Các yếu tố giúp nền giáo dục Singapore đứng đầu châu Á
Singapore là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất châu Á với môi trường học tập toàn diện, tạo nhiều cơ hội phát triển cho học sinh, sinh viên.
ảnh minh họa
ThS. Dương Thị Thuý Hà ( Viện Nghiên cứu Sư phạm – Trường ĐHSP Hà Nội) – một số ưu điểm nổi bật của ngành giáo dục tại quốc đảo này giúp nền giáo dục Singapore đứng đầu châu Á tại Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm”.
Đổi mới và đáp ứng nhu cầu xã hội
Theo ThS. Dương Thị Thuý Hà, Singapore xác định đổi mới giáo dục đại học là tất yếu, là nhu cầu tự thân để phát triển kinh tế xã hội.
Để hỗ trợ quá trình đổi mới đầy cam go này, nhà nước có cơ chế chính sách bảo lãnh, bao gồm các chính sách khuyến khích, thúc đẩy và bảo vệ với giáo dục đại học, đó là:
Khuyến khích đổi mới bằng giải pháp đặt hàng đối với các trường đại học trong các lĩnh vực mà họ có năng lực đảm nhận theo những nguyên tắc chặt chẽ.
Nhân tố con người, đặc biệt những cương vị lãnh đạo chủ chốt của giáo dục được đặc biệt coi trọng. Đó là là chọn người có năng lực và tâm huyết, dám thể hiên quan điểm cá nhân, và chấp nhận hi sinh cho sự nghiêp đổi mới. Hệ thống những nhân lực chủ chốt này bắt đầu từ những lãnh đạo cao nhất, vì đổi mới giáo dục đại học liên quan đến toàn xã hội và thực chất là một cuộc đổi mới về xã hội.
Giảng viên đại học ở Singapore được tuyển dụng phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh giáo dục, đặc biệt phải có nhiều kinh nghiệm sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. Nói cách khác một thành viên được tuyển dụng vào đại học ở Singapore cần phải đạt 1 lúc 2 chuẩn: chuẩn đào tạo (bằng cấp) và chuẩn nghề nghiệp (có khả năng làm việc xuất sắc thực tiễn).
Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội phát triển
ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Giáo dục đại học Singapore được chia thành hai khu vực là trường công và trường tư. Các trường công thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và được hỗ trợ tài chính. Các trường tư tự túc về mặt tài chính.
Việc mở ra những ngành học mới, thành lập những trường mới, các tổ chức giáo dục tư nhân phải nghiên cứu kĩ, thăm dò và dự đoán được những ngành học có khả năng thu hút sinh viên dựa trên nhu cầu của xã hội, của nền kinh tế và xu hướng giáo dục trong nước cũng như của thế giới.
Video đang HOT
Quá trình này luôn được tính toán và cân nhắc rất cẩn thận; khi mở là được xét trên nhu cầu thực tế của xã hội, vì vậy sinh viên tốt nghiệp rất dễ dàng tìm được việc làm.
Ở mỗi giai đoạn, Singapore có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo.
Xã hội đang cần người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó. Đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì trường đó cũng sẽ tạo được thế mạnh cũng như thương hiệu cho riêng mình. Đây là một vấn đề căn bản mà các trường đại học tại Việt Nam mới chỉ chú ý đến trong những năm gần đây.
Cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn
Ở Singapore, quá trình cải cách giáo dục đã thực hiện hơn 20 năm qua. Đối với Singapore, ở mỗi giai đoạn đều có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo. Xã hội đang cần người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó.
thêm về vấn đề này, ThS. Dương Thị Thuý Hà cho biết: Sinh viên tại Singapore có thể học tập tại nhiều quốc gia khác trên thế giới khi tham gia chương trình chuyển tiếp, hoặc các kỳ trao đổi sinh viên, thực tập… Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm và kỹ năng học tập được qua việc trải nghiệm là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.
Nhờ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, Singapore đang trở thành nơi thu hút sự đầu tư của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Google, Facebook, ANZ, Dell, Samsung, Louis Vuitton…
Những ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên ở các trường, hay các kỳ thực tập bắt buộc chính là cơ hội “vàng” để sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng, hiểu thêm về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, từ đó tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để tự tin khi ứng tuyển.
Sự phân cấp nhưng cũng linh hoạt trong hệ thống giáo dục Singapore giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc định hướng kế hoạch học tập cho bản thân. Học sinh, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc định hướng con đường học tập và tương lai nghề nghiệp của mình dựa trên khả năng của bản thân.
Theo Giaoducthoidai.vn
Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21
Phân tích kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của Singapore về các giải pháp xây dựng mô hình, chương trình đào tạo, chính sách tạo động lực cho giáo viên, GS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội làm nổi bật các kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam trong bối cảnh triển khai chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
ảnh minh họa
Tuyển chọn người giỏi nhất vào làm giáo viên
Theo GS Đinh Quang Báo, tại Singapore, Viện nghiên cứu giáo dục mới đây đã tiến hành một nghiên cứu có tính phức hợp để xây dựng mô hình đào tạo giáo viên cho thế kỷ 21. Bước sang thế kỷ 21, với việc thực hiện triết lý GD "nhà trường tư duy, quốc gia học tập", giáo dục Singapore chuyển trọng tâm từ tri thức sang năng lực theo các quy định của Bộ Giáo dục. Người học của thế kỉ 21 được đặt vào trung tâm của mô hình đào tạo giáo viên.
"Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21" và chương trình đào tạo giáo viên được phát triển xung quanh các đầu ra mong muốn đối với đào tạo ban đầu cùng với 3 giá trị cốt lõi:
Các giá trị về người học (tình yêu đối với trẻ em, lòng tin rằng mọi em đều học được, cam kết nuôi dưỡng tiềm năng ở mỗi em và coi trọng sự đa dạng của trẻ);
Các giá trị về giáo viên (tính chuyên nghiệp, hướng tới phát triển năng lực đáp ứng các mức chuẩn cao, ham học hỏi, hoàn thiện không ngừng, yêu nghề, có đạo đức, thích ứng và nhẫn nại);
Các giá trị phục vụ nghề và cộng đồng (cộng tác với đồng nghiệp, có trách nhiệm xã hội và hội nhập, có tinh thần học tập và giúp đỡ đồng nghiệp, có tác phong quản lý).
Từ việc xem xét nhiều khía cạnh khác nhau như nền tảng triết lí của giáo dục giáo viên, mô hình định hướng hình thành năng lực cho giáo sinh để họ có thể đáp ứng linh hoạt, sáng tạo với trách nhiệm dạy học và giáo dục ở lớp của mình và với nhà trường.
Chương trình đào tạo giáo viên với viết tắt VSK hướng tới phát triển nhân cách giáo viên chuyên nghiệp hóa, đòi hỏi giáo viên tương lai phải có các năng lực hồi cứu, khám phá, canh tân, cộng tác, làm việc với cộng đồng, trong đó các yếu tố thái độ, giá trị và toàn tâm toàn ý với nghề được nhấn mạnh hơn năng lực sư phạm và chuyên môn.
Để thu hút được người giỏi nhất, Chính phủ có nhiều chính sách đốt phá như tổ chức chặt chẽ thi tuyển đầu vào chương trình đào tạo giáo viên với ứng viên là những người trong tổng 30% người giỏi nhất tốt nghiệp THPT (với chương trình đào tạo cử nhân sư phạm) hoặc có bằng cử nhân giỏi nhất vào chương trình đâò tạo trình độ thạc sĩ. Lương giáo viên ở Singapore thuộc bậc cao nhất so với các ngành nghề khác có trình độ đào tạo tương đương.
"Ở Singapore, việc tổ chức sinh viên thực hành, thực tập sư phạm được liên kết chặt chẽ với các trường phổ thông. Quá trình thực hành được giám sát bởi những giáo viên cộng tác, các giảng viên của cơ sở đào tạo giáo viên được tuyển chọn đặc biệt.
