Các trường ngoài công lập: Nhiều giải pháp thu hút học sinh
Gần 2 tháng kể từ khi học sinh quay trở lại trường sau dịch Covid-19, về cơ bản, hoạt động quản lý, dạy học ở các trường đã đi vào nền nếp.
Đi qua những khó khăn, giai đoạn này, hệ thống các trường ngoài công lập đã dần ổn định trở lại, nỗ lực bứt phá, khẳng định thương hiệu, thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tuyển sinh trong năm học tiếp theo.
Một tiết học bơi của học sinh Trường TH, THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhanh chóng bắt tay vào công tác tuyển sinh
Nhớ lại thời điểm cách đây vài tháng, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giáo dục ngoài công lập đã phải gánh chịu rất nhiều tổn thất. Nguồn thu giảm sút dẫn đến việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, do tiềm lực hạn hẹp, có trường mầm non ngoài công lập còn phải cho cán bộ, giáo viên nghỉ không lương.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, trong 2 tháng qua, học sinh, trẻ mầm non đã quay trở lại trường, hoạt động của các trường ngoài công lập nói chung đã phục hồi trở lại. Bên cạnh việc ổn định đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhiều trường đã nhanh chóng bắt tay vào công tác tuyển sinh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy và học.
Với Trường TH,THCS&THPT Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, hiện tại, nhà trường đang tiếp tục duy trì đầy đủ, đảm bảo, đúng thời hạn như lương, bảo hiểm, các loại phụ cấp, ưu đãi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhờ đó, 100% giáo viên, nhân viên, người lao động của nhà trường đều đang ổn định cuộc sống.
Thầy Nguyễn Thế Phương, Phó Hiệu trưởng Trường TH,THCS&THPT Lê Thánh Tông cho biết: Trong giai đoạn trước khi có dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh vào lớp học (học qua mạng internet) chỉ đạt từ 92 đến 97%. Tỷ lệ này chưa đạt tuyệt đối do cơ sở vật chất, thiết bị, tín hiệu đường truyền mạng hạn chế, điều kiện gia đình còn khó khăn, một số em không có smart phone. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ học sinh đến lớp đều đạt 100%.
Video đang HOT
Xe đưa đón học sinh tại Trường TH, THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long.
Thời gian qua, trường luôn chú trọng xây dựng kế hoạch, rà soát các nội dung chuyên môn để đánh giá sát tình hình học tập, nắm bắt kiến thức thực tế của học sinh từ đó bổ sung, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp. Đồng thời, hàng ngày, nhà trường cũng theo dõi sát hoạt động dạy và học ở tất cả các khối lớp, chủ động, sẵn sàng giải quyết những tồn tại, khó khăn nảy sinh.
Tại Trường TH,THCS&THPT Lê Thánh Tông, việc tổ chức dạy học chương trình mới đang đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT. Dự kiến, ngày 4/7/2020 kết thúc học kỳ 2, và nghỉ hè từ ngày 11/7/2020. Học sinh khối 12 đã hoàn thành chương trình và chuyển sang ôn thi tốt nghiệp THPT.
Công tác hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ được thực hiện cẩn thận, cụ thể. Hiện, nhà trường đang tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh cho năm học 2020-2021, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện để đón học sinh đến trường, vì đây là năm đầu tiên nhà trường có 3 cấp học từ tiểu học, THCS đến THPT.
Trường TH, THCS & THPT Lê Thánh Tông tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục khẳng định chất lượng
Một trường ngoài công lập nữa cũng đã hoạt động ổn định trở lại là Trường TH,THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long. Bà Vũ Thị Thùy Dương, Hiệu phó Trường TH,THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ: Mấy tháng dịch Covid-19, học sinh học online, trường thu rất thấp, mỗi tháng, cấp tiểu học trường chỉ thu 120.000 đồng, cấp THCS thu 170.000 đồng, cấp THPT là 250.000 đồng.
Trong khi bình thường khi không có dịch, cấp tiểu học thu 590.000 đồng, cấp THCS thu 800.000 đồng, cấp THPT thu hơn 1,2 triệu đồng mỗi tháng. Khi đó, để có thể trả lương đủ cho cán bộ, giáo viên, trường phải thắt lưng buộc bụng, cố gắng rất nhiều.
Cơ sở vật chất Trường TH, THCS &THPT Lê Thánh Tông ngày càng khang trang, hiện đại.
Đi qua những khó khăn đó, hiện nay, nhà trường đã ổn định trở lại. Tỷ lệ học sinh tới trường luôn đạt trên 98%. Hoạt động của trường đã ổn định và đi vào nền nếp. Tâm lý của cán bộ, giáo viên cũng đã thoải mái, ổn định hơn trước rất nhiều. Các hoạt động chuyên môn, thao giảng dự giờ, chuẩn bị cho kỳ thi THPT đều được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chính xác, đúng quy định.
Hiện nay, tại Quảng Ninh có 50 trường ngoài công lập và khoảng 400 cơ sở mầm non tư thục là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Với số lượng khá lớn về học sinh và cơ sở dạy học như vậy, các trường ngoài công lập của tỉnh cần tiếp tục có nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa, chú trọng cả về quy mô trường, lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo thêm vị thế vững chắc trong hệ thống giáo dục của tỉnh.
Nhiều điểm mới trong công tác tuyển sinh tại Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn
Với chủ trương cho phép thành lập trường Đại học Đại Việt Sài Gòn, do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 28-11-2018 gửi đến Bộ GD&ĐT và UBND TP HCM đã trở thành mốc son, cũng như tiền đề để Ban giám hiệu cùng toàn thể CB-CNV hệ thống trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn quyết tâm thắng lợi nhiệm vụ đề ra trong công tác tuyển sinh năm học 2020 - 2021 và thời gian tới.
Theo Tiến sĩ Lê Lâm, Chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục Đại Việt cho biết, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép thành lập trường Đại học Đại Việt Sài Gòn tại TP HCM là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Đồng thời giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên ngành thẩm định đề án thành lập trường Đại học Đại Việt Sài Gòn theo quy định.
Hơn nữa, để chuẩn bị cho việc nhập học và công tác tuyển sinh năm học mới của các sinh viên tốt hơn. Trong năm 2019, các nhà đầu tư và HĐQT đã đầu tư hơn 1000 tỷ đồng để khởi công xây dựng và phát triển trường Đại học Đại Việt Sài Gòn tại TP HCM và đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa vào hoạt động giai đoạn 1 tại nội thành và khu chức năng giáo dục ở Khu đô thị Tây Bắc, Tiến sĩ Lê Lâm nhấn mạnh.
Riêng giai đoạn 2 sẽ tiếp tục hoàn thiện bổ sung các công trình hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo đề án phát triển của nhà trường trong năm 2020.
Định hướng là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chủ yếu tập trung đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các nhóm ngành mũi nhọn của TP HCM và khu vực.
Vì vậy trong công tác tuyển sinh năm nay, hệ thống trường CĐ Đại Việt Sài Gòn đã đưa ra nhiều phương án tuyển sinh đối với hệ chính quy để các em chọn lựa theo nguyện vọng.
Đặc biệt đối với những ngành mà nhu cầu xã hội đang cần như: Công nghệ thông tin, Quản tri du lịch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ ô tô, Quản trị nhà hàng - khách sạn, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Ngành Tiếng Anh,... được nhà trường chú trọng đầu tư hàng trăm tỷ đồng về cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc để cho các sinh viên thực hành trong quá trình học tập tại trường.
Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng nhất mà hệ thống Đại Việt Sài Gòn quan tâm đó chính là phấn đấu trở thành ngôi trường của việc làm, là nơi đặt niềm tin của gia đình, của doanh nghiệp cũng như xã hội.
Cũng trong năm học này, trường chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên giàu kinh nghiệm để giảng dạy, đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Đồng thời, kết hợp mời chuyên gia trong và ngoài nước từ khối doanh nghiệp, các đại học nước ngoài tham gia thỉnh giảng cho hơn 1000 chỉ tiêu của khoá Đại học đầu tiên với các khối ngành dự kiến đào tạo theo lộ trình gồm: Kỹ thuật công nghệ, Kinh tế, Ngoại ngữ và Chăm sóc sức khỏe.
Được biết, hệ thống Đại Việt Sài Gòn được thành lập vào năm 2000 với 20 năm kinh nghiệm trong công tác đào tào và giảng dạy và là nơi đi đầu trong việc đem lại một môi trường học tập hiện đại, tiện nghi giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế nhất đối với ngành học mà mình lựa chọn và 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.
TP.HCM: 75.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT tại khoảng 120 điểm thi Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở GD về việc hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2020. Học sinh khối 12 tại TP.HCM trong buổi hướng dẫn làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT Theo đó, Sở GD-ĐT lưu ý hiệu trưởng trường phổ thông có trách nhiệm tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên tham...