Các trường miền Trung cho học sinh nghỉ học trước bão số 10
Tại nhiều nơi như Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Sở GD&ĐT gửi công điện khẩn cho học sinh nghỉ học để phòng chống bão lũ.
Cơn bão số 10 (Doksuri) dự kiến đổ bộ trực tiếp vào vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, ảnh hưởng trên diện rộng các tỉnh thuộc vịnh Bắc Bộ và miền Trung.
Tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã ký công văn chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng để chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 10.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học có phương án khẩn trương bảo vệ con người và tài sản, thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão để chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh và phụ huynh ứng phó an toàn.
Vị trí và hướng đi của bão số 10. Ảnh: NCHMF.
Đối với các trường học trên địa bàn thành phố, nhất là những nơi ngập úng, thấp trũng, nơi có công trình, cầu cống không an toàn, hiệu trưởng cần chủ động liên lạc với phụ huynh để đưa đón con em đi về an toàn.
Đặc biệt, theo chỉ đạo của Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng, trong trường hợp cần thiết thì hiệu trưởng các trường kịp thời thông báo cho học sinh được nghỉ học tránh bão số 10 nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho các em.
Các đơn vị, trường học cần thường xuyên giữ liên lạc qua nhiều kênh thông tin (điện thoại cố định, di động, email, tin nhắn, thông báo bằng loa đài, thông báo bằng miệng…) để giúp phụ huynh, sinh viên, học sinh kịp thời nắm bắt thông tin, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra.
Tại Thừa Thiên Huế từ chiều nay (14/9), toàn bộ 250.000 học sinh từ cấp mầm non đến cấp THPT và các hệ GDTX sẽ được cho nghỉ học toàn bộ ngay từ chiều 14/9. Toàn bộ học sinh cũng sẽ được nghỉ học tiếp trong ngày 15/9.
Tùy theo tình hình nếu bão lớn sẽ có thông báo được nghỉ tiếp. Việc học bù lại sẽ được tiến hành trong học kỳ này.
Video đang HOT
Tại Quảng bình, ông Đinh Quý Nhân – Giám đốc Sở GD&ĐT – vừa có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị cử lãnh đạo và lực lượng xung kích trực 24/24 giờ để theo dõi tình hình bão và giải quyết sự cố phát sinh.
Với những trường, điểm trường có học sinh đi học phải qua đò, các đơn vị phải tổ chức kiểm tra phao cứu hộ một cách thường xuyên. Những đơn vị trường học có địa bàn chia cắt khi có lũ lụt phải có kế hoạch chủ động cho học sinh nghỉ học khi lũ đến và tổ chức học bù vào thời điểm thích hợp.
Trong trường hợp học sinh đang học, hoạt động tại trường nếu có mưa bão thì tuyệt đối không được cho học sinh về nhà mà phải liên lạc với gia đình để có phương án giải quyết; đồng thời phải tổ chức cho học sinh ở lại trường và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các em học sinh.
Sở GD&ĐT Nghệ An vừa có công văn khẩn về phòng, chống bão số 10 gửi các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở.
Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc theo dõi sát sao diễn biến bão, nếu có tình huống bất thường chỉ đạo các cơ sở trường học chủ động thông báo học sinh không đến trường. Trường học học sinh đang ở trường, nhà trường phải có các biện pháp kịp thời để bảo vệ, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho học sinh…
Hiện Phòng GD&ĐT thành phố Vinh và Phòng GD&ĐT thị xã Thái Hòa có thông báo gửi các trường trên địa bàn cho học sinh nghỉ học vào ngày mai.
Lúc 13h ngày 14/9 tâm bão số 10 đã vượt qua quần đảo Hoàng Sa, tiến gần hơn vào đất liền. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 11-12 (100-115 km/h), giật cấp 15. So với sáng cùng ngày, bão đã mạnh thêm 2-3 cấp.
Ngày và đêm nay, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km và tiếp tục mạnh lên. Đến 1h ngày 15/9, tâm bão nằm trên vùng biển các tỉnh Nghệ An – Quảng Trị. Lúc này bão đã mạnh tới cấp 12-13 (115-150 km/h), giật cấp 15.
Theo Zing
Bão số 10 di chuyển thần tốc, miền Trung ban hành gấp lệnh cấm biển
Bão số 10 đã mạnh lên cấp 11 và di chuyển với tốc độ 20km/h hướng vào vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Bình.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp ứng phó với bão số 10.
Sáng nay (14/9), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo trung ương Phòng chống thiên tai đã tổ chức hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 10.
Tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, hồi 7 giờ sáng, bão số 10 đang ở cách bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình khoảng 700km về phía Đông. Bão đã mạnh lên cấp 11, tốc độ di chuyển 20km/h.
"Với tốc độ di chuyển như vậy, đến khoảng trưa mai, muộn nhất là chiều tối mai (15/9), bão sẽ đi vào vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình với cấp độ 11-12, gió giật cấp 15", ông Cường nói.
Do ảnh hưởng của bão số 10, từ hôm nay (14/9) đến hết ngày 16/9, các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Thanh Hóa có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-300mm/đợt. Riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 400mm; các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La (50-150mm/đợt, có nơi trên 200mm).
Đại diện Bộ tư lệnh Biên phòng báo cáo, tính đến 6 giờ sáng 14/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 69 nghìn phương tiện và hơn 287 nghìn lao động ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa biết vị trí, hướng di chuyển của cơn bão số 10 để chủ động phòng tránh.
Hiện chưa liên lạc được với 4 tàu/38 lao động. Trong đó Ninh Bình 1 tàu/5 lao động; Thanh Hóa 3 tàu/33 lao động ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Bão số 10 đang di chuyển nhanh về phía đất liền nước ta. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Tại Nghệ An: Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường cho biết, tỉnh đã ban hành 3 công điện nhằm ứng phó với bão số 10, cử cán bộ xuống các địa bàn được phân công.
Bộ đội biên phòng tỉnh sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho tàu thuyền trên biển biết diễn biến của bão; hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm. Gần 4.000 tàu thuyền của tỉnh với hơn 19.000 lao động đang hoạt động trên biển đều đã nhận được thông báo về diễn biến của bão.
Nghệ An đã bắt đầu cấm biển từ 7 giờ sáng nay (14/9). Tổ chức trực ban từ tỉnh đến cơ sở để ứng phó với tình huống bão có thể xảy ra.
Tại Hà Tĩnh: UBND tỉnh đã ban hành lệnh cấm biển từ 17 giờ chiều qua (13/9).
Trong chiều 13/9, tỉnh cũng đã tổ chức họp trực tuyến với 13 huyện, thành phố, thị xã để chỉ đạo các phương án ứng phó với bão số 10. Hà Tĩnh yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương lập đoàn công tác, cử cán bộ xuống địa bàn chỉ đạo, giúp đỡ người dân chằng chống nhà cửa, tổ chức thu hoạch nhanh gọn hoa màu, các loại cây ăn quả...
Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 6.000 tàu thuyền với trên 17.000 lao động. Các phương tiện đã được liên lạc và nắm bắt thông tin về cơn bão.
Tại Quảng Bình: Ông Nguyễn Hữu Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, toàn tỉnh có hơn 8.500 tàu thyền hoạt động trên biển.
Tuy đã được thông báo và kêu gọi, tuy nhiên vẫn còn 298 tàu hoạt động trên biển. "Các tàu này đã nhận được thông báo và cam kết sẽ trở vào bờ trong chiều 14/9", ông Nghị nói.
Để có thời gian đi kiểm tra thực tế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã kết thúc cuộc họp sớm.
Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng Cường nói: "Tùy tình hình cụ thể, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa thực hiện cấm biển, kể cả các tàu vận tải và du lịch xong trước 7 giờ sáng 15/9".
Các địa phương kiên quyết kêu gọi các tàu thuyền vào nơi tránh trú, bố trí vị trí neo đậu an toàn. Huy động các lực lượng hỗ trợ nhân dân thu hoạch các diện tích lúa đã chín, chủ động tiêu nước đệm.
Tổ chức sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; người dân trên phương tiện lồng bè, vùng nuôi trồng thủy sản... hoàn thành trước 9 giờ sáng 15/9.
Đối với đê điều, hồ đập và công trình cần đảm bảo an toàn tuyệt đối; bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ trọng điểm tại các vị trí xung yếu, đặc biệt là các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị.
Theo Danviet
Bão số 10 bất ngờ gây mưa lớn, cây đổ, đường ngập ở TP.HCM Cơn mưa này do ảnh hưởng của bão số 10, đã khiến nhiều cây xanh lẫn trụ điện ở TP.HCM bị gãy đổ. Mưa to kèm gió mạnh đã khiến một trụ điện bị gãy ngang. Rạng sáng 14/9, một cơn mưa lớn đã bất ngờ đổ xuống TP.HCM trên diện rộng. Cơn mưa này đã khiến nhiều cây xanh, trụ điện bị...