Các trường tiếp tục công bố xét tuyển NV3
Kết thúc đợt xét tuyển NV2, các trường ĐH NCL tiếp tục công bố điểm chuẩn và điểm xét tuyển NV3 cho những ngành còn thiếu chỉ tiêu.
Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP Hồ Chí Minh thông báo điểm trúng tuyển NV2 như sau:
Điểm được tính cho mỗi đối tượng ưu tiên giảm cách nhau 1.0 điểm mỗi khu vực giảm cách nhau 0.5 điểm.
Các thí sinh nộp đơn xét tuyển NV2. Ảnh Xuân Trung
Hệ Đại học chính quy:
NGÀNH
MÃ NGÀNH
KHỐI
THI
ĐIỂM TRÚNG TUYỂN HSPT-KV3
SỐ ĐẠT ĐIỂM TT
Công nghệ thông tin
101
101
A
D1
13.0
13.0
52
40
Quản trị Kinh doanh quốc tế
400
D1
16.5
6
Quản trị Du lịch – Khách sạn
401
D1
13.0
24
Trung Quốc học
601
D1,D4
13.0
24
Nhật Bản học
602
D1
13.0
29
Hàn Quốc học
603
D1
13.0
35
Ngôn ngữ Anh
701
D1
17.5
6
Quan hệ quốc tế
711
D1
17.0
7
TỔNG CỘNG
223
Hệ Cao đẳng chính quy:
NGÀNH
MÃ NGÀNH
KHỐI
THI
ĐIỂM TRÚNG TUYỂN HSPT-KV3
SỐ ĐẠT ĐIỂM TT
Công nghệ thông tin
C65
A, D1
12.0
48
Tiếng Anh
C66
D1
12.5
144
TỔNG CỘNG
192
Đại học Văn Hiến thông báo mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển NV3 đối với hệ chính quy
Đối với hệ đại học: Xét tuyển kết quả thi tuyển sinh Đại học năm 2011 theo các khối A, B, C, D1,2,3,4,5,6 với tổng điểm ba môn thi Khối A: 13,0 Khối B: 14,0 Khối C: 14,0 Khối D1,2,3,4,5,6 : 13,0.
Đối với cao đẳng: Xét tuyển kết quả thi tuyển sinh Đại học năm 2011 theo các khối A, B, C, D1,2,3,4,5,6 với tổng điểm ba môn thi như sau: Khối A: 10,0 B: 11,0 C: 11,0 D1,2,3,4,5,6: 10,0.
Ngoài ra, ở kết quả tuyển sinh cao đẳng, trường nhận hồ sơ mức điểm như sau: Khối A: 11,0 B: 12,0 C: 12,0 D1,2,3,4,5,6: 11,0.
Điểm xét tuyển không nhân hệ số, áp dụng cho đối tượng là Học sinh phổ thông, Khu vực 3 (HSPT – KV3). Điểm ưu tiên giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,5 điểm.
Cụ thể các ngành như sau:
STT
Tên ngành/ chuyên ngành
Khối xét tuyển
Chỉ tiêu dự kiến
ĐẠI HỌC
700
Video đang HOT
1
101
Công nghệ thông tin. Chuyên ngành: Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin Chuyên ngành mới: Công nghệ Nội dung số
A, B, D1,2,3,4,5,6
70
2
102
Kỹ thuật điện tử, truyền thông. Chuyên ngành: Tin học-Viễn thông, Điện tử-Viễn thông. Chuyên ngành mới: Hệ thống viễn thông và truyền thông
A, B, D1,2,3,4,5,6
70
3
401
Quản trị kinh doanh. Ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Kinh doanh-Thương mại. Chuyên ngành mới: Quản trị công nghệ và truyền thông
A, D1,2,3,4,5,6
110
4
402
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch) Quản trị khách sạn (gồm 2 chuyên ngành: Quản trị Khách sạn-Nhà hàng Quản trị khu du lịch).
