Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư
Để phòng ngừa ung thư thực chất vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe bạn có thể thay đổi một vài điểm như lối sống, cách ăn uống để giảm tối đa nguy cơ mắc ung thư.
1. Giảm thịt trong bữa ăn hàng ngày
Theo các nghiên cứu, không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư bằng cách lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm, duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày.
Nghiên cứu cho biết có đến 10% trường hợp mắc ung thư ruột ở Anh có thể được phòng ngừa bằng cách ăn ít thịt đã chế biến. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng việc ăn nhiều thịt đỏ sẽ gây ra nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn.
Để giảm nguy cơ mắc ung thư cần tuân thủ nguyên tắc không ăn quá 500g trọng lượng thịt đã nấu chín từ các loại thịt như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu mỗi tuần.
Lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn như: jambon, thịt xông khói, xúc xích. Do các loại thực phẩm này thường được cho thêm muối nitrat và nitrit để bảo quản và thịt đã qua quá trình hun khói, sấy khô do đó có thể sản sinh hợp chất gây ung thư.
2. Phòng ngừa ung thư bằng cách giảm muối trong thức ăn
Khi ăn thức ăn có chứa nhiều muối là thói quen gây hại cho sức khỏe. Những loại thức ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và tăng huyết áp. Do đó để bảo vệ sức khỏe bạn chỉ nên ăn 5g muối mỗi ngày.
Giảm muối khi nấu ăn sẽ giúp làm giảm phòng ngừa ung thư hiệu quả – Ảnh Internet
Giảm muối hiệu quả bằng cách từ từ giảm lượng muối ăn vào cơ thể cho đến mức thấp nhất có thể. Không nên thêm muối khi nấu ăn hoặc tại bàn ăn, cần kiểm tra nhãn thực phẩm và lựa chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp hơn.
Cần chế biến thực phẩm khi còn tươi, sử dụng gia vị và thảo mộc thay thế cho muối để tạo hương vị cho món ăn.
3. Tăng sản ph ẩm thực vật, giảm ăn thực phẩm nhiều calo
Mỗi loại thực phẩm đều chứa calo nhất định. Một số loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn so với các loại thực phẩm có cùng trọng lượng khác. Các loại thực phẩm chứa nhiều calo hay còn gọi là thực phẩm chứa nhiều năng lượng có xu hướng chứa nhiều chất béo và đường nên dễ khiến bạn tăng cân.
Video đang HOT
Các loại sản phẩm từ thực vật như gạo nguyên hạt, đậu, trái cây, rau đều giúp ích trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Thực hiện chế độ ăn thực vật gồm nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: ưng thư miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày,… Các loại thực phẩm này cũng chứa các chất phytochemical giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi hư hại và tổn thương dẫn đến ung thư.
Không chỉ vậy, các loại rau còn chứa ít calo giúp cơ thể có thể duy trì được trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài ra, một số loại rau quả có khả năng phòng ngừa và kiểm soát các chứng ung thư nhất định như: cà chia, khổ qua, táo xanh, bông cải xanh,… Các vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm từ thực vật sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho cơ thể của chúng ta khỏe mạnh.
4. Cách chế biến thực phẩm
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì cách chế biến thực phẩm cũng là cách giúp phòng ngừa ung thư đạt hiệu quả cao hơn như:
- Không nấu thịt ở nhiệt độ quá cao như chiên ngập dầu, nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư.
Không nên nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư – Ảnh Internet
- Lưu ý không ăn các thực phẩm đã mốc vì những loại thực phẩm này chứa nhiều độc tố như aflatoxin, fumonisin, đây là những chất có thể gây ung thư.
- Cần lựa chọn và sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, tự nhiên để nấu nướng thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa chất bảo quản hoặc phụ gia.
5. Hạn chế đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn được các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu uống nhiều có thể gây ung thư. Hạn chế đồ uống có cồn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.
Đối với các loại đồ uống có cồn có thể sản sinh ra oxy phản ứng làm tổn thương ADN và protein, lipid, chất béo trong quá trình oxy hóa. Chất này cũng có thể làm yếu khả năng phá vỡ và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, đồ uống có cồn còn làm tăng lượng oestrogen, đây là hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú. Không chỉ vậy đồ uống có cồn còn chứa nhiều chất ung thư gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản.
3 kiểu nấu ăn có thể tạo ra chất độc gây ung thư: Tiếc rằng nhiều người vẫn vô tư làm
Nếu bạn là người nội trợ thì hãy lưu ý rằng những thói quen nấu ăn này có thể gây ung thư và nhiều bệnh tật khác. Hãy nhanh chóng thay đổi sau khi đọc để gia đình khỏe mạnh.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thể thiếu cơm cà mắm muối, nấu ăn từ sáng đến chiều mỗi ngày 3 bữa. Ít nhất thì dù bận rộn bạn cũng tự nấu ăn tối thiểu 1 bữa trong ngày.
Nấu ăn là điều không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, nhưng nhiều người có một số thói quen xấu vô tình trong quá trình nấu ăn có khả năng gây ra nhiều tai họa và làm tổn hại sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Vì sức khỏe của chính bạn, và để không bị ung thư, mọi người phải chú ý đến những thói quen sai lầm trong khi nấu ăn có thể gây nguy hiểm.
