Cách ăn mỳ ramen của người Nhật
Người Nhật có ba loại mì: soba là loại mì sợi nhỏ; udon là loại mì sợi to làm bằng bột lúa mạch ba góc; mì làm theo lối Trung Quốc, gọi là ramen, thì luôn được ăn với nước lèo nóng, các lát thịt heo xá xíu và rau.
Các quán mì hiện diện gần như ở khắp nơi trên đất nước Nhật: có đến hơn 4.000 tiệm ở Tokyo và hơn 200.000 tiệm ở cả nước.
Dù rất bình dân, món mì ramen được nhiều người sành ăn ca ngợi. Rất nhiều sách hướng dẫn, tạp chí, chương trình truyền hình, trang web hay sách hình chuyên bàn về nó, giới thiệu các món mì đặc biệt và các cách làm mì. Thành phố Yokohama dành cho nó cả một bảo tàng. Còn có cả các lộ trình nên theo để tìm được các quán mì ngon: giống như trong các cuộc hành hương đến các ngôi chùa danh tiếng, những người mê ăn mì thường yêu cầu chủ quán đóng dấu vào một cuốn sổ để chứng thực là họ đã từng đến ăn!
Vào buổi trưa, thực khách sắp hàng rất dài trước các tiệm mì nổi tiếng, giá thường khá rẻ: chưa đến 9 USD một tô.
Đối với người Nhật, mì ramen gắn liền với lịch sử của đất nước họ. Nó là món ăn của người nghèo và của các thời buổi khan hiếm. Nó cũng đã nuôi sống nhiều thế hệ sinh viên túng tiền. Ngay cả hiện nay, nếu ta hỏi một bé con là nó muốn ăn gì, thì nó thường trả lời: mì ramen!
Các tô mì ramen xuất hiện ở Nhật vào nửa sau của thế kỷ 19 ở các hải cảng như Yokohama, nơi có nhiều người Trung Quốc đến lập nghiệp.
Chính họ đã đưa món mì ramen vào Nhật. Nhưng món mì ramen chỉ thực sự được nhiều người Nhật ưa thích từ sau thế chiến II. Cùng với sự phồn vinh của Nhật, món mì ramen trở nên đa dạng hơn, với các gia vị của riêng mỗi vùng: có đến 28/ 47 tỉnh tạo ra được món mì đặc sản.
Video đang HOT
Thường là ngồi trên chiếc ghế đẩu thô sơ trước quầy hàng của các quán cóc, người ta mới được ăn những tô mì ngon nhất. Thông thường, người chủ tiệm tự làm các tô mì rồi dọn cho khách. Theo những người sành ăn, cái ngon của tô mì ở cả trong nước lèo hơi lềnh nấu bằng xương heo.
Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ; phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn, điều mà người châu Âu vốn cho là thô tục: nhưng ở Nhật mọi tầng lớp xã hội đều ăn mì như thế cả. Thỉnh thoảng mới nghe vài câu nói ngắn, vì mọi người đến đó không phải để trò chuyện.
Khuôn mặt của người ăn thường biến mất sau tô mì, được nâng lên đến tận miệng để không một giọt nước hay một sợi mì nào bị rớt khỏi bát. Nó chỉ hiện ra trở lại sau khi tô mì sạch bóng được trả lại cho chủ quán. Rất hài lòng, người vừa ăn xong mỉm cười khoái trá.
Tất cả những điều vừa miêu tả đúng là không mấy “thanh lịch”, nhưng đối với đa số người Nhật, phải ăn mì như thế thì mới ngon.
Theo Homnayangi
Quán mì ramen trà sữa trân châu gây tò mò ở Nhật
Trái với tưởng tượng về sự kết hợp kỳ lạ của mì ramen và trà sữa trân châu, món ăn này lại nhận được nhiều lời khen.
Cơn sốt trà sữa trân châu dường như vẫn chưa hạ nhiệt ở Nhật Bản. Vài tháng qua, những phiên bản biến tấu của loại thức uống này xuất hiện liên tục, món ăn sau lại độc đáo và "dị" hơn món ăn trước. Nhưng nếu như cách đây ít lâu, một blogger ẩm thực mới chỉ thử nghiệm món cơm trà sữa trân châu thì mới đây, một nhà hàng mì ramen đã cho ra đời sản phẩm thương mại, bán rộng rãi cho người dùng.
Nằm ở khu phố Tamachi, trung tâm thủ đô Tokyo, Menya Musashi Gorindo (một nhánh của chuỗi ramen Menya Musashi nổi tiếng) vừa thêm món Tapioca Tsukemen vào thực đơn của mình. Đây là ramen kiểu tsukemen, có nghĩa là mì được phục vụ khô với nước chấm bên cạnh. Nhưng điều làm nên sự khác biệt của món ăn này là nước dùng bao gồm trân châu. Giá một bát mỳ trà sữa trân châu là 1.000 yen, tương đương 215.000 đồng.
Món ăn được phục vụ với 2 phần. Bát mì bao gồm mấy lát thịt gà, dưa chuột, hành lá, chanh cắt múi, rau sống, mì sợi, nhìn khá ngon mắt và tươi mát.
Phần còn lại là một bát nước dùng nhưng thay vì phiên bản truyền thống, món ăn này chuẩn bị một bát nước dùng béo ngậy, màu kem, với hương vị trà sữa và một ít trân châu dẻo.
Trái với sự e dè khi nhìn thấy món ăn, nhiều thực khách đã đưa ra các nhận xét bất ngờ và tích cực về Tapioca Tsukemen. Một phóng viên trải nghiệm của tờ Sora News 24h cho biết: "Phần nước dùng là sự kết hợp của trà sữa Earl Grey và nước dùng Menito Musashi. Hương vị khá phức tạp, pha trộn giữa vị mặn và kem nhưng không hề cảm thấy lệch tông. Khi nếm xong, vị khá rõ ràng đọng lại trên lưỡi".
"Mọi thứ trở nên tuyệt vời hơn khi tôi bắt đầu trộn mì vào bát nước dùng. Sợi mì tươi, trân châu dẻo thơm, tưởng như không liên quan về vị nhưng lại khá ăn ý, không hề có sự khó chịu", người trải nghiệm viết.
Chủ quán còn phục vụ một chiếc ống hút bên cạnh để bạn có thể hút nước dùng và trân châu như khi uống trà sữa bình thường.
Tapioca Tsukemen đi kèm với một hộp sữa hạnh nhân nhỏ để khách có thể đổ vào nước dùng để tăng độ béo ngậy nếu muốn.
Nhà hàng Menya Musashi Gorindo được biết đến với sự sáng tạo không ngừng và đầy mạo hiểm của các đầu bếp. Trước đây, thương hiệu này từng cho ra mắt mì ramen chocolate và mì ramen dâu tây cũng rất được yêu thích. Nếu là tín đồ trà sữa, đừng bỏ lỡ cơ hội thử nghiệm món ăn kỳ lạ này trong chuyến du lịch Tokyo. Địa chỉ: Tokyo, Minato-ku, Shiba 5-29-1, thời gian mở từ 11h đến 15h và 17h đến 22h hằng ngày.
Theo Sora News 24h
Quán mì 16 năm lấy chả bò từ Đà Nẵng để phục vụ khách Sài Gòn Ông Nắng giữ nguyên hương vị đậm đà của món ăn quê hương để thu hút thực khách đến quán mì Quảng ở quận Phú Nhuận. Nằm trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP HCM), quán mì Quê Tôi có chủ là vợ chồng ông Nắng, người Đà Nẵng. Cửa tiệm mở năm 2006 với các món ăn được chủ quán...