A, C, D1,2,3,4,5,6
110
5
501
Xã hội học. Chuyên ngành: Xã hội học, Xã hội học truyền thông và báo chí, Xã hội học kinh tế
A, B, C, D1,2,3,4,5,6
70
6
502
Tâm lý học. Chuyên ngành:Tham vấn và trị liệu tâm lý, Tham vấn và quản trị nhân sự
A, B, C, D1,2,3,4,5,6
70
7
601
Văn học. Chuyên ngành: Văn sư phạm, Văn truyền thông
C, D1,2,3,4,5,6
70
8
701
Ngôn ngữ Anh. Chuyên ngành: Tiếng Anh thương mại
D1
50
9
706
Đông Phương học. Ngành: Nhật Bản học, Hàn Quốc học
C, D1,2,3,4,5,6
80
STT
Mã ngành
Tên ngành/chuyên ngành
Khối xét tuyển
Chỉ tiêu dự kiến
CAO ĐẲNG
200
1
C65
Tin học ứng dụng. Chuyên ngành: Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng
A, B, D1,2,3,4,5,6
50
2
C66
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông. Chuyên ngành: Tin học-Viễn thông, Điện tử-Viễn thông
A, B, D1,2,3,4,5,6
50
3
C67
Quản trị kinh doanh. Ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng
A, D1,2,3,4,5,6
50
4
C68
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch) Quản trị khách sạn (gồm 2 chuyên ngành: Quản trị Khách sạn-Nhà hàng Quản trị khu du lịch).
A, C, D1,2,3,4,5,6
50
Trường đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh mức điểm nhận hồ sơ NV3 cho 849 chỉ tiêu đại học và cao đẳng, đối với những thí sinh thi theo đề thi chung đại học: Điểm đối với HSPT khu vực 3 (mỗi khu vực kế tiếp giảm 0.5 điểm, đối tượng kế tiếp giảm 1 điểm) dành cho tất cả các ngành như sau:
Trình độ đại học gồm 724 chỉ tiêu:
Mã ngành
Ngành
Điểm xét tuyển
A
B
C
D
102
Công nghệ Thông tin
13
13
103
Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng
13
300
Công nghệ Sau thu hoạch
13
14
13
401
Quản trị Kinh doanh
13
13
402
Quản lý Bệnh Viện
13
14
13
403
Tài chính – Ngân hàng
13
13
404
Kế Toán
13
13
501
Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành
13
14
13
701
Ngôn ngữ Anh
13
705
Ngôn ngữ Nhật
13
Trình độ Cao đẳng: 125 chỉ tiêu
Mã ngành
Ngành
Điểm xét tuyển
A
B
C
D
C65
Công nghệ Thông tin
10
10
C70
Công nghệ Sau thu hoạch
10
11
10
C72
Tiếng Nhật
10
Thi theo đề thi chung Cao đẳng:
Mã ngành
Ngành
Điểm trúng tuyển
A
B
C
D
C65
Công nghệ Thông tin
13
13
C70
Công nghệ Sau thu hoạch
10
11
10
C72
Tiếng Nhật
10
Cùng ngày, trường đại học Phương Đông cũng thông báo xét tuyển NV3 như sau:
Điểm KV, ƯT được cộng: KV2: 0,5 KV2-NT: 1 KV1: 1,5 ƯT2 : 1 ƯT 1 : 2. Nhận hồ sơ xét tuyển NV3 Cao đẳng của các thí sinh có kết quả thi đại học và kết quả thi cao đẳng theo đề thi chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Cụ thể:
Ngành
Mã
Khối
Điểm sàn
Ghi chú
HỆ ĐẠI HỌC ( xét tuyển: 139 chỉ tiêu)
Công nghệ thông tin
100
A,D 1
13
Công nghệ Điện tử viễn thông
101
A,D 1
13
Công nghệ kỹ thuật Cơ – Điện tử
112
A
13
Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử
(Tự động hóa, hệ thống điện)
113
A
13
KT XD công trình giao thông
115
A
13
Công nghệ sinh học
301
A
13
B
14
Công nghệ kỹ thuật môi trường
302
A
13
B
14
Ngôn ngữ Anh
751
D1
13
Ngôn ngữ Trung quốc
754
D
13
Ngôn ngữ Nhật
756
D
13
HỆ CAO ĐẲNG ( xét tuyển: 57 chỉ tiêu)
Công nghệ thông tin
C65
A,D 1
10
Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị Du lịch)
C66
A,D
10
C
11
Kế toán
C67
A,D
10
Công nghệ KT xây dựng
C68
A
10
Trường ĐH Thành Tây tiếp tục xét tuyển NV3 năm học 2011. Các thí sinh đủ điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định đều được gọi nhập học. Trong đó, có 520 chỉ tiêu (ĐH: 400, CĐ: 120). Điểm trúng tuyển khối V vào ngành Kỹ thuật công trình xây dựng đối với ĐH là 11 điểm, CĐ là 8 điểm, với điều kiện điểm ba môn không nhân hệ số và không có điểm 0.
