Cách bố mẹ giúp con giảm cân hiệu quả
Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng tiến hành trong giai đoạn 2017-2018 cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì chung ở học sinh là 29,0% trong đó khu vực nông thôn là 17,8%, trong khi đó ở thành thị lên tới 41,9%.
Hơn 40% học sinh ở đô thị béo phì, cách nào giảm cân cho con hiệu quả?
Theo Viện Dinh dưỡng, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (SDD) đã giảm đáng kể và bền vững, tình hình an ninh lương thực – thực phẩm và bữa ăn của người dân đã được cải thiện rõ rệt.
Theo đó, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm nhanh và bền vững, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2019 tỷ lệ này là 12,2%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị. Tình trạng gánh nặng kép về dinh dưỡng ngày càng rõ rệt, và trở nên khó khăn trong phòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, thừa cân và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
Cụ thể, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi (năm 2019) là 9,7%. Đáng ngại, tình trạng thừa cân béo phì lứa tuổi học đường cũng đang báo động: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tiến hành trong giai đoạn 2017-2018, với 5.000 học sinh từ 75 trường từ Tiểu học đến THCS; THPT (thuộc 25 xã/phường) trên một số tỉnh thành phố cho thấy: tỷ lệ thừa cân/béo phì chung ở học sinh là 29,0% (tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 17,8%; khu vực thành thị là 41,9%).
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bố mẹ cần kiểm soát cân nặng ở mức “nên có” của trẻ để dự phòng tình trạng thừa cân – béo phì. Bởi khi trẻ thừa cân, béo phì sẽ đối diện với rất nhiều nguy cơ bệnh tật (các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch…).
Nguyên nhân tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam là do thói quen thích các đồ ăn nhanh và nước ngọt, bánh kẹo… của trẻ.
Video đang HOT
“Thói quen ăn đồ rán hằng ngày và ăn bữa phụ trước khi đi ngủ cũng làm cho trẻ tăng cân”, TS. BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.
Qua khảo sát về thói quen vận động thể dục của trẻ đến khám tại Trung tâm điều trị béo phì và hội chứng chuyển hoá của Viện Y học ứng dụng Việt Nam năm 2019 thì 88% trẻ thừa cân béo phì hiện nay thường dành khá nhiều thời gian để xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử di động và ít có thói quen tập luyện thể dục thể thao.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy thời gian vận động (chạy, đi bộ, chơi thể dục thể thao) ở nhóm trẻ béo là 49 phút/ngày, trong khi ở trẻ thường là 68 phút. Ngược lại, thời gian dành cho các hoạt động tĩnh (đặc biệt là xem tivi) ở trẻ em béo cao hơn hẳn: 82 phút/ngày (so với trẻ bình thường là 50 phút).
Vì thế, để ngăn ngừa béo phì ở trẻ, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng, các bố mẹ nên áp dụng phương án vận động của 5 2 của Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đó là 5 ngày thể dục/tuần: Dành ra khoảng 30 phút vào sáng, chiều cho việc cùng con tập luyện các môn thể dục, chạy chơi, đạp xe, đi bộ.
Ngoài ra, các bố mẹ cũng cần cùng con tập luyện 2 ngày thể thao/ tuần, dành khoảng 1h cho các môn thể thao, ưu tiên các môn ngoài trời và mang tính kéo dãn như bóng rổ, bóng chuyền, đá bóng, bơi, cầu lông….
Ngoài ra, TS. BS Trương Hồng Sơn cũng khuyến cáo, trẻ cần được ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Theo đó, trẻ cần được lên giường trước 10h tối và ngủ sâu giấc vào 11h đêm – 2,3h sáng – khi hormone tăng trưởng sản sinh ra nhiều nhất, tạo điều kiện cho chiều cao phát triển tối ưu…
Nhân Tuân lê “Dinh dương va Phat triên”, Bô Y tê đưa ra khuyến cáo: Người dân cố gắng phát triển mô hình vườn ao chuồng để tạo nguồn thực phẩm tại chỗ, sạch, an toàn cho bữa ăn gia đình; Sử dụng đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, ăn đủ nhu cầu theo từng lứa tuổi.
Tăng cường ăn rau, củ, trái cây và các loại thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng; Thực hiện nuôi dưỡng trẻ hợp lý trong 1.000 ngày đầu đời để giúp trẻ phát triển tối ưu cả về thể chất, tầm vóc và trí tuệ khi trưởng thành; Thực hiện dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường vận động thể lực để phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây; Kêu gọi toàn dân thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, góp phần phòng chống dịch bệnh.
