Cách cấp cứu tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não có thể gây tổn thương đến thần kinh và não bộ nghiêm trọng. Bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tai biến mạch máu não là gì ?
Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm thuộc hệ thần kinh trung ương với tỉ lệ gây tử vong và tàn phế cao, xảy ra khi việc cung cấp máu cho các tế bào não bị gián đoạn do mạch máu trong não đột ngột bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra, tế bào não không được cung cấp đủ oxy dẫn đến tê liệt khả năng hoạt động, nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề sau này như bán thân bất toại, rối loạn khả năng ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, mắt kém…không tự chăm sóc được bản thân.
Cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não
Khi phát hiện bệnh nhân bị mắc bệnh tai biến mạch máu não, người nhà bệnh nhân cần thực hiện phương pháp xử trí dưới đây để cấp cứu cho bệnh nhân:
B1: Đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương.
Video đang HOT
B2: Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết nhớt dãi cho bệnh nhân dễ thở hơn.
B3: Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. Càng cấp cứu càng sớm thì người bệnh càng có cơ hội sống sót cao.
Lưu ý: Không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào vì có thể xảy ra biến chứng gây nguy hại cho bệnh nhân.
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần được chăm sóc kỹ lưỡng để hồi phục sức khỏe và phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não tái phát xảy ra:
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não:Các bệnh nhân tai biến mạch máu não được điều trị, tập luyện theo một chương trình phục hồi chức năng toàn diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện hoặc các trung tâm phục hồi chức năng. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình nên chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân, xoa bóp các vị trí tì đè chống loét tránh gây nhiễm trùng, và châm cứu để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi hơn Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các chất đạm, omega3, kẽm, rau củ quả và trái cây, nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo và calo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. Tốt nhất nên cắt nhỏ thức ăn, băm nhuyễn hay ninh nhừ để người bệnh dễ nhai và hấp thụ hơn. Lối sống khoa học:Bệnh nhân nên được đi khám bệnh định kỳ để phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh. Mỗi ngày bệnh nhân nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất là khoảng 20 phút/ngày, tùy theo thể trạng của mình để giúp cải thiện tim mạch, hạn chế rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.
Theo www.phunutoday.vn
Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng cao, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Thực phẩm sử dụng hàng ngày rất dễ ô nhiễm và có thể gây độc cho người sử dụng. Vi khuẩn, nấm mốc, virut và kí sinh trùng là những tác nhân gây ô nhiễm chính.
Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa chất độc nguy hiểm và có khả năng gây độc cao như sắn, măng, mầm khoai tây, đậu kiếm, đậu mèo...
Khi xảy ra hiện tượng ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ là bị độc thì nhất thiết không được sử dụng thức ăn đó nữa đồng thời giữ lại những thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu... gửi đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Cần báo cho các cơ sở y tế gần nhất để điều tra, xác minh và tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc.
Cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm
Cần cho bệnh nhân nôn. Nôn ra ngoài càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân nôn khoảng 2-3 lần, độc tố giảm đi khá nhiều, cần ngăn không cho họ tiếp tục nôn. Thông thường, họ sẽ được tiêm một mũi thuốc chống nôn, bởi dùng thuốc đường uống lúc này vô tác dụng. Sau khi bệnh nhân hết nôn, cần bù dung dịch muối và điện giải khẩn trương.
Nếu bệnh nhân có đi ngoài, hãy để cho họ bị tiêu chảy bởi có thể giúp thải bỏ độc tố ở ruột qua đường hậu môn. Cũng tương tự như nôn, chỉ nên để bệnh nhân đi 3-5 lần rồi cho uống thuốc cầm tiêu chảy. Sau đó, tiếp tục bù nước và điện giải .
Kỹ thuật bù nước và điện giải đối với người bị ngộ độc thực phẩm rất quan trọng. Người bệnh có thể dùng oresol hòa với nước đun sôi để nguội, uống dần.
Cứ 10-15 phút, uống một lần, mỗi lần chừng 70-100 ml, tương đương với 1-2 ngụm nước to. Không khát cũng uống. Khi bệnh nhân uống qua mốc 500 ml có thể tạm yên tâm. Sau đó, tốc độ bù nước sẽ chậm lại tùy thuộc vào mức độ khát của họ. Dung dịch oresol không để quá 24 h, không tái sử dụng, kể cả khi đã để trong tủ lạnh
Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân có nhịp tim chậm lại hoặc nhịp timquá nhanh, quá yếu, tụt huyết áp, bù nước bằng đường uống sẽ trở nên vô nghĩa. Lúc này, cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để truyền dịch. Dịch truyền sẽ chảy trực tiếp vào trong mạch máu và bệnh nhân sẽ tỉnh dần. Ưu tiên bù dịch muối đẳng trương mà không sử dụng các loại dịch khác.
Theo www.phunutoday.vn
Những điều bà bầu nên biết về biến chứng tử cung co chậm sau sinh Tử cung co chậm là một trong những biến chứng nguy hiểm sau sinh. Vì vậy, khi thai phụ gặp vấn đề này cần cẩn trọng và tìm cách chữa trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. Theo các bác sĩ, nếu sau sinh, thai phụ gặp vấn đề tử cung co chậm có thể dẫn đến băng huyết,...