Cách các tỷ phú Mỹ dạy con về tiền bạc
Dù là vấn đề khá nhạy cảm, tài chính vẫn được giới siêu giàu chú ý cho con cái mình tiếp cận càng sớm càng tốt.
Khi nói đến mối quan hệ giữa trẻ em và tiền bạc, có nhiều quan điểm và cách ứng xử khác nhau giữa các bậc phụ huynh khắp thế giới. Và thực tế chứng minh rằng khác biệt trong mức thu nhập các gia đình cũng có thể dẫn đến bất đồng về quan điểm. Tác gia Rich Morris, đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng Những đứa trẻ, Sự giàu có và Hậu quả cho rằng có sự khác nhau trong quan điểm dạy con về vấn đề tiền bạc giữa tầng lớp siêu giàu và các gia đình trung lưu, vì đơn giản là giới siêu giàu phải đối mặt với khó khăn đặc thù khi có… quá nhiều tiền.
Ở nhiều nước, vấn đề tài chính cá nhân được đào tạo từ khá sớm ở trường học, có thể bắt đầu từ cấp bậc trung học ở Mỹ, hoặc cá biệt là có những nơi cho trẻ tiếp cận việc quản lý chi tiêu ngay từ cấp bậc mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, giới siêu giàu Mỹ vẫn tự mđặt ra những chiến lược cụ thể để giúp con họ ngay từ khi còn nhỏ có thể tiếp cận đến vấn đề nhạy cảm này, và thực hiện nó hàng ngày một cách chủ động.
Tiếp cận từ thực tế: Gia tài nhà mình “khủng” cỡ nào?
Điều số 1 mà các bậc phụ huynh tỷ phú cần phải nói chuyện rõ ràng và thẳng thắn với con cái về tiền bạc là: Giá trị tài sản của gia đình, kế hoạch tài chính, con đường nào để đạt được sự giàu có hiện tại, và kế hoạch kế thừa tài sản gia đình ra sao, hoặc con đường gây dựng sự nghiệp riêng mà con họ có thể chọn.
Trẻ được định hướng con đường sự nghiệp từ sớm.
Các câu hỏi trên có thể được giải đáp qua hàng loạt buổi nói chuyện gia đình, ở mọi lứa tuổi cho đến khi trưởng thành, và còn có thể tiếp diễn sau đó.
Tuổi 5-9
Ngoài những kiến thức cơ bản cần thiết về tiền bạc, thì việc truyền đạt về giá trị gia đình cũng được chú trọng. Ví dụ, những câu chuyện về giá cả khi mua sắm xe, nhà, TV hoặc các tài sản khác, chi tiêu hàng năm của gia đình là bao nhiêu…
Các chuyên gia còn cho rằng nên dạy trẻ đếm tiền ở tuổi này, giới thiệu cho chúng về lịch sử phát triển của tiền tệ, đi tham quan ngân hàng Nhà nước hoặc các ngân hàng trong khu vực.
Bài học khác cũng khá thực dụng là chia tiền trợ cấp cho trẻ thành các khoản là: tiết kiệm, chi tiêu, từ thiện (để dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn), và đầu tư (dạy bé đầu tư vào mục đích nào đó).
Bốn chiếc bình thần kỳ trong việc giáo dục trẻ quản lý tài chính.
Bên cạnh đó, những nguyên tắc đầu tư cơ bản cũng có thể được đưa vào các buổi nói chuyện với trẻ như giải thích cổ phiếu là gì, trái phiếu có ích lợi ra sao.
Độ tuổi 10-14
Video đang HOT
Đây là độ tuổi phù hợp để nói về những vấn đề nguyên tắc của quản lý ngân sách, hiểu về ngân hàng và quản lý tài chính cá nhân.
Tầm tuổi này trẻ cũng có thể được tham gia một chút vào kinh doanh thực tế, ví dụ các ông bố siêu giàu có thể tài trợ cho con mình những khoản tiền nhỏ để đầu tư, qua đó trẻ có thể học cách xây dựng và quản lý tài chính hiệu quả và thực tế.
Độ tuổi 15-17
Đây là tầm tuổi mà trẻ phải thông thạo các vấn đề cốt lõi xoay quanh việc làm sao để quản lý tốt ngân sách. Đây là hành trang để trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này, dù chúng có thể rời khỏi gia đình để đi học đại học, đi làm, mua xe hoặc xây dựng con đường sự nghiệp riêng cho mình. Chúng cần hiểu được cách cân bằng chi tiêu, biết ưu điểm và nhược điểm của việc cà thẻ tín dụng, hiểu biết về xếp hạng tín dụng để tránh những rủi ro không đáng có…
Độ tuổi 18-21
Đến ngưỡng tuổi trưởng thành, những người thừa kế tương lai cần có kiến thức về đầu tư cá nhân, mục tiêu tài chính cá nhân, hiểu về những rủi ro và các mức độ chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
Ở tầm tuổi này các thanh niên trẻ cũng đã phải bắt đầu sớm với suy nghĩ xa hơn về việc hình thành quỹ cho bản thân khi nghỉ hưu.
