Cách California ghìm cương chủng Delta
Từ giữa mùa hè, chủng Delta tràn vào California, khiến các bệnh viện lại kín bệnh nhân, số người chết tăng vọt, nhưng tình hình đến nay đã thay đổi tích cực.
Số ca nhiễm nCoV tại California vẫn cao hơn nhiều so với hồi đầu mùa hè, với trung bình 9.300 ca nhiễm mới mỗi ngày, trong khi con số này vào ngày 1/7 chỉ là 758, theo số liệu của Washington Post. Tuy nhiên, mức hiện nay đã giảm đáng kể so với khoảng 14.400 ca mới mỗi ngày vào đỉnh điểm trong mùa hè.
Số ca nhập viện tuần qua đã giảm khoảng 10% trên toàn bang. Tỷ lệ dương tính gần đây cũng giảm, dù bang California đang tiến hành xét nghiệm nhiều hơn so với gần như bất kỳ thời điểm nào trong đại dịch. Đây là một trong những chỉ số chứng minh tình trạng lây lan virus đang chậm lại.
Hồi đầu tuần, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã hạ cảnh báo lây nhiễm virus tại California từ mức “cao” xuống “đáng kể”. Sự thay đổi trong cách xác định của CDC, một căn cứ giúp đánh giá mức độ hiệu quả chống dịch của các bang, được giới chức y tế công cộng nhận định là tín hiệu cho thấy California có thể sắp đạt được bước ngoặt.
Các chuyên gia đánh giá cao những biện pháp y tế mà chính quyền bang California áp dụng nhằm kiềm chế biến chủng dễ lây lan như Delta, bao gồm nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng.
Người dân đeo khẩu trang đi qua biển chỉ dẫn điểm tiêm chủng Covid-19 tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, hôm 17/8. Ảnh: Reuters .
Hơn 57% dân số California đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, cao hơn mức trung bình toàn quốc. Tại các thành phố lớn như Los Angeles và San Francisco, những người muốn tham gia các hoạt động như dùng bữa tại nhà hàng hay đến phòng gym phải có chứng nhận tiêm chủng.
Video đang HOT
Thống đốc California Gavin Newsom cũng yêu cầu tiêm chủng Covid-19 cho nhân viên chính quyền và người lao động trong những môi trường nguy cơ cao, đồng thời triển khai các biện pháp khuyến khích như chương trình xổ số vaccine lớn nhất cả nước. Khi biến chủng Delta lan rộng, nhiều hạt đông dân tại California tái áp dụng yêu cầu đeo khẩu trang trong không gian kín.
“California nhìn chung có tỷ lệ tiêm chủng cao và cho phép địa phương tự chủ hơn về các biện pháp can thiệp phi dược phẩm, mức độ xét nghiệm của họ rất tốt. Tôi nghĩ họ thực sự đã kiểm soát tình hình tốt hơn hầu hết các bang”, Howard Forman, người đứng đầu chương trình quản lý y tế tại Trường Y Công cộng Yale, đánh giá.
“Có khả năng sẽ xuất hiện thêm các đợt bùng phát ở những khu vực có mức độ miễn dịch thấp hơn tại California. Tuy nhiên, những trung tâm đông dân cư dường như đã có mức độ miễn dịch cao”, Forman cho biết thêm.
Florida và Texas, hai bang đông dân chưa triển khai tiêm chủng và đeo khẩu trang tốt bằng California, đã phải đối mặt đợt bùng phát nghiêm trọng hơn. Tại Florida, nơi Thống đốc Ron DeSantis tìm cách chặn các biện pháp y tế công cộng bắt buộc, ca nhiễm trung bình lên tới 100 trên 100.000 người một ngày vào lúc đỉnh điểm. Tại Texas, tỷ lệ này dao động quanh mức 60 trong nhiều tuần.
California ghi nhận khoảng 35 ca nhiễm trên 100.000 người một ngày vào thời điểm tồi tệ nhất, nhưng tính đến ngày 16/9, con số này đã giảm xuống 24 ca. Số ca nhiễm trung bình trên 100.000 người hiện nay ở Florida và Texas lần lượt là 55 và 59.
“So với nhiều bang khác, California đã tiến hành những bước đi nhanh chóng, nhận thức được mức độ nghiêm trọng và áp đặt thêm biện pháp kiểm soát dịch. Tôi nghĩ nếu California không làm vậy, chúng tôi có thể đã hứng chịu mức độ lây nhiễm cao hơn nhiều”, Robert Kim-Farley, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Fielding thuộc Đại học California ở Los Angeles, nhận định.
John Swartzberg, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California ở Berkeley, chỉ ra rằng thành công của bang nằm ở việc người dân nhìn chung sẵn sàng tiếp nhận các hướng dẫn y tế công cộng . Tâm lý này bắt nguồn từ phản ứng y tế với cuộc khủng hoảng AIDS vào đầu những năm 1980. “Tình huống đó đã tạo ra văn hóa chủ yếu ở Vùng Vịnh San Francisco, rồi lan đến Nam California”, Swartzberg giải thích.