Những thói quen xấu của nấu ăn có thể gây ra chất gây ung thư là gì? Theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), sau đây là điều chúng ta cần ghi nhớ.
1. Chảo nấu món trước không rửa, tiếp tục dùng để nấu món sau
Trong hầu hết các hộ gia đình, thường chỉ có một chảo rán chuyên dùng hoặc thích sử dụng hàng ngày nhiều hơn các chảo khác, và để tránh việc cọ rửa rắc rối, thì nhiều người cứ dùng chảo đó để tái sử dụng.
Sau khi chiên một món ăn trước đó, nhiều người không rửa chảo mà để vậy rồi sau đó chiên một món ăn khác. Mặc dù thói quen này khá phổ biến và nhìn qua có vẻ như không có vấn đề gì, nhưng thực tế nó đang che giấu nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn tiếp tục chiên một món ăn khác mà không rửa chảo, phần dầu mỡ và thức ăn thừa trong món trước sẽ tiếp tục được làm nóng lại ở nhiệt độ cao, đây chính là nguyên nhân tạo ra độc tố, có thể tạo ra chất gây ung thư, được gọi là benzopyrene.
Ngoài ra, dùng chảo dầu cũ để chiên rán một món ăn khác sau khi nấu cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của món thứ hai.
Mọi người nên coi sức khỏe là điều kiện tiên quyết. Sau khi nấu xong, rửa nồi chảo sạch sẽ, rồi mới có thể tiếp tục làm một món ăn khác sẽ an toàn hơn và đừng bao giờ cho rằng việc rửa nồi phức tạp, mất thời gian.
2. Sử dụng dầu chiên rán thừa để tái sử dụng cho món khác
Mọi người đều biết rằng, chúng ta thường đổ ngập dầu ăn để chiên rán một món ăn nào đó, sau khi nấu xong sẽ thừa lại rất nhiều dầu.
Có những lúc nhìn vào lượng dầu đó chúng ta sẽ cảm thấy tiếc và có thể nhiều người đã giữ lại để tái sử dụng cho lần sau.
Đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh món ăn chiên rán thì điều này là không ngoại lệ. Họ nghĩ rằng thật lãng phí khi đổ dầu, tốt hơn là tái chế nó.
Trên thực tế, điều này chính xác có hại cho sức khỏe của cơ thể. Nếu dầu sau khi chiên được sử dụng lại, dầu được sử dụng nhiều lần sẽ tạo ra các chất có hại. Aldehydes và các hợp chất dị vòng và benzopyrene sau khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể con người.
Việc liên tục để cơ thể phải xử lý, hấp thụ những chất độc hại của dầu mỡ tái chế chắc chắn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đây là lý do tại sao bạn không nên ăn nhiều đồ chiên rán bên ngoài. Một số doanh nghiệp sử dụng dầu nhiều lần vì họ muốn tiết kiệm chi phí. Điều này tạo ra các chất có hại khủng khiếp.
3. Nấu dầu mỡ sôi quá già lửa mới cho thực phẩm vào
Trong khi nấu ăn bằng dầu mỡ, chúng ta thường có công đoạn làm nóng nồi/chảo, đun sôi dầu mỡ rồi mới cho thực phẩm vào chiên rán xào. Điều này là quy trình phổ biến của bất kỳ người nội trợ nào.
Nhưng có một thực tế ít người biết, là khi làm nóng dầu mỡ, chỉ nên để nóng ở mức độ vừa phải, nhiệt độ trung bình hoặc thấp.
Nhưng khi nhiều người có thói quen nấu các món ăn sau khi đun sôi dầu. Họ nghĩ rằng chỉ bằng cách này, hương vị thực sự của món ăn mới có thể đạt được chất lượng, đặc biệt là là còn chờ dầu thật nóng già mới cho thực phẩm vào chiên, xào.
Tuy nhiên, nếu dầu được đun sôi sau khi cho vào chảo thường đạt nhiệt độ cao hơn 200 độ và nhiệt độ dầu quá cao, rất dễ sản xuất chất benzopyrene, chất gây ung thư này được liệt kê là chất gây ung thư có trong danh sách khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, được liệt kê nó thực sự là một loại chất gây ung thư.
Ngoài ra, việc nấu dầu ăn ở nhiệt độ cao cũng sẽ gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và rất dễ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, tốt nhất không nên đợi dầu bốc khói trước khi nấu.
Chỉ cần bật lửa trung bình và chờ nhiệt độ dầu cao hơn một chút so với dầu chưa nấu là có thể cho thực phẩm vào, như vậy sẽ không gây hại cho sức khỏe của mọi người.
Mỗi ngày chúng ta phải xào rau, nhưng chúng ta có một số thói quen vô ý dẫn đến việc sản xuất chất gây ung thư.
Đôi khi bạn cũng nên chú ý hạn chế ăn dầu đun nóng, mặc dù món ăn có thể không được đậm đà hương vị.
Nhưng ăn như vậy bạn lại có được giá trị lớn cho sức khỏe. Ăn sai cách hoặc quá nhiều dầu mỡ sẽ phải trả giá bằng sức khỏe thể chất, và sự hối tiếc là quá muộn khi mất sức khỏe.
70 chất gây ung thư chui vào đâu? Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có hàng trăm loại hóa chất có hại cho sức khỏe như 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Vô tư nhả khói thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN...