết con mình học giỏi hay dốt.
Nói đi thì cũng phải nói lại, có Thông tư 22 đồng nghĩa với việc áp dụng nhiều cái mới với những thay đổi rất lớn, đòi hỏi sự thay đổi tương xứng từ phía xã hội, cả với gia đình và nhà trường. Với gia đình, tức là cha mẹ học sinh tôi vừa nói rồi. Còn với nhà trường, rõ ràng cái "format" cũ không còn phù hợp nữa, như cách họp phụ huynh theo định dạng của mấy chục năm trước, cũng đã đến lúc phải thay thế bằng một cách làm khác phù hợp hơn.
Phúc Lai
Theo vietnamnet
Bệnh thành tích - "nhân tố bí ẩn" phá hoại cuộc sống tinh thần con người Sau nhiều câu chuyện buồn trong giáo dục thời gian qua, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh cho rằng, khi không còn chạy theo những giá trị ảo, ta sẽ biết nâng niu những giá trị "người" hơn... Thế mà, tôi không ngờ rằng, những bạn nhỏ Việt Nam khi sang học ở "Tây" cũng chịu nhiều áp lực không kém.Con trai tôi sinh...