Cách ăn lẩu Tứ Xuyên đúng chuẩn
Nhắc đến ẩm thực mùa đông Trung Quốc, một trong những món ăn được lòng thực khách nhất chính là lẩu cay xé lưỡi ở Tứ Xuyên.
Nếu người Nhật có sushi, người Mỹ có bánh mì kẹp burger thì người Trung Quốc có lẩu. Và một trong những món lẩu nổi tiếng nhất, được nhiều người yêu thích nhất chính là lẩu cay Tứ Xuyên.
Bắt đầu trở thành “ngôi sao sáng” trong làng ẩm thực quốc gia từ thế kỷ 19, lẩu Tứ Xuyên được biết đến nhờ vị tê, cay, tươi mới và thơm nồng. Trong đó, cay là linh hồn chủ đạo của món ăn, càng cay càng tốt. Nước lẩu sẽ phủ kín màu đỏ của các loại ớt, hạt tiêu…
Lẩu Trùng Khánh và lẩu Thành Đô là hai loại phổ biến, nổi tiếng nhất của Tứ Xuyên (Trùng Khánh trước đây thuộc tỉnh Tứ Xuyên, năm 1997 tách thành thành phố trực thuộc trung ương còn Thành Đô là thành phố tỉnh lỵ của Tứ Xuyên).
Lẩu Thành Đô với hai loại nước dùng: cay và cà chua, được gọi là Yuanyangguo. Ảnh: China Discovery
Lẩu Thành Đô có vị nhạt hơn lẩu Trùng Khánh, và một nồi nước lẩu thường được ngăn đôi. Mỗi ngăn chứa một vị cay và không cay. Hương vị của món lẩu tại thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên này chủ yếu dựa vào các loại gia vị bí truyền của từng nhà hàng.
Bước vào bất kỳ nhà hàng lẩu nào, bạn sẽ cảm thấy thèm ăn ngay lập tức. Tất cả là nhờ mùi thơm lừng ùa đến từ nước dùng cay nồng đang sủi bọt và bốc khói nghi ngút trong nồi. Bạn cũng sẽ bị thu hút bởi những đôi đũa chuyển động liên tục để nhúng thức ăn, tiếng húp mì sì sụp của các thực khách khác.
Đồ dùng để ăn lẩu gồm nhiều loại thịt, rau và các món ăn kèm. Tất cả đều được cắt nhỏ, trình bày đẹp mắt để phục vụ quá trình ăn uống và tận hưởng món ăn bằng mắt của thực khách.
Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về cách ăn lẩu và các địa chỉ quán lẩu ngon nhất tại nơi được mệnh danh là hạnh phúc nhất Trung Quốc này, theo hướng dẫn của người địa phương.
Cách ăn lẩu:
Bước 1: Chọn nước dùng. Các nhà hàng thường phục vụ 3 loại: nước dùng cay truyền thống đầy ớt, nước dùng nấm và nước dùng cà chua. Trong các nhà hàng lẩu truyền thống, bạn có thể gọi hai loại nước dùng trong một nồi, được gọi là “Yuanyangguo”, hoặc nồi chỉ có nước dùng cay “hongguo”. Một số nhà hàng có thể phục vụ 3-4 loại nước dùng trong một nồi lẩu.
Video đang HOT
Bước 2: Gọi món ăn kèm. Sau khi chọn nước dùng, người phục vụ có thể yêu cầu bạn gọi các món ăn kèm để nấu trong nước dùng đang sôi. Các món ăn đều là nguyên liệu tươi sống, được cắt nhỏ để có thể nấu chín nhanh chóng. Với mỗi thực khách, chúng ta nên gọi ít nhất mỗi người 3 món ăn kèm.
Một số món ăn kèm phổ biến: xà lách, ngó sen cắt lát, đậu phụ, bông cải xanh, khoai tây, rau mầm đậu Hà Lan (hay giá đỗ), măng, mì khoai tây, nấm kim châm, thịt viên, thịt bò thái lát, bánh bao nhân tôm, thịt heo chiên giòn, xúc xích, cánh gà… Ngoài ra, bạn cũng có thể các món khác như: óc lợn, tiết vịt, lòng vịt, mề…
Các loại đồ nhúng kèm lẩu. Ảnh: China Discovery
Bước 3: Tự pha gia vị chấm. Bát gia vị chấm lẩu cũng quan trọng như nước dùng vậy. Thông thường, các quán lẩu sẽ bày một bàn gia vị để bạn chọn, và thực khách sẽ chọn những thứ mình yêu thích cho vào bát để tạo thành một hỗn hợp nước chấm. Các loại gia vị này thường gồm: dầu thực vật, sốt mè, tỏi nghiền, dầu mè, dầy cay đỏ, rau mùi, xì dầu, tiêu kê, số cay, tiêu, mè, đậu phộng, nước sốt… Sau khi nấu chín thức ăn, bạn nên chấm chúng qua bát gia vị vừa pha để tăng độ ngon trước khi ăn.