Thể dục thể thao theo những cách này không chỉ tốt cho thể lực mà còn cả trí lực
Khi bạn vận động cơ thể theo cách này, não bộ cũng sẽ được kích hoạt không ngừng.
Nhận thức
Một báo cáo mới đây của các nhà nghiên cứu ĐH Basel (Thuỵ Sĩ) và ĐH Tsukuba (Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng những môn thể thao có tính thách thức và phối hợp với nhiều người chơi như tennis hay đá bóng sẽ tác động tới nhận thức tốt hơn các tập luyện độc lập.
Báo cáo đã phân tích 80 nghiên cứu về các loại và các khía cạnh khác nhau của thể dục thể thao - từ tăng sức mạnh, sức bền đến cường độ luyện tập - và cách chúng tác động tới khả năng nhận thức.
Mặc dù tất cả các hình thức tập luyện đều giúp tăng khả năng nhận thức nhưng hiệu quả nhất là các môn thể thao nhiều vận động phức tạp và phối hợp với những người chơi khác. Đó là bởi sự tăng trưởng của các tế bào não và các kết nối thần kinh ở thuỳ trán.
Nhà nghiên cứu TS. Sebastian Ludyga, ĐH Basel, người viết báo cáo, cho biết: Đồng đội hay đối thủ khi chơi thể thao có giá trị đặc biệt với nhận thức bởi họ buộc não bộ chúng ta phải phản ứng nhanh trước "những phản ứng khó đoán của người chơi cùng".
Báo cáo cũng bác bỏ ý kiến cho rằng càng luyện tập nhiều sẽ càng khoẻ mạnh và khẳng định: chính cách tập quan trọng hơn tần suất hay thời lượng vận động.
Trí nhớ
Theo TS Wendy Suzuki, chuyên gia thần kinh học và tâm lý, TT Khoa học thần kinh của ĐH New York, aerobic (thể dục nhịp điệu) đóng vai trò cực kỳ quan trọng với trí nhớ.
"Khi bạn tập luyện, cơ thể sẽ "bơm" ra một loạt các chất, trong đó có các yếu tố tăng trưởng kích thích sản sinh tế bào não mới ở vùng hải mã - vùng não lưu giữ ký ức dài hạn. Tôi luôn lấy đó làm động lực để rèn luyện thân thể mỗi ngày", TS Suzuki chia sẻ.
Còn một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí Bệnh Alzheimer chỉ ra điểm trí nhớ cải thiện 47% ở nhóm tập thể dục nhịp điệu trong 1 năm so với nhóm chỉ tập các bài tập căng giãn cơ. Bởi thể dục nhịp điệu làm tăng lưu lượng máu tới vùng hải mã, bảo vệ vùng này, chống lại tình trạng mất trí nhớ cho những người có nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ hay Alzheimer.
Tâm trạng
TS Suzuki khẳng định: "Chỉ cần một bài tập thể dục là đã có thể cải thiện tâm trạng. Mỗi lần chúng ta tập luyện, não bộ sẽ được kích thích tiết ra các chất như serotonin - có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và cảm giác đói - và chất endorphins - có tác dụng giảm căng thẳng và đau nhức".
Một nghiên cứu năm 2019 đăng tải trên Preventive Medicine chỉ ra rằng những người tập các bài tập căng giãn cơ hay aerobic, hay chạy, đi bộ và đạp xe ít có các biểu hiện trầm cảm hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy tập luyện giúp cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ - một yếu tố quan trọng đối với tâm trạng và sức khoẻ tâm thần.
"Luyện tập bền bỉ có thể thay đổi vĩnh viễn cấu trúc và chức năng não bộ theo hướng ngày càng tốt hơn. Tin tốt là chúng ta có thể tự trải nghiệm để biết loại vận động nào mang lại cảm xúc tốt nhất. Đối với một số người, đó sẽ là nhảy múa với bài hát yêu thích trong phòng khách; với người khác, đó có thể là 5 phút chạy bộ ngoài thiên nhiên", Suzuki bật mí.
Muốn xương chắc khỏe thì nên tập những môn nào? Để có khung xương khỏe mạnh thì phải duy trì tập luyện thể dục, chơi thể thao thường xuyên. Một số bài tập được khoa học chứng minh có thể có giúp tăng cường sức khỏe của xương. Tập nâng tạ có thể giúp tăng cường mật độ xương và giúp xương chắc khỏe - SHUTTERSTOCK Chạy bộ Chạy bộ không chỉ giúp...