Các website mạo danh hàng không bị ngừng hoạt động
Nhiều trang web mạo danh các đơn vị hàng không đã không thể truy cập vào ngày 16/12 sau khuyến cáo của Vietnam Airlines.
Khi truy cập vào trang vietnamairslines.com , người dùng nhận được thông báo không thể kết nối đến máy chủ. Đây là website mạo danh Vietnam Airlines, với tên miền có thêm chữ “s” ở giữa. Việc không thể truy cập diễn ra không lâu sau khi hãng hàng không quốc gia Việt Nam ra thông báo về tình trạng nhiều website mạo danh hãng để lừa đảo hôm 15/12.
Vietjetvn.com , một website được cho là mạo danh hãng hàng không VietJet Air, cũng rơi vào tình trạng không thể truy cập từ tối 15/12. Tuy nhiên, ngay hôm sau (16/12), website này hoạt động trở lại, nhưng việc truy cập diễn ra chập chờn.
Website mạo danh hãng hàng không, với tên miền dễ gây nhầm lẫn. Ảnh: Lưu Quý
Vietnam Airlines cho biết sau khi phát hiện các website vi phạm về bản quyền thiết kế giao diện, logo, nhãn hiệu, tên miền gây nhầm lẫn… họ đã đề nghị các cơ quan chức năng xử lý. Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM đã kiểm tra, xác minh tên, địa chỉ của chủ sở hữu các website sử dụng nhãn hiệu của Vietnam Airlines. Các website mạo danh, như vnairlines.com , vietnamairlinesvn.com , đã bị ngừng hoạt động sau đó.
Tuy nhiên, tình trạng mạo danh các hãng hàng không chưa thực sự chấm dứt. Chẳng hạn, trang vietjetvn.com vẫn hoạt động dù chập chờn. Một website mạo danh Việt Nam Airlines khác – vietnamaairlines.com (tên miền có thêm chữ ‘a’ ở giữa) – vẫn tồn tại và chưa bị xử lý. Khi tìm kiếm trên Google với tên các hãng hàng không, hàng chục tên miền dễ gây nhầm lẫn vẫn xuất hiện.
Video đang HOT
Phần lớn tên miền của các website giả mạo là tên miền quốc tế, được cung cấp bởi một đại lý tại Việt Nam. Đơn vị này cho biết, hai tên miền vietjetvn.com và vietnamaairlines.com không vi phạm nguyên tắc đặt tên nên vẫn được cấp và sử dụng.
Theo các chuyên gia, người dùng cần tự cảnh giác trước các website giả mạo này, đặc biệt cuối năm, nhu cầu đi lại bằng máy bay nhiều. Người dùng nên mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định. Ngoài ra, có thể mua qua ứng dụng smartphone của các hãng hàng không.
Việc mạo danh các thương hiệu lớn để lừa đảo từng diễn ra nhiều lần tại Việt Nam. Hồi tháng 8/2019, một website tại địa chỉ samsungvietnam.online được làm với giao diện giống website của Samsung, bán Galaxy Note10 hàng giả, giá 4,5 triệu đồng. Trên Facebook, nhiều fanpage mạo danh các trang thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee bán điện thoại rởm, khiến nhiều người bị lừa.
Tháng 11 vừa qua, một cá nhân làm website mạo danh ngân hàng bị phạt 7,5 triệu đồng do vi phạm quy định tại điều 5, nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, một trong những hành vi bị cấm là “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Sau khi bị đánh sập, trang web giả mạo Vietjet Air lại bất ngờ "hồi sinh", Hieupc phát cảnh báo ẩn ý sẽ "triệt luôn" tên miền này!
Một trong hai website lừa đảo đội lốt các hãng hàng không đã trở lại.
Đây là thông tin mới nhất được chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu cập nhật. Cụ thể, sau vài giờ tạm ngưng hoạt động server, trang web bán vé giả mạo lừa đảo người tiêu dùng đội lốt hãng hàng không Vietjet Air đã trở lại bình thường.
Phần cập nhật của Hieupc
Được biết, sau khi server cũ bị chặn, những kẻ đứng sau trang web có địa chỉ "vietjetvn.com" đã nhanh chóng thuê server mới để khôi phục hoạt động. Hiện tại, website lừa đảo này đã có thể truy cập lại như bình thường.
Trang "vietjetvn.com" đã hoạt động trở lại bình thường
Trong phần cập nhật, Hieupc còn không quên nhắc nhở mọi người phải thật sự cẩn trọng. Theo đó, quy trình để triệt hạ tận gốc hai tên miền này sẽ mất rất nhiều thời gian vì các thủ tục giấy tờ rất phức tạp.
Cư dân mạng vẫn đang liên tục động viên và thể hiện sự ủng hộ những hoạt động "dẹp loạn" của anh chàng "cựu hacker" này.
"Mới thấy trên tivi đang thông báo sắp đến Tết nên xuất hiện tình trạng vé máy bay giả. Hôm nay đã thấy anh Hiếu ra tay rồi. Hay quá anh ơi".
"Anh ơi dẹp luôn mấy cái quảng cáo '3 đời trị bệnh trĩ' với, em ám ảnh lắm".
"Lướt mạng xã hội bao lâu nay giờ mới thấy 1 người thực sự cảm thấy có ích cho xã hội. Mong anh tiêu diệt hết tụi web độc hại này".
Số khác thì hiến kế để "diệt cỏ tận gốc".
"Mới đánh sập hosting chứa code web thôi, nên kiểu gì nó chả kiếm được hosting khác, muốn sập hẳn thì phải xóa được tên miền".
"Gọt luôn hai cái tên miền nữa mới sạch sẽ được Hiếu ơi".
Việc diệt tên miền thì nghe rất khả thi đấy, nhưng nếu những thủ phạm đứng sau "vietjetvn.com" lại lươn lẹo và mua thêm tên miền "vietjetvnZ.com" thì sao nhỉ? Liệu Hieupc sẽ làm gì nếu trường hợp khó đỡ này xảy ra?
Sau thông báo của Hieupc, 2 website giả mạo các hãng hàng không đã bị mất khả năng truy cập Sau thông báo của Hieupc đến nhà cung cấp dịch vụ tên miền P.A Việt Nam, hai website giả mạo VietJet Air và Vietnam Airlines đã không còn truy cập được. Trên nhóm Facebook "Nhận thức về an ninh mạng cùng Hieupc và những người bạn", Ngô Minh Hiếu hay Hieupc cho biết, anh vừa thông báo với công ty P.A Việt Nam,...