Cùng ngày, trường đại học Đông Á cũng thông báo tuyển NV3 với 1.500 chỉ tiêu (400 chỉ tiêu bậc Đại học và 1.100 chỉ tiêu bậc Cao đẳng), thí sinh sẽ có cơ hội trúng tuyển rất lớn khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng bậc học, ngành học phù hợp tại trường. Năm 2011, Đại học Đông Á chính thức tuyển sinh ngành Điều dưỡng, hình thức xét tuyển, với 100 chỉ tiêu bậc Đại học và 200 chỉ tiêu bậc Cao đẳng.
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV3 từ 20/9 – 10/10. Dự kiến công bố danh sách trúng tuyển chính thức vào ngày 15/10 theo quy định.
Theo GDVN
Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Xa rời thực tế!
Dự thảo Luật giáo dục đại học còn quá chung chung xa rời thực tế, chưa cụ thể; cần xóa bỏ thi đại học như hiện nay, bỏ chỉ tiêu tuyển sinh, bỏ quy định về xin mở mã ngành, chuyên ngành; tự chủ đại học...
Đó là những vấn đề mà nhiều đại biểu đưa ra góp ý tại hội thảo lấy ý kiến về việc xây dựng Luật Giáo dục đại học do Ủy ban VH GD TNTN& NĐ của Quốc hội tổ chức hôm nay 19/4 tại Hà Nội.
Dự thảo quá chung chung
Tại buổi góp ý, hầu hết các đại biểu cho rằng ban hành Luật Giáo dục đại học hiện nay là rất cần thiết trong tiến trình hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giáo dục Việt Nam.
Đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo số 2 nhưng GS.TS Trần Ngọc Đường, Viện nghiên cứu Lập pháp, cho rằng: "Dự thảo vẫn còn quy định chung chung, chưa đủ cụ thể để điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội trong tổ chức và hoạt động giáo dục đại học. Nhìn tổng thể của dự thảo luật chưa tìm thấy được các điều luật thể hiện sâu đậm chỉ đạo việc xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học. Đặc biệt là các quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục... chưa được thể hiện rõ nét. Đặc biệt, trong quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chưa làm rõ nội dung vai trò của quy hoạch và nguyên tắc quy hoạch, viết như một câu khẩu hiệu không có ý nghĩa điều chỉnh".
GS Đường dẫn giải thêm, trong mục hoạt động của sở giáo dục đại học, gồm 5 điều nhưng có đến 4 điều giao cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Thủ tướng quy định nên thiếu cụ thể và có tác dụng điều chỉnh trực tiếp. Các vấn đề tuyển sinh, chương trình đào tạo và giải trình cần phải qui định cụ thể hơn. Hoạt động giáo dục đại học mở ra rất nhiều hình thức nhưng dự thảo luật mới chỉ có các quy định về hoạt động giáo dục theo hình thức Chính phủ. Các hình thức giáo dục khác như: tại chức, mở rộng, học từ xa phải bao nhiêu năm, chính sách tuyển sinh... chưa thấy có sự điều chỉnh trong luật này.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội cho hay, ban hành Luật giáo dục đại học phải được quy định cụ thể, tránh tối đa việc ban hành những văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư. Mặt khác, Luật Giáo dục đại học phải có những chế tài cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc khắc phục những tồn tại hiện nay như công tác tuyển sinh, chất lượng thấp của giáo dục thường xuyên, nhất là ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ thiếu tương ứng trong quản lý, những hiện tượng học vì bằng cấp mà không tích lũy kiến thức đang là những bức xúc của xã hội mà nhiều năm qua chưa tạo được chuyển biến cơ bản.
GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho hay, đọc qua nội dung trình bày trong dự thảo, người đọc có cảm giác đây là một Luật quản lý hành chính trường đại học hơn là Luật giáo dục đại học.
GS Bành chứng minh: Nếu là một luật quản lý nhà trường đại học thì đâu còn thiếu các điều luật về tính chất trường, cơ cấu trường, loại trường, tổ chức nhà trường, Hội đồng khoa học, vai trò Hiệu trưởng, Viện trưởng, Chủ nhiệm khoa và đặc biệt là Chủ nhiệm bộ môn - một nhân tố trong đào tạo đại học, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp trong nhà trường. Nếu là Luật giáo dục ĐH thì chưa thấy tính chất nguyên lý giáo dục, yêu cầu nội dung phương pháp giáo dục, phát triển giáo dục đại học, chưa thấy hình bóng của giáo dục mở, học tập suốt đời, xã hội hóa giáo dục.
Xóa bỏ ngay 3 "rào cản" quyền tự chủ đại học
Ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, hiện quản lý Trường ĐH Thành Tây cho rằng, vấn đề "cốt lõi" nhất phải được xác lập trong Luật là phải xóa bỏ ngay 3 "rào cản" quyền tự chủ đại học. Thứ nhất, xóa bỏ thi đại học như hiện nay. Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nước không tổ chức thi đại học mà vẫn đảm bảo chất lượng, còn ở nước ta, hàng chục năm nay vẫn áp dụng cơ chế thi tuyển rất nặng nề nhưng chất lượng giáo dục đại học vẫn yếu kém. Một cơ chế quá lạc hậu, tốn kém và đầy rẫy tiêu cực. Cần bỏ ngay cách thi đại học kiểu này mà sử dụng cách tuyển chọn đơn giản dựa vào kết quả học tập phổ thông để xét tuyển.
Thứ hai, bỏ chỉ tiêu tuyển sinh; Thứ ba, bỏ quy định về xin mở mã ngành, chuyên ngành. Việc cho phép về mã ngành, chuyên ngành hiện nay là cơ chế "xin -cho" tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh, phát triển.
Bãi bỏ "3 rào cản" trên đây, không cần phải thử nghiệm, không cần phải đầu tư, được xã hội đồng tình. Thể chế tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt.
Một số ý kiến đại biểu đề nghị bỏ thi đại học.
Cùng góp ý về vấn đề tự chủ, GS Hoàng Xuân Sính, ĐH Thăng Long cho hay: "Ở Pháp khi một ĐH muốn hợp tác đào tạo liên kết với một ĐH nước ngoài, họ chỉ cần viết trên văn bản hợp tác của hai bên là theo Nghị định số nào, ngày nào của Bộ GD, hiệu trưởng của họ và hiệu trưởng của trường đối tác quyết định hợp tác về các mặt giảng dạy và nghiên cứu hay như ở Mỹ, họ đòi hỏi đối tác phải đưa ra văn bản chứng nhận của cơ quan làm accreditation cho các ngành mà mình muốn hợp tác, đưa ra rồi thì hai bên ký văn bản hợp tác, gọn nhẹ chỉ có vậy. Còn ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đưa ra một đống giấy tờ, trong đó ông hiệu trưởng của phương trời xa phải điền vào đó vốn của đại học là bao nhiêu, nhân viên có bao nhiêu, giáo sư thế nào, các ngành dạy có bao nhiêu, chương trình thế nào và làm đơn xin Bộ Giáo dục Việt Nam làm đối tác với trường ở bên này. Có lẽ vấn đề này phải được nghiên cứu nghiêm chỉnh, vì việc liên kết đại học với nước ngoài là một yếu tốt không thể thiếu được cho các trường ĐH Việt Nam".
Nói về tự chủ tài chính, theo GS Sính, với các trường ĐH công thì phải rút kinh nghiệm tự chủ tài chính của các trường tư vì sự tự chủ tài chính của trường tư dẫn tới nhiều khi đường lối giáo dục và khoa học không được bảo đảm vì nhà đầu tư muốn có lợi ích trước mắt. Nếu để trường công tự chủ càng ngày càng nhiều về tài chính sẽ dẫn đến tư nhân hóa, việc đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ không được bảo đảm vì lợi ích trước mắt.
Theo Dân Trí
Hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ của thí sinh tự do giảm Chiêu 15/4, Sơ GD- ĐT Đa Năng cho biêt: kêt thuc đơt thu nhân hô sơ đăng ky dư thi ĐH, CĐ năm nay, tai Sơ, chi thu nhân đươc khoang 5.000 hô sơ cua thi sinh tư do, giam gân 700 hô sơ so vơi năm 2010. Qua công tac thu nhân hô sơ thi sinh tư do năm nay tai Đa...