Cách ăn chuối để có sức khỏe tốt
Chuối là loại trái cây siêu tốt cho sức khỏe, nhưng bất cứ thứ gì vượt quá đều có hại cho sức khỏe. Biết được những hậu quả của việc ăn chuối quá nhiều, bạn sẽ giúp cơ thể tránh được những căn bệnh không mong muốn.
Chuối là loại trái cây quá quen thuộc với mọi nhà, nó có thể làm ra rất nhiều món ăn lành mạnh như ngũ cốc, sinh tố, bánh nướng… Không chỉ đơn thuần là tạo ra một bữa ăn lành mạnh, chuối còn là một loại trái cây đa năng, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe chẳng hạn như cung cấp năng lượng, giảm đầy hơi, bảo vệ tim, ngăn ngừa sỏi thận, giảm chứng khó tiêu…
Theo Parmeet Kaur, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Narayana Healthy – một chuỗi các bệnh viện đa chuyên khoa, trung tâm tim mạch có trụ sở chính tại thành phố Bengaluru, Ấn Độ: “ Ăn quá nhiều bất cứ thứ gì đều không tốt cho cơ thể , và chuối cũng vậy . Tăng lượng chuối khi tiêu thụ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tăng cân, tăng hàm lượng đường trong máu, đôi khi gây ra đau đầu, buồn ngủ, sâu răng… Nó cũng dẫn đến viêm và gây dị ứng, khiến hơi thở trở nên khó khăn“.
Mặc dù chuối rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn nhiều thì nó cũng gây ra một số vấn đề không mong muốn. Nếu tiêu thụ quá nhiều chuối, nó có thể đảo ngược tất cả những lợi ích ban đầu mang tới cho cơ thể. Nếu là một người yêu chuối, bạn cần xem xét đến một số tác dụng phụ của việc lạm dụng hay là ăn quá nhiều.
1. Táo bón
Lưu ý rằng chuối chưa chín mới gây táo bón vì chúng chứa quá nhiều tinh bột, khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Loại chuối này cũng chứa nhiều chất xơ pectin có thể hút nước từ ruột, gây ra tình trạng táo bón do cơ thể bị mất nước.
2. Mất cân bằng chất dinh dưỡng
Khi chuối trở thành bữa ăn chính trong suốt cả ngày, dạ dày sẽ có ít không gian cho các loại thực phẩm lành mạnh khác.
Theo Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ thể chỉ nên nạp 2 cốc trái cây mỗi ngày, tương đương với 1 trái chuối lớn. Điều này cho phép dạ dày chứa thêm rau, ngũ cốc, protein…
3. Gây ra vấn đề tiêu hóa
Chuối chứa nhiều chất xơ, tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra đầy hơi.
Lượng chất xơ vừa phải rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng khi tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể gây ra tình trạng chuột rút hoặc đầy hơi. Trên thực tế, chất xơ quá mức có thể cản trở sự hấp thụ các khoáng chất khác như canxi và sắt.
4. Tăng cân
Chuối là loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Nếu xem chuối là một bữa ăn nhẹ thì việc ăn 2 quả chuối tương đương với việc tiêu thụ hơn 300 calo. Do đó, tốt hơn là bạn không nên ăn thêm bất kỳ loại trái cây nào khác trong ngày nếu đã ăn 2 trái chuối.
Video đang HOT
5. Buồn ngủ
Chuối cũng có thể gây buồn ngủ.
Chuối chứa tryptophan, axit amin có tác dụng điều hòa giấc ngủ ngon hơn. Nhưng carbonhydrate trong chuối được cho là ngăn chặn axit amin xâm nhập vào não, có thể dẫn đến sự gia tăng sản xuất serotonin, một tác nhân khác gây buồn ngủ.