Một mẹo dành cho thực khách là không nên ăn vội đồ ăn lúc nóng và hãy đảm bảo thức ăn của bạn được nấu chín kỹ. Bên cạnh đó, bạn có thể gọi thêm một bát cơm trắng để đổi vị cũng như các món ăn nhẹ để tráng miệng, giảm vị cay hoặc độ ngấy của dầu, mỡ. Một trong những món phổ biến nhất là bingfen (thạch đá và đường nâu) và dounai (sữa đậu nành).
Các quán lẩu nổi tiếng: ShuJiuXiang, XiaoLongKan, HaiDiLao, BaShuDa ZhaiMen, LaoMaTou, JinCheng, YinXiang, WuMing, DaMiao, YueManDaJiang, DaLongYi…
Mỗi suất lẩu ở BaShu DaZhaiMen có giá từ 110 tệ (hơn 390.000 đồng) một người. Ảnh: China Discovery
"Khóc thét" với món lẩu làm từ chất thải trong dạ dày bò, được ví như thuốc chữa bệnh
Thứ chất lỏng màu xanh lấy từ thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày bò được người dân xem là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh.
Không thể phủ nhận rằng, ẩm thực của Trung Quốc rất đa dạng và ảnh hưởng tới nhiều nền văn hóa các quốc gia khác nhau.
Với sự phát triển của Internet, ngày càng có nhiều món ăn độc lạ xuất hiện và được chia sẻ rộng rãi lên MXH. Đặc biệt, có một số món ăn là đặc sản của địa phương nhưng người nước ngoài lại không dám ăn.
Nhắc đến lẩu, chúng ta biết có vô số loại lẩu khác nhau từ hải sản cho tới thịt bò. Hầu hết mùi vị các loại lẩu đều rất ngon, ai cũng thích, nhất là khi trời lạnh. Thế nhưng, ở Trung Quốc có một loại lẩu rất đặc biệt, nó có tên là lẩu bò thảo mộc.
Nếu chỉ nhìn thành phẩm, có lẽ mọi người sẽ không đoán được phần nào của con bò được chế biến. Trông nồi lẩu này cũng khá bắt mắt nên khi chưa nhắc tới nguyên liệu là gì, có lẽ bạn sẽ ăn ngấu nghiến nó.
Món lẩu bò thảo mộc này thường ăn kèm với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, thường là nhúng lẩu theo kiểu shabu shabu. Thế nhưng, phần khiến mọi người rùng mình nhất chính là nước lẩu.
Người ta nói rằng, những con bò được cho ăn no sau đó nửa tiếng sẽ bị làm thịt. Không được phép để quá thời gian này, nếu không thức ăn trong dạ dày bò sẽ bị tiêu hóa hết.
Tiếp theo đó, người ta sẽ lấy thức ăn đang tiêu hóa nửa chừng trong dạ dày và ruột non của con bò ra, ép lấy chất lỏng màu xanh.
Chất lỏng màu xanh này sẽ được trộn với nhiều loại gia vị khác nhau như gừng, vỏ quýt, tiêu... cùng nhiều loại thảo mộc, đun trên lửa nhỏ.
Người nấu cần vớt bọt nhiều lần, sau đó đem lọc và tiếp tục đun thêm vài lần. Quá trình cuối cùng sẽ tạo thành một chất lỏng sền sệt và sau đó được thêm vào khi nấu nước lẩu.
Tương truyền, cách chế biến món này có từ thời nhà Tống. Món này còn được người dân địa phương xem như món ăn cao cấp, nếu không có khách hiếm khi họ làm. Thế nhưng, hiện nay nhiều du khách tìm tới để thử món ăn kỳ lạ này nên người dân nấu để bán.
Sau khi biết nguồn gốc thực sự của món ăn, không ít du khách nói rằng mình không thể nuốt nổi. Mặc dù vậy, người dân địa phương vẫn cực kỳ yêu thích món ăn quê hương của mình.
Khi nhắc tới thứ nước cốt màu xanh đặc biệt này của bò, người dân địa phương chia sẻ, trong quá trình nuôi bò chỉ cho chúng ăn cỏ, trong đó có nhiều loại cây là thảo dược.
Vì thế, khi vắt lấy nước màu xanh trong dạ dày bò, chất này có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt... được xem là một bài thuốc có thể kháng viêm, chữa cảm lạnh. Ngoài ra, hương vị độc đáo của nó cũng là điểm cộng khiến cho người dân yêu thích.
Canh bọ cạp - món ăn làm thực khách rùng mình Là món ăn truyền thống của phần lớn dân miền nam Trung Quốc, nhưng canh bọ cạp hầm nguyên con vẫn khiến nhiều người khiếp sợ. Trong khi ở nhiều nước phương Tây, ăn những loài côn trùng chứa độc tố là điều đáng sợ, thì ở miền nam Trung Quốc, người dân lại có thói quen lâu đời ăn các loài như...