Ngoài ra, các thanh niên trẻ có lợi thế gia đình có thể bắt đầu tìm hiểu về kinh doanh, cơ cấu doanh nghiệp, hoạt động điều hành trong chính các công ty gia đình mình. Điều này cũng giúp trẻ có thể tìm ra cơ hội cho bản thân, tăng cường các kỹ năng khác thông qua các mối quan hệ mở rộng.
Từ 22 tuổi trở lên
Tầm tuổi khi mà các thanh niên khác sẽ lo ý tưởng khởi nghiệp hoặc tiếp tục học lên thì các hậu duệ gia thế này sẽ phải cân nhắc về việc nên mua một căn hộ hay nên đi thuê tạm.
Dù gia đình siêu giàu nhưng trẻ vẫn cần học có trách nhiệm với tài chính cá nhân như quản lý tín dụng.
Tuy nhiên, không hẳn trẻ sẽ được tài trợ hoàn toàn tiền mua căn hộ. Trẻ cũng cần qua cơ hội này để tham gia vào các hợp đồng tín dụng, hiểu thế nào là thế chấp, quy trình đi vay, khả năng vay và cách điều hành của hệ thống xếp hạng tín dụng….
Hầu như việc đảm bảo các thế hệ nối tiếp có thể kế thừa và phát triển gia sản của gia đình là mục tiêu cuối cùng, nhưng có những lúc trẻ có thể tranh thủ tầm ảnh hưởng của gia đình để đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Tóm lịa, ngày càng có nhiều tỷ phú không lựa chọn trao quyền thừa kế cho con cái của mình vì mong muốn trẻ có thể tự mình đi lên bằng năng lực bản thân. Do đó, việc tiếp cận cho trẻ bài học tài chính càng sớm càng tốt có thể giúp chúng có thể phát huy tối đa các tố chất, sẵn sàng nhận chuyển giao tài sản lẫn gia sản của các thế hệ cha ông một cách hiệu quả.
Theo CNBC
Bảy điều phụ huynh không nên chia sẻ với con về tiền bạc
Bố hay mẹ kiếm được nhiều tiền hơn, mức giá của từng món quà hay ai đang nợ tiền của gia đình là thông tin trẻ nhỏ chưa cần biết.
Hầu hết trẻ em không có khái niệm rõ ràng về tiền bạc. Tuy nhiên, thái độ, hành vi và kiến thức bao quát của trẻ sẽ được hình thành nhờ việc quan sát bố mẹ hàng ngày. Trong cuốn sách "Biến con thành thiên tài về tiền bạc (ngay cả khi bạn không phải là thiên tài", chuyên gia tài chính cá nhân Beth Kobliner dành nhiều lời khuyên cho phụ huynh có con từ 3 đến 23 tuổi.
"Khi nói đến tiền, tôi nghĩ có một số điều mà trẻ em chưa sẵn sàng để tiếp thu và không cần phải biết", cô nói.
Business Insider trích dẫn bảy điều bạn không nên nói với trẻ nhỏ theo danh sách của Kobliner.
1. Bạn kiếm được bao nhiêu
Kobliner đề nghị không chia sẻ chi tiết về mức lương của bạn với trẻ, dù là 50.000 USD hay 500.000 USD một năm. Tuy nhiên, bạn nên cảm thấy thoải mái khi con hỏi và có thể nói một cách chung chung.
"Chẳng hạn, bạn có thể trả lời con rằng thu nhập trung bình ở Mỹ đối với một gia đình là khoảng 65.000 USD, sau đó cho biết bố mẹ đang ở mức nào so với con số cụ thể đó", Kobliner viết.
Như vậy, trẻ sẽ hiểu được tình hình, đồng thời nhận thức được rằng không phải gia đình nào cũng kiếm được khoản tiền như nhau.
Ảnh: YMCA Iredell
2. Bố hay mẹ kiếm được nhiều tiền hơn
Trong gia đình cả bố và mẹ đều đi làm, Kobliner cho rằng bạn không nên chỉ ra ai là trụ cột kinh tế.
"Gán số tiền cụ thể cho công việc của bố và mẹ có thể truyền thông điệp cho trẻ nhỏ rằng đóng góp của người này quan trọng hơn người còn lại", cô viết. Tất nhiên, khi trẻ lớn dần lên, chúng có thể biết rằng bác sĩ hoặc luật sư thường kiếm được nhiều tiền hơn giáo viên.
Đối với gia đình có một phụ huynh ở nhà chăm sóc con, điều quan trọng là cần giúp trẻ biết rằng nội trợ cũng là công việc toàn thời gian, dù không có thu nhập.
"Bạn nên thống nhất trong cách thể hiện để trẻ hiểu rằng bố mẹ là một đội, làm việc cùng nhau và ai kiếm nhiều tiền hơn không quan trọng", theo Kobliner.
3. Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu cho thời gian nghỉ hưu
Tài khoản hưu trí rất phức tạp, ngay cả đối với một số người lớn. Do vậy, trẻ nhỏ có thể không hiểu được tại sao bạn lại tiết kiệm một khoản tiền mà không thể dùng để chi tiêu.
Kobliner chia sẻ về trải nghiệm cá nhân: "Khi tôi khoảng 10 tuổi, cô bạn hàng xóm Susan nói với tôi rằng bố mẹ bạn ấy đã tiết kiệm được một triệu đôla trong tài khoản hưu trí của họ. Theo bản năng, tôi lập tức nghĩ bạn ấy là một kẻ dối trá. Tôi chưa từng quen biết ai có một triệu đôla. Dù đó có phải sự thật hay không, việc tôi nắm được thông tin này không có gì hay ho cả".
4. Ai nợ tiền của bạn
Tiền bạc thường là gốc rễ của mọi rắc rối trong gia đình, bạn không nên để trẻ dính líu tới việc này.
"Chắc hẳn bạn đang điên tiết khi người anh mà bạn rất yêu mến lại vô trách nhiệm tới mức vô tư đi du lịch ở đảo Aruba khi còn nợ bạn 1.000 USD chưa trả. Nhưng nếu bạn đề cập đến việc này, trẻ sẽ có thái độ phòng thủ với cậu mình, và thậm chí nhớ mãi về chuyện đó ngay cả khi anh trai bạn đã trả tiền, bởi đó là chi tiết bạn sẽ ít khi cập nhật", chuyên gia tài chính viết.
Tuy nhiên, việc dạy con cẩn trọng khi vay tiền từ người thân trong gia đình cũng là ý tưởng tốt, chỉ cần không lấy ví dụ quá gần.
5. Bạn trả bao nhiêu tiền cho người trông trẻ
Nếu đã thuê một người giữ trẻ, bạn hãy cân nhắc về việc giữ bí mật các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên.
Đây là công việc cực kỳ ý nghĩa, do đó khi gán mức lương vào nó, con bạn có thể sẽ không coi trọng người chăm sóc mình.
6. Bạn chi bao nhiêu tiền cho một món quà
Trẻ em thường không nghĩ về chi phí của một món quà mà chỉ háo hức về việc cho - nhận. Khi nói giá của món quà, dù cao hay thấp, bạn có thể khiến con nhận thức sai lệch.
"Điều đầu tiên và quan trọng nhất là giá trị của một món quà không phải lúc nào cũng được phản ánh qua số tiền người tặng bỏ ra. Những món quà tốt nhất thường miễn phí, chẳng hạn được dành thời gian làm pizza với bố", Kobliner viết. Khi con lớn lên, bạn sẽ tìm thấy cơ hội để giải thích nhiều hơn.
Kobliner lấy ví dụ về một cậu bé 10 tuổi, cháu của bạn cô, đã khóc nức nở trong bữa tiệc sinh nhật khi nhận ra mình có ít quà hơn năm ngoái. Mẹ cậu bé phải giải thích rằng giờ con đã lớn nên những thứ con muốn cũng tốn nhiều tiền hơn. Do đó, một số người thân đã góp tiền mua chung chiếc iPad để tặng con thay vì mua những món quà nhỏ riêng lẻ.
7. Nỗi lo lắng về khoản tiền cho con học đại học
Con trúng tuyển đại học luôn là niềm tự hào của bất kỳ bậc phụ huynh nào, nhưng nỗi lo tài chính đi kèm với nó cũng không hề nhỏ.
Trước khi con vào trung học, bạn không nên để lộ nỗi lo qua những cuộc trò chuyện với con. Thông tin tiêu cực đó có thể khiến trẻ cảm thấy vào đại học là gánh nặng và chúng không muốn bố mẹ phải khổ sở.
Tuy nhiên, nếu vào đại học là mục tiêu mà bạn thực sự muốn con đạt được, bạn có thể khuyến khích trẻ bằng cách nói rằng cần tiết kiệm để lo cho những việc quan trọng như vậy.
Thùy Linh
Theo VNE
Nổi tiếng và giàu có như Jessica Alba mà vẫn dạy con nghiêm khắc thế này, bảo sao con không ngoan ngoãn, tự lập Cứ tưởng ánh hào quang của Hollywood sẽ cuốn "Thiên thần bóng tối" Jessica Alba vào vòng xoáy công việc và không thể bên cạnh 3 con, nhưng nữ diễn viên tài năng này lại có những cách dạy con đáng ngưỡng mộ. Jessica Alba là nữ diễn viên xinh đẹp, tài năng khi tham gia làng giải trí từ lúc mới 12...