Việc Thống đốc Newsom vượt qua cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm hôm 14/9 dường như cho thấy người dân California đồng tình với cách ứng phó Covid-19 của chính quyền. Dù Newsom hứng chỉ trích từ đảng Cộng hòa vì những lệnh phong tỏa quyết liệt, khiến nền kinh tế tụt dốc, các cuộc thăm dò cho thấy đa số cử tri vẫn cho rằng đại dịch là vấn đề hàng đầu khi họ quyết định bỏ phiếu.
Nhưng bất chấp những dấu hiệu tích cực, cuộc chiến chống biến chủng Delta tại bang California vẫn đầy thách thức . Năm học mới bắt đầu, mùa nghỉ lễ đang đến gần và thời tiết trở lạnh buộc ngày càng nhiều người phải ở trong nhà, dẫn đến nguy cơ xuất hiện một làn sóng lây nhiễm khác.
Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm đã giảm ở những nơi đông dân cư vài tuần gần đây, con số tại những khu vực thuộc Thung lũng Trung tâm và vùng nông thôn phía bắc vẫn cao. Số lượng bệnh nhân lớn đã gây quá tải một số đơn vị chăm sóc tích cực ở những khu vực này. Nhiều bệnh viện ở California còn đang đối mặt tình trạng thiếu nhân lực vì đội ngũ y tế kiệt sức.
Swartzberg cảnh báo việc nới lỏng các biện pháp hạn chế quá sớm có thể làm đảo ngược những thành quả mà California vô cùng nỗ lực mới đạt được. “Theo mô hình California và cả nước từng trải qua, mọi thứ dần trở nên tốt hơn sau đợt bùng phát, nhưng quyết định nới lỏng quá sớm lại là sai lầm”, chuyên gia lưu ý.
“Chúng ta cần rút ra bài học từ kinh nghiệm trước đây. Tôi vô cùng lo ngại liệu chúng ta có thể kiềm chế được dịch bệnh trong thời gian còn lại của mùa thu và đến hết tháng một hay không”, Swartzberg cho hay.
Mỹ cảnh báo người chưa tiêm phòng Covid-19 nguy cơ nhập viện cao gấp 29 lần
Một nghiên cứu mới nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ ra rằng, những người chưa tiêm chủng vắc xin Covid-19 có nguy cơ nhập viện cao gấp 29 lần người đã tiêm đủ liều.
Mỹ hiện ghi nhận hơn 38,9 triệu ca Covid-19 và trên 648.000 người tử vong vì dịch (Ảnh minh họa: Reuters).
Theo CNBC , nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thu được từ 43.127 ca bệnh ở hạt Los Angeles, California từ ngày 1/5 tới 25/7 và được công bố hôm 24/8 trong Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của CDC. Theo định nghĩa của CDC, ca nhập viện là ca bệnh tới cơ sở y tế điều trị trong vòng 14 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.
Cụ thể, những người chưa tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ nhập viện cao gấp 29 lần những người đã tiêm đủ mũi. Ngoài ra, người chưa tiêm phòng cũng có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao gấp 5 lần người đã tiêm chủng.
"Dữ liệu về tỷ lệ nhiễm mầm bệnh và nhập viện chỉ ra rằng vắc-xin bảo vệ con người khỏi nguy cơ nhiễm bệnh cũng như nguy cơ triệu chứng bệnh diễn biến nặng trong bối cảnh biến chủng Delta đang lây lan mạnh mẽ", CDC kết luận.
Dữ liệu từ nghiên cứu trên tương đồng với những cảnh báo trước đó từ các quan chức y tế cấp bang và cấp liên bang Mỹ rằng, hàng triệu người Mỹ chưa tiêm phòng đang đặt chính họ vào mối đe dọa nghiêm trọng khi họ có thể nhiễm chủng Delta, biến thể dễ lây lan hàng đầu thế giới hiện tại.
Giám đốc CDC Rochelle Walensky nhấn mạnh rằng: "Nếu bạn chưa được tiêm chủng, bạn nằm trong số những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đừng đánh giá thấp nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng của loại virus này. Vắc xin là công cụ tốt nhất mà chúng ta có để đối phó với đại dịch".
Tính đến ngày 23/8, hơn 201 triệu người Mỹ, tương đương 60,8% dân số, đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19. Hơn 171 triệu người, tương đương 51,5% dân số Mỹ đã tiêm đủ liều.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23/8 nhấn mạnh rằng, hầu hết các ca nhập viện và tử vong vì Covid-19 trên khắp nước Mỹ là những người chưa tiêm chủng.
Giới chức Mỹ hy vọng việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chính thức phê duyệt hoàn toàn việc sử dụng vắc xin Pfizer/BioNTech sẽ thuyết phục được nhiều người Mỹ đi tiêm chủng hơn, trong bối cảnh dư luận ở một số khu vực tại nước này vẫn còn tâm lý hoài nghi vắc xin hoặc bị ảnh hưởng bởi nạn tin giả và các thuyết âm mưu.
Mỹ nỗ lực bảo vệ rừng cự sam cổ thụ hàng nghìn năm tuổi khỏi 'giặc lửa' Ngày 16/9, những cây cự sam (sequoia) cổ thụ lớn nhất thế giới đã được phủ một lớp màng nhôm nhằm tránh tác động từ các vụ cháy lớn đang hoành hành miền Tây nước Mỹ. Cây cối bị thiêu rụi trong đám cháy rừng Caldor ở California, Mỹ, ngày 29/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Người phụ trách hoạt động bảo tồn cho...