Các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm tốt cho sức khỏe của bà bầu
Bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt của bà bầu cũng cần phải được để ý trong thai kỳ. Các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm chuẩn khoa học sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh, an toàn và hạn chế sự khó chịu do các thay đổi trong giai đoạn thai kỳ gây ra.
Tư thế đứng cho bà bầu
Đứng không đúng cách, đặc biệt là trong thời gian dài không những khiến chị em dễ mỏi mà còn rất có hại cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, việc này khiến mẹ dễ rách tầng sinh môn. Để tránh điều này, mẹ cần đứng thẳng lưng, hai chân mở ngang bằng vai sao cho trọng tâm rơi vào lòng bàn chân. Bạn cũng có thể tranh thủ tập thể dục cho bàn chân trong lúc đứng bằng cách co duỗi các đầu ngón chân hoặc nâng lên hạ xuống đầu gối một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.
Tư thế ngồi cho bà bầu
Để ngồi một cách thoải mái và có lợi khi mang thai, mẹ bầu nên ngồi sâu vào trong ghế, lưng tựa thẳng vào lưng ghế. Trong những tháng cuối thai kỳ, khi bụng quá lớn, mẹ bầu nên đỡ phần lưng khi ngồi xuống, sau đó chầm chậm tựa lưng vào ghế, hai chân mở song song. Loại ghế lý tưởng dành cho mẹ bầu ở mức khoảng 40cm.
Mẹ bầu nên chú ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi không nên quá đột ngột mà nên nhẹ nhàng dùng tay chống vào đùi hoặc tay vịn vào ghế rồi từ từ ngồi xuống. Các mẹ tuyệt đối không nên ngồi bắt chéo chân hay gập gối. Nếu có thể, hay tìm một một chiếc ghế gác chân để máu có thể lưu thông tốt hơn.
Tư thế nằm ngủ cho bà bầu
3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể nằm ngửa, chân gác lên gối ôm, toàn thân thả lỏng. Tuy nhiên, tư thế này lại cấm kỵ vào 3 tháng cuối, bởi nằm ngửa rất dễ làm tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung, giảm rõ rệt lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thời kỳ quan trọng này.
Do đó, khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng, vừa giải tỏa bớt mệt mỏi, vừa làm giảm căng cơ và đồng thời tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính.
Nếu băn khoăn nên nằm nghiêng hay trái, mẹ có thể yên tâm là bên nào cũng được, miễn bạn cảm thấy thoải mái, nhưng dĩ nhiên vẫn phải ưu tiên bên trái hơn. Thường xuyên nằm nghiêng bên phải có thể làm căng niêm mạc tử cung, kéo dãn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp ô-xy cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể kê chiếc gối nhỏ hay tấm chăn mỏng để đỡ phần bụng khi nằm nghiêng. Lưu ý: Hai chân hơi co khi nằm, tuyệt đối tránh kiểu nằm nghiêng co lưng hay còn lại là lưng tôm.
Video đang HOT
Tư thế đi lại cho bà bầu
Trong thời gian bầu bí, việc đi lại của mẹ bầu cần hết sức chú ý. Càng về giai đoạn mang thai 3 tháng cuối thì mẹ bầu càng phải thận trọng hơn. Khi di chuyển, các mẹ nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể. Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để không bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều.
Tư thế lên xuống cầu thang
Khi đi lên cầu thang, mẹ bầu không được khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng mà nên duỗi thẳng lưng. Lúc xuống cầu thang, các mẹ cần chú ý nhìn rõ các bậc cầu thang, bước lên, xuống chậm rãi và chắc chắn. Không nên chỉ bước bằng mũi chân sẽ rất nguy hiểm nếu bước hụt.
Nếu cầu thang có tay vịn thì mẹ bầu phải bám vào tay vịn khi đi lên, xuống để đảm bảo an toàn.
Không nên ngủ nằm ngửa
Nếu bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ thì khuyên bạn hãy thay đổi ngay, vì lí do sức khỏe của mẹ và bé. Nằm ngửa khi ngủ, trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống lưng, ruột và các mạch máu lớn của mẹ gây khó chịu. Tư thế ngủ này còn làm cho thai phụ có nguy cơ mắc bệnh trĩ, đau nhức xương khớp. Tình trạng phù nề trở nên trầm trọng hơn. Hơn thế còn làm giảm lượng máu cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé khiến con bạn chậm phát triển.
Không nên ngủ sấp
Việc ngủ sấp đối với mẹ bầu là bất khả thi. Khi ngực của bạn và thai nhi ngày càng lớn thì tư thế ngủ này lại càng nguy hiểm hơn. Nằm sấp làm cho các tĩnh mạch bị dồn nén khiến lượng máu lên tim cũng bị cản trở, làm cho mẹ bầu khó chịu, thở khó hay tụt huyết áp, mệt mỏi. Lượng máu dẫn tới tử cung và máu lưu thông tới thai nhi cũng giảm theo.
