Cách bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
Để tăng sức đề kháng, về dinh dưỡng nên bổ sung vi chất, sử dụng thực phẩm có chứa vi sinh vật có lợi, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh.
Sức đề kháng được tạo thành bởi mạng lưới các kháng thể và các tế bào miễn dịch, có chức năng bao vây và đẩy tác nhân gây bệnh ra ngoài, không cho chúng xâm nhập sâu vào cơ thể. Để tăng sức đề kháng ngoài tiêm vaccine (tạo ra kháng thể), giữ gìn vệ sinh cá nhân (loại bỏ vi trùng gây bệnh), cần chú ý đến tập luyện, giấc ngủ và nhất là dinh dưỡng.
Trong đó, tập luyện và vận động giúp cơ thể dẻo dai. Ngủ đủ giấc hỗ trợ các tế bào tạo ra kháng thể nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng để sản xuất ra những kháng thể mà cơ thể đang cần. Dinh dưỡng ngoài việc tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động còn giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng thông qua các vi chất.
Để tăng sức đề kháng, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đã đưa ra công thức dinh dưỡng 4-5-1 áp dụng cho các bữa ăn hàng ngày . Trong đó, số 4 trong công thức chính là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (carbohydrate, protein, lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin – khoáng chất. Số 5 nghĩa là để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, bao gồm: lương thực (gạo, mì); các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc…); sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt các loại và cá, hải sản; trứng và các sản phẩm của trứng; rau lá xanh; củ quả màu vàng, cam, đỏ; và nhóm dầu ăn, mỡ. Cuối cùng, số 1 là mỗi bữa ăn trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.
Video đang HOT
Chế độ dinh dưỡng khoa học bao gồm 4 nhóm chính. Ảnh: Shutter Stock.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, trước đây nói đến dinh dưỡng người ta hay quan tâm đến năng lượng. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nói đến dinh dưỡng là nói đến vi chất (các vitamin, khoáng chất) và những thực phẩm có chứa vi sinh vật có lợi.
“Có thể nói men vi sinh – lợi khuẩn chính là một thành công của ngành dinh dưỡng cũng như ngành miễn dịch học” , bác sĩ Khanh nhận xét. Theo bác sĩ, những nhóm vi khuẩn này rất có lợi trong việc điều hòa miễn dịch, sản xuất ra những kháng thể và tạo ra sự thăng bằng của cộng đồng vi khuẩn trong đường ruột. Chính vì thế, vi chất, lợi khuẩn, nhiều loại men đã được bổ sung vào thực phẩm giúp cho cơ thể điều hòa được lượng men trong đường ruột để tăng sức đề kháng. Một nhóm sản phẩm mà thế giới hiện nay dùng rất nhiều và các nhà sản xuất dễ dàng bổ sung vi chất và men vi sinh chính là sữa và các sản phẩm từ sữa. Trong đó, sữa chua lên men hay sữa chua uống men sống có lợi thế rất lớn, bởi vì có thể tạo môi trường phù hợp để bổ sung men vi sinh – những lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt hơn và có tác dụng hỗ trợ tăng đề kháng.
Nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) cho thấy những người tình nguyện uống sản phẩm có lợi khuẩn (probiotic) trong vòng 4 tuần có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn, có ý nghĩa thống kê, so với nhóm đối chứng không uống probiotic.
Số lợi khuẩn trong cơ thể con người rất lớn, nhưng hiện nay mọi người chỉ tập trung chú ý vài loại, trong đó có Lactobacillus với các dòng khác nhau. Lactobacillus tạo ra lactase, enzyme giúp phân giải lactose (một loại đường trong sữa), tạo ra axit lactic giúp kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại. Vi khuẩn Lactobacillus được tìm thấy tự nhiên trong miệng, ruột non…
Một trong những Lactobacillus được con người bào chế là L.Casei 431TM. Bác sĩ Khanh cho biết, các nhà tiêu hóa học trên thế giới đều công nhận lợi khuẩn này có vai trò rất lớn, bởi có thể ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân gây ra ung thư dạ dày. L.Casei 431TM cũng góp phần điều hòa được những rối loạn về vi khuẩn chí ở trong ruột. Ví dụ, khi cơ thể bệnh nặng, uống kháng sinh nhiều sẽ làm mất đi những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, khiến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc đó, L Casei 431TM sẽ đi vào và hỗ trợ điều hòa lại vi khuẩn chí ở đây, cải thiện nồng độ kháng thể và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bác sĩ nhấn mạnh rằng, bổ sung lợi khuẩn bằng ăn uống thông thường sẽ tốt hơn là uống thuốc.
Sữa chua uống men sống Vinamilk Probi là một trong những thực phẩm bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn L.Casei 431TM từ châu Âu, hỗ trợ tăng đề kháng. Ảnh: Vinamilk.
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2013, nhóm trẻ em (24 – 47 tháng tuổi) sau 3 tháng sử dụng sữa chua uống men sống (Probi) chứa lợi khuẩn L.Casei 431TM có xu hướng cải thiện nồng độ kháng thể IgA trong huyết thanh. Cụ thể, chỉ số miễn dịch IgA có xu hướng tăng hơn 30% so với nhóm không sử dụng (tăng 19,97 mg/dL so với 14,98 mg/dL).
Bác sĩ tại nhà: Tăng sức đề kháng sau tiêm vắc xin Covid-19
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi chuẩn bị đi tiêm vắc xin Covid-19. Tôi được biết sau khi tiêm vắc xin có thể sẽ rất mỏi mệt. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên về việc tăng sức đề kháng sau khi tiêm phòng? Phạm Thị Thanh Huyền (Kim Mã, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi người, đau sưng tại chỗ tiêm... Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn trong 1 - 2 ngày.
Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, mỗi người cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.
Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể thường có các dấu hiệu đau, sốt vì thế, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Với độ tuổi của bạn, nhu cầu nước là 35ml/kg. Bên cạnh đó, cần uống nước đúng cách, uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc. Bởi khi uống nhiều một lúc, lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì mất quá nhiều chất điện giải. Hãy uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, điều đó sẽ giúp giảm cơn khát tốt hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước có pha thêm chút muối, nước rau, nước Oresol, nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Bạn cần ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15 - 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hằng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản) và thực vật (đậu, đỗ). Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh cần dùng từ 200 - 300g/người/ngày, quả chín từ 100 - 200g/người/ngày.
Khi chế biến thực phẩm phải lựa chọn thực phẩm tươi sống, không ăn những thực phẩm từ gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn món tái, gỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống.
5 loại quả không chỉ cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà còn giúp hạ đường huyết nhanh, ngay cả người khỏe cũng nên tăng cường Đối với bệnh nhân đái tháo đường, ăn một số loại trái cây ít đường một cách hợp lý có thể giúp ổn định lượng đường trong máu. Xét từ góc độ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thì việc ăn một số loại trái cây giàu vitamin sẽ giúp sức đề kháng được tăng cường, khiến người bệnh tiểu đường ăn...