Các trường phải tự cứu mình
Năm 2016, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với kỳ vọng khắc phục hạn chế kỳ thi năm ngoái, nhưng vẫn còn lo lắng. Để tự cứu mình, nhiều trường tham gia nhóm tuyển sinh.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, năm nay sẽ vẫn xảy ra tình trạng thí sinh chờ đến những ngày cuối cùng của mỗi đợt xét tuyển để lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các trường. Khi một lượng thí sinh “dồn dập” đăng ký vào những ngày cuối cùng nếu các phương tiện kỹ thuật, đường truyền Internet… không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho các trường đại học “trở tay” không kịp.
Bên cạnh đó, thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng 3 trường ở các đợt sau. Mỗi trường, thí sinh được phép thay đổi 2 ngành học khác nhau thì rất có thể lặp lại tình trạng rút – nộp hồ sơ một cách ồ ạt như năm 2015 khiến các trường đại học xử lý không kịp và thí sinh rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
“Trở tay không kịp”
Ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Well Spring (Hà Nội) cho biết: Ở những đợt xét tuyển, thí sinh có thể sẽ chờ đến những ngày cuối cùng mới đăng ký xét tuyển để có thêm thời gian “nghe ngóng” thông tin các trường. Nếu các trường không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện kỹ thuật sẽ xảy ra tình trạng “vỡ trận” trong những đợt xét tuyển như năm 2015.
Ngoài ra, năm nay, Sở GD&ĐT được công bố kết quả thi vẫn khó có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường truyền Internet. Vì năm nay sẽ có một lượng lớn thí sinh ở cụm thi địa phương truy cập vào đường truyền Internet của Sở GD-ĐT cùng một lúc, cùng một ngày.
Ngoài ra, đối với những trường đại học việc tính toán lượng hồ sơ ảo cũng gặp nhiều khó khăn. Ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: Năm 2016, các trường sẽ gặp khó khăn trong việc tính toán lượng hồ sơ ảo do đợt 1 thí sinh được đăng ký xét tuyển vào 2 trường, mỗi trường 2 ngành.
Theo như tính toán của nhiều trường, sẽ xảy ra tình trạng một thí sinh đỗ vào 2 trường, như vậy lượng thí sinh ảo sẽ cao hơn năm ngoái rất nhiều.
Năm 2016, nhiều trường đã tham gia nhóm tuyển sinh chung. Ảnh: Lao Động.
Video đang HOT
Các trường tự cứu mình
Theo Bộ GD&ĐT, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016 đã khắc phục được một số nhược điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí thi và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Để giảm lượng thí sinh ảo cho các trường, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số giải pháp khắc phục. Như trong quá trình đăng ký xét tuyển nguyện vọng phần mềm quản lý thi sẽ đảm bảo thí sinh không được đăng ký vượt nguyện vọng.
Tuy nhiên, nhiều trường đại học cho rằng, với phương thức xét tuyển như năm nay sẽ rất khó tính toán được lượng thí sinh ảo nếu các trường không có kênh thông tin để chia sẻ thông tin của thí sinh.
Do đó, để khắc phục tối đa lượng thí sinh ảo, nhiều trường đại học đã đưa ra đề án tuyển sinh theo nhóm, đây là một biện pháp để các trường tự cứu lấy mình.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt Đề án tuyển sinh theo nhóm trường, trong đó có các trường như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng…
Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: Năm nay, ở đợt 1 thí sinh được đăng ký xét tuyển vào hai trường, mỗi trường được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng.
Việc thí sinh đăng ký xét tuyển như vậy các trường đều thấy nguy cơ thí sinh ảo cũng như điểm chuẩn ảo sẽ tăng cao, điều này sẽ tạo ra bất lợi cho thí sinh và các trường. Do đó, các trường đưa ra đề án liên kết tổ chức xét tuyển theo nhóm trường, nhóm ngành nhằm giảm lượng thí sinh ảo.
Theo ông Sơn, để thuận lợi trong công tác tuyển sinh, các trường tốp dưới có cùng một dải điểm cũng có thể liên kết tạo thành một nhóm tuyển sinh riêng.
Theo Khả Hân/ Lao Động
'Thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia vì lợi ích học sinh'
Đó là khẳng định của thạc sĩ Nam Nhật Minh - Phó trưởng phòng Quản lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT.
Tại buổi tư vấn tuyển sinh do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức tại Hà Nội mới đây, Minh Tâm, học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) và một số bạn đặt câu hỏi: "Năm nào Bộ GD&ĐT cũng có nhiều đổi mới về thi cử, liệu có cách nào để không phải thay đổi nhiều?".
Thạc sĩ Nam Nhật Minh giải đáp: Chúng ta luôn mong muốn sự ổn định nhưng điều này phải đi cùng xu hướng phát triển.
Ông Minh nêu, những thay đổi của kỳ thi năm nay đều vì lợi ích của học sinh. Việc tổ chức 120 cụm thi (70 cụm thi đại học và 50 cụm thi tốt nghiệp THPT) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến điểm thi.
Thạc sĩ Nam Nhật Minh chia sẻ trong ngày hội tư vấn tuyển sinh dành cho học sinh các trường cấp ba trên địa bàn Hà Nội, do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo quy chế năm 2015, mỗi thí sinh nộp 4 nguyện vọng vào một trường, đồng thời nộp - rút hồ sơ khiến các em khó xử lý, gây rối trong khâu xét tuyển.
Năm nay, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh quy chế. Đợt một, học sinh được đăng ký 2 trường, mỗi trường 2 ngành. Điều này giúp các em bớt căng thẳng và có nhiều cơ hội chọn ngành mình yêu thích.
Hơn nữa, thí sinh biết kết quả thi mới đăng ký vào trường phù hợp nên nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.
Ông Minh cho biết, tất cả nguyện vọng của thí sinh được quản lý bằng hệ thống của Bộ GD&ĐT. Các em gửi quá số lượng phiếu đăng ký xét tuyển, hệ thống chỉ nhập ngẫu nhiên số lượng quy định, nên có thể trường sĩ tử yêu thích lại không được chấp nhận.
Một học sinh lớp 12 tại Hà Nội cũng băn khoăn về khâu kỹ thuật của Bộ GD&ĐT khi cho phép thí sinh nộp hồ sơ online "liệu có sập mạng?".
Thạc sĩ Nam Nhật Minh tư vấn, học sinh không phải lo lắng về vấn đề kỹ thuật của Bộ GD&ĐT, vì đã được chuẩn bị kỹ. Cũng trong năm 2016, tất cả hội đồng thi trên toàn quốc cùng công bố kết quả nên tránh được sự cố về mạng như năm ngoái.
Bí quyết của thủ khoa
Cũng trong buổi tư vấn, 12 thủ khoa đầu vào năm 2016 đến từ các trường đại học Hà Nội gửi gắm thông điệp đến thí sinh.
Ngô Vương Minh - thủ khoa Đại học Y Hà Nội - cho rằng, thời gian cuối cấp rất quan trọng với học sinh, nhưng không vì thế mà các bạn luôn căng thẳng.
Lý Thảo - thủ khoa Đại học Hà Nội - quan niệm, mỗi học sinh hãy biết tự tin mình sẽ đỗ đại học, trở thành thủ khoa. Thảo tự nhận mình không phải người xuất sắc, nhưng luôn ao ước trở thành thủ khoa, và điều đó đã trở thành hiện thực.
Nguyễn Hà My - thủ khoa Đại học Giao thông Vận tải - tư vấn, những tháng cuối ôn tập, học sinh nên làm nhiều đề và bấm thời gian như lúc thi thật để biết năng lực của mình.
Đại diện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - thủ khoa Phan Thị Băng Dung - quan tâm sức khỏe của học sinh. Dung lưu ý, thời gian tháng 7 là mùa hè, rất nóng, học sinh phải giữ gìn sức khỏe trước thời tiết khắc nghiệt.
Theo Zing
14.000 học sinh Hà Nội không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ Năm nay, Hà Nội có 63.000 thí sinh dự thi THPT Quốc gia, giảm một nửa so với năm 2015. Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, số lượng thí sinh giảm do Bộ GD&ĐT đã phân cụm thi về tất cả các tỉnh thành. Thí sinh ở các tỉnh không còn đổ xô lên Hà Nội....