6. Sâu răng
Chuối là loại trái cây chứa nhiều đường, ngay cả khi đó là loại đường tự nhiên thì nó cũng mang đến một số tác hại cho sức khỏe răng miệng. Một trong những vấn đề phổ biến nhất của việc ăn quá nhiều đường là sâu răng. Khi ăn quá nhiều chuối, axit tăng cao gây mòn răng, tổn hại đến sức khỏe răng miệng.
7. Gây thiếu hụt chất béo
Chuối không có chất béo, nên nó là một loại trái cây phù hợp cho việc giảm cân. Tuy nhiên, cơ thể cần một lượng chất béo trong chế độ ăn uống, nó rất cần thiết cho sự phát triển trí não và sức khỏe tốt. Vì vậy, bạn cần đảm bảo kết hợp chuối với thực phẩm chứa chất béo lành mạnh khác để cơ thể được cân bằng dinh dưỡng.
Tóm lại, bạn cần đảm bảo không nên ăn quá 2 trái chuối mỗi ngày, nếu đang trong quá trình ăn kiêng thì nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
Đau nhói ở bụng, cảnh báo các bệnh khó lường
Đau nhói ở bụng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm. Do đó bạn cần phải nắm rõ đau nhói ở bụng ở vị trí nào là những bệnh gì để đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời.
1. Đau âm ỷ ở vùng bụng trên
Đây là dấu hiệu đầy hơi. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như khi cơn đau xuất hiện ở bụng khiến bụng sưng lên to, bị ợ hơi và có cảm giác có vật lạ di chuyển trong dạ dày. Triệu chứng này xuất hiện khi ăn hoặc nuốt quá nhanh, sử dụng đồ uống có ga như bia hay các sản phẩm từ sữa, đậu khiến khí trong dạ dày bị tích tụ.
Muốn ngăn chặn tình trạng trên bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này và có thể uống thuốc với than hoạt tính hoặc viên dầu bạc hà để làm giảm triệu chứng khó chịu.
2. Đau rát vùng dưới ngực hoặc trên cùng của bụng
Đây là chứng ợ nóng, trào ngược axit. Các dấu hiệu khác ngoài đau bụng còn có thể xảy ra như nóng rát cổ họng, thậm chí một số người còn cảm thấy có vị axit lạ ở miệng.
Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra là do ăn quá nhiều dầu mỡ, cay, rượu hoặc hành sống, trái cây họ cam quýt và đồ uống chứa caffeine, chocolate đều có thể gây ra tình trạng nợ nóng. Ngoài ra hút thuốc lá còn khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Khắc phục bằng cách tránh xa các thực phẩm gây nợ nóng, không ăn nhiều, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và nên mặc trang phục rộng rãi, thoải máu để tránh gây áp lực lên bụng.
3. Đau dữ dội ở vùng bụng trên
Tình trạng này xảy ra khi bị loét dạ dày, vết loét xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc do lạm dụng thuốc giảm đau, uống nhiều rượu.
Triệu chứng của loét dạ dày còn xảy ra như: thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc màu sẫm, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, nôn mửa và đau ngực.
Đau dữ dội ở vùng bụng trên là dấu hiệu bị loét dạ dày - Ảnh Internet
Để giảm tình trạng loét dạ dày bạn không nên uống rượu, hạn chế tối đa và không uống quá 2 ly rượu mỗi ngày. Lưu ý không sử dụng rượu chung với thuốc và hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, trước bữa ăn nên rửa tay sạch với xà phòng.
4. Bụng đau co thắt và đầy hơi
Triệu chứng này cho thấy bạn bị hội chứng ruột kích thích khi hệ thống tiêu hóa nhạy cảm bạn có thể bị co thắt ở bụng, đầy hơi. Hiện tượng này sẽ để lại hai hậu quả. Chúng có thể khiến bạn bị tiêu chảy hoặc gây táo bón.
Tuy nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách kiểm tra các loại thực phẩm khiến bạn nhạy cảm và hạn chế sử dụng.