Singapore không yêu cầu những tiêu chuẩn cấp chứng chỉ bổ sung, nghĩa là chứng chỉ giáo viên hay bằng tốt nghiệp sư phạm có giá trị suốt đời mà không cần cấp lại. Tuy nhiên, hàng năm giáo viên được dành khoảng 100 giờ để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp. Ở đây, cộng đồng phát triển nghề nghiệp mỗi nhà trường được tổ chức thực hiệu quả làm động lực phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên" - GS Đinh Quang Báo cho biết thêm.
Ảnh minh họa
Cần đổi mới tuyển sinh vào sư phạm
Từ nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của Singapore, GS Đinh Quang Báo cho rằng, cần đổi mới tuyển sinh vào sư phạm. Cụ thể, đổi mới tổ chức thi tuyển, trong đó cần chú trọng kết hợp chất lượng kiến thức môn học với các năng khiếu sư phạm, các kỹ năng mềm cốt lõi.
Có giải pháp chọn được học sinh giỏi phổ thông tối thiểu trong tốp 30% học sinh giỏi. Giải pháp quan trọng trước mắt là trên cơ sở quy hoạch cung cầu đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có việc làm và miễn học phí, tăng học bổng cho sinh viên sư phạm.
Cũng theo GS Đinh Quang Báo cho rằng, xu hướng chung và cấp thiết hiện nay vẫn là xác định mô hình đào tạo giáo viên theo hướng hình thành năng lực cho người học.
Trong đó, mô hình, nội dung và phương thức đào tạo phải được thiết kế một cách logic, tường minh, khả thi, đảm bảo cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học, được trang bị hệ thống năng lực và giá trị nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia ngay vào hoạt động giảng dạy thực tế ở trường phổ thông.
Cùng với đó, chương trình đào tạo giáo viên cần được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của sinh viên với hệ thống năng lực và giá trị nghề nghiệp cụ thể.
Theo đó, cũng cần lưu ý đến vấn đề tuyển sinh đầu vào trong các trường sư phạm cũng như công tác bồi dưỡng tình cảm và giá trị nghề cho sinh viên mới vào trường để đảm bảo sau khi được đào tạo, đội ngũ sinh viên tốt nghiệp "vừa hồng vừa chuyên", đáp ứng tốt nhu cầu của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.
Nguyên hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội đồng thời nhấn mạnh: phương thức đào tạo giáo viên nguyên lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn giáo dục ở nhà trường phổ thông. Thông qua các kỳ kiến tập, thực tập, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc tối đa với hoạt động dạy học ở trường phổ thông, qua đó sinh viên có thể quan sát, làm quen, củng cố kiến thức, hình thành năng lực cũng như bồi dưỡng tình cảm và giá trị nghề nghiệp cho tương lai.
Cuối cùng, thiết kế chương trình đào tạo giáo viên cần chú trọng đến vấn đề tổ chức liên kết trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo với các trường phổ thông thực hành.
Cùng các giải pháp trên, theo GS Định Quang Báo, cần tăng lương cho giáo viên theo chức danh và thành tích nổi bật trong phát triển nghề nghiệp; có chính sách, cơ chế tuyển dụng và sử dụng kích thích lao động sáng tạo của giáo viên; đặt yếu tố giáo viên vào vị trí cốt lõi của chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
Đồng thời, xây dựng mỗi nhà trường thành một cộng đồng phát triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục; trong đó cần thiết phải có giải pháp xây dựng giáo viên chủ chốt.
Phát triển giáo viên trong quan hệ chặt chẽ với đổi mới giáo dục các cấp học, bậc học. Đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm để giáo viên không chỉ đi sau đổi mới giáo dục phổ thông mà phải chủ động đi trước, tạo ra sự đổi mới giáo dục phổ thông. Muốn vậy, cần bồi dưỡng cho giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học đặc biệt nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
"Quản lý đội ngũ giáo viên phải coi là lĩnh vực quản lý đặc thù cho nên cần được kế hoạch hoá cấp vĩ mô một cách chặt chẽ" - GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh thêm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Giáo viên và thách thức thực hiện đổi mới Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng GD. Do đó, nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hết sức cấp bách, đặc biệt quan trọng hiện nay. ảnh minh họa Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông, góp...