Các trường vẫn né tuyển sinh riêng

Theo dõi VGT trên

Theo Luật Giáo dục Đại học, các trường được tự chủ tuyển sinh và Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích các trường lập phương án thi riêng, thế nhưng các trường đều e ngại việc này.

Tại cuộc họp bàn về tuyển sinh 2013 của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hồi giữa tháng 12-2012, lãnh đạo các trường ngoài công lập đều lên tiếng đề nghị cho phép được tự tổ chức tuyển sinh riêng để thu hút được thí sinh (TS).

Tất cả các trường đều có quyền

Trong hội nghị thi và tuyển sinh được Bộ GD-ĐT tổ chức sau đó, vấn đề tự chủ trong tuyển sinh tiếp tục được các trường đề cập. Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, nói năm 2013, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) có hiệu lực, các trường có thêm nhiều quyền, nhất là quyền liên quan đến vấn đề tuyển sinh. Ông Sơn đề nghị Bộ GD-ĐT cần nhanh chóng triển khai kế hoạch đổi mới tuyển sinh vì kỳ thi “ba chung” và kế hoạch đổi mới tuyển sinh vào năm 2015 so với hiệu lực của Luật GDĐH không còn phù hợp nữa.

Các trường vẫn né tuyển sinh riêng - Hình 1

Trường ĐH FPT nhiều năm qua đã tổ chức tuyển sinh riêng

Trước phản ứng của các trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận theo Luật GDĐH, các trường ĐH, CĐ sẽ được tự chủ tuyển sinh. “Tôi xin thông báo công khai tất cả các trường có quyền làm việc này”, Bộ trưởng Luận cho hay tại hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Các trường cứ lập phương án, nếu bảo đảm điều kiện chúng tôi sẽ phê duyệt để triển khai chứ không có chuyện tháo khoán, làm hỗn loạn công tác tuyển sinh. Ngay với các trường ngoài công lập, bộ cũng đã trao đổi với chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH ngoài công lập, trường nào đủ điều kiện bộ sẽ phê duyệt”.

Được trao nhưng không nhận

Tuy nhiên, đến chiều 19/2, khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo các trường đều cho biết trường chưa có phương án tuyển sinh riêng. Đến nay vẫn chỉ có 10 trường thuộc khối văn hóa – nghệ thuật thí điểm tuyển sinh riêng. Với việc chỉ cần xét tuyển thay vì phải tổ chức thi môn văn, các trường khối nghệ thuật cho rằng Bộ GD-ĐT đã đi đúng chủ trương trao quyền đặc thù cho những cơ sở đào tạo đặc thù.

Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông, Hà Nội, cho biết 6-7 năm nay, trường đã quay trở lại với việc tổ chức thi chung và trường hoàn toàn không chủ trương tự tổ chức thi tuyển sinh.

Ông Lê Văn Một, Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long, Hà Nội, cũng cho biết một số nội dung của “ba chung” không phù hợp với trường ngoài công lập nên các trường muốn tổ chức thi riêng, việc tự tổ chức thi ĐH không đơn giản như kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ, vì nó phụ thuộc vào cả một hệ thống phức tạp. “Việc ra đề thi tuyển sinh không phải dễ, trường có nhiều khối thi, trong khi nhân lực còn hạn chế thì việc làm đề sẽ như thế nào?”

Video đang HOT

Những trường lớn như ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương… còn ngại phải ra đề nữa là các trường trung bình, trường tốp dưới” – ông Một phân tích. “Điều quan trọng nhất là TS thi vào những trường thi riêng nếu không trúng tuyển thì có được xét tuyển ở đâu không? Liệu có trường nào nhận những TS này không? Đó chính là nỗi lo thường trực của các trường trong việc quyết định có thi riêng hay không”- ông Một nói.

Không chỉ các trường ngoài công lập mà cả những trường công lập có nhiều thế mạnh như ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM cũng không tính đến việc tuyển sinh riêng trong năm nay, dù đã có phương án cho những năm tiếp theo. ĐH Quốc gia Hà Nội hiện đã xây dựng đề án tuyển sinh mới với phương án kiểm tra năng lực của TS. Với chung một “gói” câu hỏi, các khoa, các ngành đào tạo cần năng lực nào nhiều hơn sẽ tập trung chọn lựa những TS được điểm đánh giá cao về năng lực đó.

Trong khi đó, ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến TS thi 2 môn toán logic và tiếng Việt (gia tăng câu trắc nghiệm và chỉ kéo dài cao nhất 120 phút so với 180 phút như hiện nay). Tiếp theo đó, tùy theo khối thi, ngành thi mà TS chọn, các em sẽ dự thi thêm 1 môn đặc thù của khối, ngành. Tuy đề án đã xây dựng nhưng về thời điểm áp dụng, cả hai ĐH quốc gia cùng cho hay, sớm nhất phải đến năm 2015 mới có thể áp dụng.

Chỉ có 10 trường thuộc khối văn hóa – nghệ thuật tổ chức tuyển sinh riêng, còn lại chưa có trường nào muốn tuyển sinh riêng, kể cả những trường công lập tốp trên.

Theo Yến Anh (Người lao động)

Phản biện chỉ thành công khi dựa vào thông tin chính xác

Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia (như Pháp, Đức) đang hướng tới sự bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. Phải có những trường là công lập, học sinh sinh viên được miễn học phí. Các trường đó phải được ngân sách nhà nước đài thọ phần lớn chi phí đào tạo.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, có sự hội nhập văn hoá giữa các nước, các quốc gia có thể học kinh ngiệm của nhau và tương tự nhau về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhưng do không giống nhau về tiềm lực của quốc gia nên cách tổ chức ở từng giai đoạn phát triển có thể không giống nhau.

Trên báo VietNamNet, mục Thông tin đa chiều của Tuần Việt Nam, mới đây có đăng bài viết: Hai chữ "Quốc gia" chưa nói lên điều gì của tác giả Đinh Việt Bình.

Tác giả muốn dẫn người đọc đi đến một kết luận trong nhận thức là, tất cả các trường đại học ở nước ta, dù là công lập hay tư thục đều phải được bình đẳng. Do đó không nên tồn tại loại hình ĐH Quốc gia.

Tôi chưa bàn đến việc có nên hay không nên tồn tại các mô hình đào tạo gọi là ĐH Quốc gia. Do thực tế, gia đình tôi có chuẩn bị cho con sang học tại một trường ĐH bách khoa ở Pháp từ năm 2007, tôi có tìm hiểu tình hình và thấy cần trao đổi lại với tác giả bài viết trên. Bởi phản biện chỉ thành công khi dựa vào những thông tin chính xác.

Theo tác giả Đinh Việt Bình, sau năm 1945 nước Pháp có một loại trường ĐH gọi là Grands Ecoles. Loại này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong hệ thống giáo dục ĐH của Pháp. Chỉ vài phần trăm thí sinh có thể vào học, và nước Pháp đang có xu hướng xoá bỏ loại trường này.

Dựa vào đó , tác giả đặt câu hỏi có nên duy trì sự tồn tại của các ĐH Quốc gia của Việt Nam hay không.

Thực tế lại như thế này: Trước hết, Ecole là danh từ giống cái nên tính từ đi theo cũng phải là giống cái và loại trường đó là Grandes Écoles (chứ không phải là Grands Ecoles).

Hệ thống giáo dục ĐH của Pháp thiết kế phù hợp với Thoả ước Bologna của toàn Châu Âu mà Pháp đã ký kết tham gia, khác với hệ thống giáo dục ĐH của Anh - Mỹ.

Đặc trưng của hệ thống các trường ĐH Pháp là có hai loại: ĐH tổng hợp (Université), đào tạo đa lĩnh vực và đa ngành. Các bậc học được thiết kế theo mô hình L-M-D của Châu Âu (tức Licence -Master và Doctorat, dịch sang Việt ngữ là Cử nhân- Thạc sĩ- Tiến sĩ, tương ứng số năm đào tạo là 3năm, 5 năm và 8 năm).

Phản biện chỉ thành công khi dựa vào thông tin chính xác - Hình 1

Đại học Quốc gia (Hà Nội).


Năm 2008, Pháp có 88 trường loại này. Trừ một vài trường của Nhà thờ còn tất cả là công lập, quy mô lớn, có trường tới 40.000 sinh viên như Université de Strasbourg. Sinh viên được miễn học phí.

Loại thứ hai là Grande École dịch ra là ĐH đẳng cấp
cao, có nguồn gốc từ thế kỷ 19 (chứ không phải từ 1945), chuyên đào tạo viên chức cao cấp cho Chính phủ, nay đào tạo chuyên sâu các nhà chuyên môn ở trình độ cao trong một số chuyên ngành thuộc một số lĩnh vực, như kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thẩm phán, nhà quản trị.

Loại trường này có quy mô nhỏ, chỉ vào khoảng 1000 sinh viên, kể cả sinh viên bậc tiến sĩ. Thuộc loại này có 13 trường ĐH bách khoa đào tạo kỹ sư (không kể trường bách khoa nổi tiếng thế giới là Ecole Polytechnique de Paris- Palaiseau), có Website chung là www.polytech-reseau.org, 5 Viện Quốc gia khoa học ứng dụng đào tạo kỹ sư khoa học ứng dụng có Website chung là www.insa-france.fr/ và khoảng 200 trường đào tạo kỹ sư khác, kể cả công lập và tư thục.

Loại trường này đào tạo trong 5 năm đạt trình độ Master (thạc sĩ khoa học) và bắt buộc phải đạt tiếng Anh 750/990 điểm TOEIC mới được tốt nghiệp. Kỹ sư ra trường có thể học tiếp 3 năm để lấy bằng tiến sĩ PhD. Tất cả các văn bằng kỹ sư đều phải được Hội đồng danh hiệu kỹ sư toàn nước Pháp (Cti) công nhận.

Loại trường này thi tuyển khắt khe nhưng không đến nỗi chỉ vài phần trăm thí sinh được vào học như tác giả Đinh Việt Bình đã viết. Điều rõ nét ở loại trường này là đào tạo rất chọn lọc qua từng năm học .

Ví dụ ở trường ĐH Bách khoa Nantes (con tôi đang học), trong khoá 2010-2011, tỉ lệ sinh viên thành công trong các năm học như sau: Năm thứ ba 83%, năm thứ tư 94%, năm thứ năm 94,2%, chưa kể 4% do chưa đạt trình độ tiếng Anh 750 điểm TOEIC, nên mặc dầu đã đạt tất cả các tín chỉ khác vẫn chưa được công nhận tốt nghiệp. Trường này chưa bao giờ có tỉ lệ thành công 100%.

Gần đây ở Đức và Pháp xuất hiện loại trường ĐH Tổng hợp hỗn hợp (The comprehensive universities, Université mixte) là một vài ĐH tổng hợp có quy mô rất lớn, bao gồm cả trường ĐH bách khoa, Viện đào tạo nhà quản trị (IAE), Viện ĐH Công nghiệp (IUT).

Ví dụ trong Université de Nantes có École Polytech de Nantes, Institut niversitaire de Technologies de Nantes, nhưng các trường này đều tự trị trong trường ĐH Tổng hợp hỗn hợp đó, hoàn toàn không phải là sự cáo chung loại trường Grande École như tác giả hiểu lầm.

Tác giả Đinh Việt Bình còn cho rằng chất lượng đào tạo của các trường ĐH Quốc gia chưa nói lên điều gì cần thiết cho sự tồn tại của chúng. Sự thật trong nhiều năm qua như thế này: Chất lượng đầu vào của họ cao hơn.

Chỉ thí sinh đạt điểm thi tuyển ĐH trên 21/30 điểm, mới vào được ngành điện tử của các trường ĐH bách khoa nhưng dưới điểm đó, thậm chí chỉ 17/30 điểm có thể vào học ngành điện tử các ĐH khác kể cả công lập...

Đội ngũ giảng viên có trình độ cao hơn. Rất nhiều trường ĐH không phải ĐH Quốc gia rất hiếm giảng viên thuộc lực lượng cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên.

Loại trường này thi tuyển khắt khe nhưng không đến nỗi chỉ vài phần trăm thí sinh được vào học như tác giả Đinh Việt Bình đã viết. Điều rõ nét ở loại trường này là đào tạo rất chọn lọc qua từng năm học.

Chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ ĐH Quốc gia cao hơn, do đó dễ kiếm việc làm hơn. Có Công ty cổ phần điện tử nổi tiếng tại TPHCM (xin miễn nêu tên) đã tuyển kỹ sư vào Phòng nghiên cứu và phát triển (R&D). Chỉ những kỹ sư trường ĐH bách khoa mới đạt được tiêu chí lựa chọn của họ.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, có sự hội nhập văn hoá giữa các nước, các quốc gia có thể học kinh ngiệm của nhau và tương tự nhau về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhưng do không giống nhau về tiềm lực của quốc gia nên cách tổ chức ở từng giai đoạn phát triển có thể không giống nhau.

Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia (như Pháp, Đức) đang hướng tới sự bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. Phải có những trường là công lập, học sinh sinh viên được miễn học phí. Các trường đó phải được ngân sách nhà nước đài thọ phần lớn chi phí đào tạo. Muốn vào các trường đó, sinh viên phải là những thí sinh đạt điểm thi tuyển cao.

Nếu điểm thi tuyển thấp thì vào các ĐH khác và có thể phải nộp học phí. Thương mại hoá giáo dục phải có giới hạn, và bình đẳng phải là như vậy.

Theo Vũ Việt Thắng

VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Lý do danh ca Hương Lan tát Hoài Linh: "Tôi bảo Hoài Linh, chị hai đánh cho em tỉnh lại"
13:31:40 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp

Sức khỏe

17:32:59 05/11/2024
Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và mắt đỏ. Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt, giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà để uống nhưng không thấy có cải thiện.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 12: Kiên đột nhập kho sầu riêng quay bằng chứng

Phim việt

17:12:29 05/11/2024
Trong khi Linh và Nga diễn để làm nhiệm vụ giữ chân hai người này thì Kiên nhanh chóng đột nhập kho hàng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.

Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng

Sao việt

16:58:49 05/11/2024
Sáng 5/11 (giờ Việt Nam), trang chủ Miss Universe với 14 triệu người theo dõi đã liên tiếp đăng tải các bộ ảnh của loạt thí sinh, trong số đó có Kỳ Duyên.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

Thế giới

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm

Sao châu á

16:40:29 05/11/2024
Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh khiến netizen không khỏi trầm trồ, xuýt xoa khi khoe mặt mộc đẹp không tỳ vết ở tuổi 36.

Vpop đón tân binh có mối duyên nợ với 2 Anh Trai, ra tận 8 MV debut khiến ai cũng trầm trồ!

Nhạc việt

15:53:09 05/11/2024
Tân binh làng nhạc có màn debut khủng với full album, 8 MV kèm theo và ekip hàng đầu thị trường đứng sau phần âm nhạc.

Thầy giáo áp dụng trend hot vào kiểm tra bài cũ, netizen xem xong "rén": Túi mù nhưng mà là mù mịt tương lai

Netizen

15:30:28 05/11/2024
Trào lưu chơi blindbox (hay còn gọi là túi mù) đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Làm nên thành công của chiếc trend này đến từ yếu tố bất ngờ và niềm vui

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.