Mang thai tác động rất nhiều tới thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bất cứ khi làm việc gì, bạn cũng phải nghĩ cho em bé của mình trước tiên. Chuyện đi, đứng, ngồi, nằm… tưởng chừng không đáng để quan tâm nhưng đối với các mẹ bầu, chỉ một chút sơ suất có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Chúc các mẹ bầu có những thông tin hữu ích để vượt qua 9 tháng thai kì một cách khỏe mạnh nhất nhé.
Theo www.phunutoday.vn
7 lợi ích tuyệt vời của nấm với phụ nữ mang thai
Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng lại có giá cả phải chăng, nên thường được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ mang thai, nấm cũng mang lại những lợi ích bất ngờ.
Thời kỳ mang thai, bà bầu có thể ăn những loại nấm lành tính, tránh một số loại nấm độc, nấm lạ gây nhiễm độc và nguy cơ ung thư. Nấm sau khi được nấu chín hoặc sấy khô sẽ cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể bà bầu.
Thường xuyên bổ sung món này vào khẩu phần ăn, bà bầu sẽ nhận được những lợi ích sau:
1. Nguồn cung cấp vitamin B dồi dào
Nấm cung cấp rất nhiều vitamin nhóm B cực kỳ tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, cụ thể: Thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3) và axit antothenic (vitamin B5).
Thiamin và riboflavin hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi, làm giảm mệt mỏi, cung cấp năng lượng cho bà bầu. Thành phần riboflavin giúp bà bầu có làn da khỏe khoắn, thị lực được cải thiện, hệ cơ xương chắc khỏe và tác động tốt đến các dây thần kinh. Bên cạnh đó, axit antothenic giúp ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
2. Vitamin D giúp hệ xương khỏe mạnh
Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau lưng và có dấu hiệu trầm cảm. Thêm nấm vào các bữa ăn hàng ngày có thể giúp bà bầu nhận được lượng vitamin D một cách tự nhiên. Vitamin D trong nấm giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ tốt lượng canxi, hỗ trợ hệ xương răng thai nhi chắc khỏe hơn.
3. Cung cấp protein và chất xơ
Protein và chất xơ là hai dưỡng chất cực kỳ dồi dào trong nấm. Protein đóng vai trò trong sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là hệ cơ bắp. Chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm thiểu các khó chịu trong thai kỳ cho mẹ bầu.
4. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt
Lượng máu gia tăng gấp nhiều lần khi mang thai khiến cơ thể mẹ bầu cần một lượng lớn hemoglobin. Bà bầu ăn nấm sẽ nhận được nguồn sắt tuyệt vời giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, thúc đẩy quá trình sản xuất hemoglobin cùng các tế bào hồng cầu diễn ra trong cơ thể mẹ và cả thai nhi.
5. Tăng cường hệ miễn dịch
Hai chất chống oxy hóa selenium và ergothioneine trong các loại nấm làm tăng cường hệ miễn dịch ở bà bầu, giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh thông thường khi mang thai. Nấm còn cung cấp nhiều kẽm, kali, selen cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể thai nhi.
6. Tăng cường sự trao đổi chất
Chất béo và protein là hai dưỡng chất sẽ được chuyển hóa rất tốt khi mẹ bầu ăn nấm. Vì thành phần vitamin B của nấm giúp cơ thể đốt cháy carbohydrates và chuyển chúng thành glucose hiệu quả.
7. Chống oxy hóa và cung cấp chất xơ
Selen và ergothioneine là các chất chống oxy hóa hiệu quả và chúng có trong thành phần của nấm. Chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào và hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do. Do đó, chúng giúp cho tế bào trẻ khỏe hơn, rõ ràng nhất là biểu hiện mạnh khỏe của làn da khi ăn nấm.Bên cạnh đó, nấm cũng cung cấp nhiều chất xơ và vì vậy có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón.
Những điều cần lưu ý khi chế biến nấm cho bà bầu
- Không rửa nấm quá kỹ và ngâm nấm lâu dưới nước sẽ làm nấm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng, thậm chí có mùi hôi khó ăn đối với bà bầu.
- Nên nấu nấm dưới nhiệt độ cao để giữ trọn hương vị và màu sắc hấp dẫn của nấm, đồng thời tránh để nấm bị ra nước quá nhiều.
- Không nên ăn quá nhiều nấm, sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Điều này gây khó chịu không nhỏ đối với bà bầu.
- Do nấm có tính bổ âm, bạn không nên uống trà đá, nước lạnh, ăn thực phẩm lạnh sau khi ăn nấm vì có thể bị tiêu chảy. Nên nấu nấm chín thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn có trong nấm.
Nước ngâm nấm khô chứa nhiều dinh dưỡng từ nấm
- Không nên bỏ nước ngâm nấm khô, vì chất dinh dưỡng từ nấm khô đã được tiết ra nước ngâm trong quá trình bạn ngâm nấm. Vì vậy, bỏ nước ngâm nấm đi đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ đi khá nhiều chất dinh dưỡng của nấm.
Nấm có rất nhiều lợi ích đối với bà bầu, vừa tốt cho mẹ lại bổ cho con. Hi vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân 3 tháng cuối Ở 3 tháng cuối của chu kì mang thai rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi, với những thực phẩm sau bé có thể tăng cân và phát triển khỏe mạnh. Vì sao bà bầu cần tăng cân? Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg...