Các trường tiếp tục công bố điểm chuẩn xét tuyển
Ngày 10.9, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã công bố điểm xét tuyển các ngành. Cụ thể: tài chính ngân hàng 21; hệ thống tin quản lý 19; Các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh 20,5; tài chính ngân hàng (bậc CĐ) 15,5.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, điểm bậc CĐ các ngành công nghệ (CN) kỹ thuật điện tử truyền thông, CN chế tạo máy, CN may 16; các ngành CN kỹ thuật điện điện tử, CN kỹ thuật ô tô 17.
Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, điểm chuẩn các ngành bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Trường tiếp tục xét tuyển đợt 2 với 780 chỉ tiêu bậc ĐH và 400 bậc CĐ với mức điểm xét bằng điểm sàn.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung bậc ĐH gồm: CN thực phẩm 23,5; CN kỹ thuật (KT) hóa học 23; CNKT điện điện tử, CNKT môi trường 21,5; CNKT cơ khí, CNKT cơ điện tử 21; ngôn ngữ Anh (điểm môn tiếng Anh tối thiểu 5) 20,5; CNKT điện tử truyền thông, CNKT ô tô, khoa học máy tính, kế toán, quản trị kinh doanh tổng hợp 20; CN may, tài chính ngân hàng, thương mại điện tử 19,5; CNKT nhiệt, quản trị khách sạn 19; quản trị nhà hàng và KT chế biến 18,5. Điểm trúng tuyển bậc CĐ gồm: CN thực phẩm 17,5; kế toán 16,5; CNKT điện điện tử, CN may, quản trị kinh doanh tổng hợp, ngôn ngữ Anh (môn Anh văn tối thiểu 4 điểm) 16; CNKT ô tô, CNKT hóa học, CNKT môi trường 15,5; CNKT cơ khí, quản trị nhà hàng và KT chế biến 15; CNTT, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế 14,5; CNKT điện tử truyền thông, CNKT nhiệt, chế tạo máy 13,5.
Trường ĐH Tài nguyên môi trường TP.HCM, điểm bậc ĐH gồm: địa chất học 16,5 (A, A1) và 19 (B); thủy văn 15,5 (A, A1) – 16 (D1) và 17,5 (B); KT trắc địa bản đồ 15 (A, A1) và 16,5 (B); CNTT 13,5 (A, A1) và 14 (D1); cấp thoát nước 13,5. Bậc CĐ gồm: khí tượng học 10 (A, A1, D1) và 11 (B); CNKT môi trường 13 (A, A1) và 14 (B); CNKT trắc địa 10 (A, A1) và 11 (B); quản lý đất đai 13,5 (A, A1) – 14 (D1) và 15 (B); thủy văn 10 (A, A1, D1) và 11 (B); CNKT công trình xây dựng, hệ thống thông tin 10; tin học ứng dụng 10,5; quản trị kinh doanh 12,5; CNKT địa chất 10 (A, A1) và 11 (B).
Trường ĐH Sài Gòn, điểm bậc ĐH gồm: khoa học thư viện 18 (A, A1, D1) – 18,5 (C) và 19 (B); tài chính ngân hàng 19,5 (A, A1) và 20 (D1); quản trị văn phòng 19,5 (A, D1) và 20,5 (C); toán ứng dụng 21; CNKT môi trường 20 (A) – 20,5 (A1) và 22 (B); giáo dục chính trị 18 (A) – 18,5 (A1, D1) và 19 (C); SP sinh học 23,5; SP lịch sử 20,5; SP địa lý 19,5 (A, A1) và 21 (C). Điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung các ngành bậc CĐ gồm: Việt Nam học 16 (A, D1) và 17,5 (C); tiếng Anh 18; lưu trữ học 13,5 (D1) và 14,5 (C); quản trị văn phòng 16,5 (A1) – 17 (D1) và 17,5 (C); thư ký văn phòng 15,5 (A1) – 16 (D1) và 16,5 (C); CN thông tin 16 (A) và 16,5 (A1, D1); CNKT điện điện tử, CNKT điện tử truyền thông 15; CNKT môi trường 16 (A, A1) và 17,5 (B); giáo dục tiểu học 18 (A) và 18,5 (A1, D1); giáo dục công dân 15; SP toán học 21; SP vật lý 19; SP hóa học 20; SP sinh học 18,5; SPKT công nghiệp 13,5 (A, A1) và 14,5 (B, D1); SPKT nông nghiệp 13,5 (A, A1) và 14 (B, D1); SP kinh tế gia đình 13,5 (A, A1) và 14,5 (B,C, D1); SP ngữ văn 18 (C) và 17,5 (D1); SP lịch sử 17; SP địa lý 16,5 (A, A1) và 18 (C); SP tiếng Anh 19.
Video đang HOT
Theo TNO
Cạnh tranh quyết liệt trong xét tuyển bổ sung
Đầu tuần sau, các trường ĐH, CĐ sẽ kết thúc đợt xét tuyển bổ sung đầu tiên. Theo ghi nhận, đến thời điểm này, thí sinh ở nhiều trường phải cạnh tranh khá quyết liệt mới mong trúng tuyển.
Thí sinh tiếp tục nộp hồ sơ vào Trường ĐH Sài Gòn ngày 6.9 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tăng 6 - 7 điểm so với điểm xét tuyển
Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết đến hết chiều 4.9 trường đã kết thúc thời gian nhận hồ sơ xét tuyển, tổng cộng có gần 6.000 hồ sơ cho 520 chỉ tiêu xét tuyển. Ông Lâm khẳng định: "Các ngành ngoại ngữ, vật lý, sư phạm tin học, công nghệ thông tin điểm trúng tuyển sẽ cao hơn điểm xét tuyển ít nhất từ 6 đến 7 điểm".
Trong khi đó, đến ngày 6.9, Trường ĐH Sài Gòn cũng nhận được khoảng 20.000 hồ sơ. Thạc sĩ Huỳnh Tổ Hạp, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho hay ngành có nhiều hồ sơ nhất là giáo dục tiểu học bậc CĐ với 4.233 bộ (trong khi chỉ tiêu ngành này là 250). Kế đến là công nghệ kỹ thuật môi trường bậc ĐH với 1.205 bộ (60 chỉ tiêu). Một số ngành hồ sơ cũng trên 1.000 như bậc CĐ: sư phạm tiếng Anh, tiếng Anh thương mại du lịch... Thấp nhất là ngành sư phạm lịch sử bậc ĐH với 210 hồ sơ. Thạc sĩ Hạp nhận định: "Điểm chuẩn trúng tuyển tất cả các ngành đều sẽ cao hơn điểm xét tuyển, trong đó ngành tăng ít nhất cũng phải từ 1 đến 2 điểm".
Mức độ cạnh tranh giữa các thí sinh cũng hết sức gay gắt tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết trường đã nhận được trên 9.000 hồ sơ xét tuyển vào 720 chỉ tiêu. Trong đó, ngành nhiều thí sinh chọn lựa nhất là quản trị kinh doanh với gần 3.000, kế đến là kế toán với gần 2.000, tài chính ngân hàng với 1.800, ngôn ngữ Anh khoảng 1.500, hệ thống thông tin quản lý gần 1.000... "Đa số các ngành bậc CĐ điểm trúng tuyển thấp nhất cũng sẽ tăng 3 điểm so với điểm xét tuyển", ông Sĩ nhận định.
Trường ĐH Tài chính - Marketing chỉ xét tuyển 200 chỉ tiêu nhưng đến ngày 6.9 cũng đã nhận được gần 2.500 hồ sơ. Trong đó, nhiều nhất là ngành quản trị nhà hàng với 945 bộ và thấp nhất là quản lý dự án với 156.
Ở các trường ĐH ngoài công lập, một số trường cũng cạnh tranh khá gay gắt. Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho biết trường đã nhận đến gần 6.000 hồ sơ (1.800 chỉ tiêu xét tuyển). Trong đó, các ngành như ngôn ngữ Anh, kinh doanh thương mại, quản trị kinh doanh, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, kiến trúc có rất nhiều thí sinh đăng ký và gần như chắc chắn điểm chuẩn sẽ cao hơn điểm xét tuyển.
Trường ĐH Hoa Sen nhận được đến gần 4.500 hồ sơ (1.780 chỉ tiêu xét tuyển). Theo thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Trưởng phòng Tuyển sinh - các ngành như ngôn ngữ Anh, marketing, kinh doanh quốc tế, kế toán, quản trị nhân lực, quản lý tài nguyên môi trường khả năng có điểm chuẩn cao hơn điểm xét tuyển...
Tính đến ngày 4.9, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM nhận 1.700 hồ sơ bậc ĐH và 936 bậc CĐ. Tất cả các ngành xét tuyển đều có lượng hồ sơ nộp vào gấp cả chục lần chỉ tiêu.
Vẫn còn cơ hội khác
Tuy cạnh tranh cao nhưng thí sinh vẫn còn những cơ hội khác cả trường công lẫn tư.
Chẳng hạn, tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, các ngành giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục chính trị, điểm trúng tuyển có thể chỉ chênh lệch từ 1 đến 2 so với điểm xét tuyển. Đặc biệt, ngành tài chính ngân hàng bậc CĐ của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM mới chỉ nhận được trên 100 hồ sơ cho 50 chỉ tiêu. Ngoài ra, trong số trên 60 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 mới chỉ có hơn 10 thí sinh đến làm thủ tục nhập học. Vì thế, thạc sĩ Trương Tiến Sĩ cho rằng điểm trúng tuyển bậc CĐ ngành này khả năng chỉ bằng điểm xét tuyển là 12.
Ở Trường ĐH Văn Lang ngành kỹ thuật nhiệt vẫn còn ít hồ sơ và dự kiến chỉ có điểm chuẩn bằng điểm sàn. Trường ĐH Hoa Sen vẫn còn nhiều ngành dự kiến có điểm chuẩn tương đương điểm xét tuyển. Bên cạnh đó, cơ hội cho thí sinh ở một số trường ngoài công lập khác cũng rất lớn. Theo thống kê, số lượng hồ sơ tất cả các ngành tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM đều chưa đủ so với chỉ tiêu. Trường ĐH Lạc Hồng đã nhận được khoảng 2.000 hồ sơ, chỉ tiêu còn nhiều đối với các ngành khối kỹ thuật và xã hội nhân văn. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM mới nhận được khoảng 400 hồ sơ trong khi chỉ tiêu là 1.000.
Trường công lập ngập hồ sơ
Ông Lê Hữu Lập, Phó giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, cho hay dù đến 17 giờ ngày 9.9 mới kết thúc nhận hồ sơ xét tuyển nhưng đến cuối giờ chiều hôm qua (6.9), học viện đã nhận được khoảng 10.000 hồ sơ, gấp hơn 5 lần so với chỉ tiêu. "Đến thời điểm này, số hồ sơ gửi về trường vẫn đang "ùn ùn", chưa có dấu hiệu dừng lại", ông Lập nói. Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng, cho biết chỉ tiêu xét tuyển khối D1 cơ sở tại Hà Nội là 30 nhưng số hồ sơ đến thời điểm này đã là hơn 1.500. Ông Dũng dự kiến điểm chuẩn xét tuyển bổ sung sẽ phải từ 30,5 (tiếng Anh nhân hệ số 2). Ông Đinh Văn Chỉnh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp, cho rằng đã có khoảng 6.000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu là 900. Theo ông Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, số hồ sơ xét tuyển rất nhiều. Điểm chuẩn các ngành khối D sẽ không thể dưới 20 điểm, một cán bộ của trường thông tin. Trường ĐH Xây dựng Hà Nội xét tuyển 760 chỉ tiêu với mức điểm từ 17 - 22. Đến nay, số hồ sơ trường nhận được đã hơn 2 lần, do vậy dự kiến điểm xét tuyển sẽ cao hơn nhiều so với mức thông báo. Chỉ tiêu xét tuyển Trường ĐH Điện lực chỉ có 200 nhưng đã nhận gần 1.000 hồ sơ. Trường ĐH Thủy lợi (khu vực phía bắc) có 170 chỉ tiêu nhưng cũng nhận hơn 1.000 hồ sơ.
Theo TNO
Rớt đại học vì bị 'mất điểm oan" Vì sự nhầm lẫn của ĐH Huế, 59 thí sinh (TS) ở Hà Tĩnh bị mất 0,5 điểm ưu tiên khu vực trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Điều đặc biệt là trong số 59 TS này, có 2 TS bị rớt đại học và nhiều TS khác không đủ điểm sàn để nộp đơn đăng ký xét tuyển nguyện...