5. Bụng đau co thắt và tiêu chảy
Dấu hiệu này cho biết bạn bị viêm dạ dày - ruột. Các cơn đau nhói và co thắt ở vùng bụng hay bị tiêu chảy không xuất hiện máu, buồn nôn, đau cơ, tỉnh htoangr đau đầu và kèm sốt nhẹ đều là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày - ruột.
Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh có thể do thực phẩm, nước ô nhiễm hoặc sử dụng chung đồ của người bị bệnh.
Đau bụng co thắt và tiêu chảy - Ảnh Internet
Để tránh bị nhiễm trùng bạn nên tiêm vắc xin đầy đủ, luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sử dụng đồ dùng cá nhân riêng.
6. Đau nhẹ và khó tiêu
Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không dung nạp lactose. Đây là dấu hiệu không dung nạp sữa, đường và gây tiêu chảy, đau bụng, tăng khí hoặc bị táo bón. Các triệu chứng có thể xuất hiện khác như đau đầu, mệt mỏi, không tập trung, đau cơ, khớp, thậm chí bị loét miệng và đi tiểu khó.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh do thiếu hụt enzyme đường ruột. Để hỗ trợ điều trị bệnh bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng không có đường sữa. Để không xảy ra tình trạng thiếu canxi và các chất dinh dưỡng khác bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như: bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ, cá hồi,...
7. Dư thừ khí, tiêu chảy mạn tính, đầy hơi
Dấu hiệu này cho biết bạn đang không dung nạp gluten. Các triệu chứng khác xuất hiện kèm theo: táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng,... Bạn có thể tránh các thực phẩm và sản phẩm làm từ lúa mì và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
8. Đau dữ dội ở phía trên bụng bên phải và dưới vai
Đây là tình trạng sỏi mật. Tình trạng bệnh này không dễ bị phát hiện trong cơ thể. Để nhận ra tình hình bệnh này bạn biết nếu chúng bị viêm và mắc vào một trong những ống dẫn nước tiêu hóa từ gan đến ruột non. Lúc này triệu chứng xảy ra là bạn bị đau dữ dột, đột ngột từ vùng bụng bên phải rồi sốt, run rẩy và buồn nôn.
Đau dữ dội - Ảnh Internet
Nguyên nhân tình trạng này xảy ra khi bạn bị béo phì, thừa cân, lười vận động hoặc mang thai, tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, không bổ sung đủ chất xơ,...
Ngăn ngừa sỏi mật bạn cần thiết lập số quy tắc đơn giản như không bỏ bữa, thực hiện kiểm soát cân nặng, bổ sung thêm chất xơ, tập thể dục đều đặn.
9. Đau bụng dưới bên phải
Đây là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Tình trạng này xảy ra rất nguy hiểm cần nhận điều trị y tế ngay lập tức. Triệu chứng xảy ra là đau nhói ở gần rốn hoặc bụng dưới bên phải, bị sưng bụng, sốt cao và không thể thải khí.
Nguyên nhân xuất hiện tình trạng viêm ruột thừa do tắc nghẽn bên trong ruột thừa, mô ruột thừa bị co giãn do nhiễm trùng đường tiêu hóa, khi có ký sinh trùng phát triển gây nhiễm trùng hoặc tổn thương ruột thừa.
Tình trạng viêm ruột thừa ít xảy ra hơn ở những người sống khoa học, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tiêu thụ nhiều chất xơ. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ tình trạng bị viêm ruột thừa cần tới bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Nắng Mai
9 lời khuyên cho người hay bị chứng đầy hơi Đầy hơi là một bất ổn sức khỏe tiêu hóa gây khó chịu cho hầu hết mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. Thực hiện theo 9 lời khuyên từ chuyên gia dưới đây có thể giúp giảm biểu hiện của chứng đầy hơi một cách hiệu quả, trước khi cần có sự can thiệp khác. Uống nhiều sữa đậu nành có...