Các trường mạnh tay chi hàng chục tỷ đồng hỗ trợ sinh viên mùa dịch COVID-19
Nhiều đại học sẵn sàng chi 20 tỷ đồng hỗ trợ những khó khăn của sinh viên và phụ huynh bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Đại học Mở TP.HCM dành 5- 6 tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên co hoan canh kho khăn do dich bênh COVID-19 va tinh hinh xâm nhâp măn gây thiêt hai cho gia đinh sinh viên các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, trường ưu tiên các tỉnh đang chịu thiệt hại nặng nề có hoàn cảnh khó khăn. Dự kiến có từ 2.500 đến 3.000 suất học bổng, trị giá 2 triệu đồng/suất.
Đối tượng hỗ trợ là sinh viên co cha, mẹ hoăc ngươi giam hô bi cho nghỉ viêc trong thời gian từ tháng 3 đến nay gặp kho khăn trong việc bán nông sản vì anh hương cua COVID-19. Sinh viên co gia đình chịu hoan canh kho khăn do anh hương han han, xâm nhâp măn dẫn đến mất mùa, chết cây trồng, gia đình nợ nần cũng được hỗ trợ.
Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dịch COVID-19 phức tạp, kéo dài ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của đông đảo người lao động, trong đó có gia đình của nhiều sinh viên. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cũng phải tạm nghỉ việc làm thêm trên thành phố, mất một nguồn thu đỡ cho gia đình.
Nhà trường hiểu được những khó khăn của phụ huynh và sinh viên trong thời điểm này, nên quyết định dành gói 20 tỷ tập trung hỗ trợ miễn giảm học phí cho những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế thực sự khó khăn.
Kinh phí được trích từ khoản tiết kiẹm chi vạn hành trong thời gian học trực tuyến, tiết giảm đầu tu xay dựng co bản và tiết giảm các khoản chi khác. Gói hỗ trợ này được đưa ra độc lập với quỹ học bổng thường niên trị giá 45 tỷ đồng nhằm khuyến khích tài năng và hỗ trợ học tập cho những sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có nghị lực vươn lên trong học tập với các học bổng trị giá 50 – 100% học phí.
Các trường đại học mạnh tay chi hàng tỷ đồng hỗ trợ sinh viên mùa dịch COVID-19.
Tương tự, Ban giám hiệu Đại học Bách khoa TP.HCM cho biết một nửa thời gian của học kỳ 2 năm học 2019-2020 đã trôi qua, nhưng thầy trò chưa thể trở lại giảng đường do dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Vì vậy, nhà trường quyết định hỗ trợ cho sinh viên khoảng 12 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này được thông qua 2 hình thức:
Mỗi sinh viên được nhận hỗ trợ 50.000 đồng/tháng cho đến hết dịch COVID-19. Tổng giá trị gói hỗ trợ là khoảng 3 tỷ đồng. Lãnh đạo nhà trường khuyến nghị sinh viên dùng kinh phí này để mua đường truyền 4G tốc độ cao nhằm hỗ trợ học trực tuyến tốt nhất.
Bên cạnh đó, nhà trường quyết định tài trợ học bổng đồng hành cho sinh viên hiếu học và có hoàn cảnh khó khăn. Kinh phí của gói này khoảng 9 tỷ đồng, được trích từ gói hỗ trợ trường và từ sự đóng góp của các doanh nghiệp và cựu sinh viên.
Đại học FPT quyết định trích từ Quỹ đầu tư phát triển hơn 80 tỷ đồng để hỗ trợ 20% học phí các tháng kỳ hè (từ tháng 5 đến hết tháng 8/2020) cho sinh viên cao đẳng và đại học. Tỉ lệ hỗ trợ học phí cho các chương trình liên kết là 10%, phần hỗ trợ bổ sung nếu có sẽ được thông báo sau khi thống nhất được với các đối tác liên kết nước ngoài.
Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cũng thông báo hỗ trợ 1 triệu đồng/sinh viên có hộ khẩu tại các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu long, chia sẻ với những khó khăn gia đình sinh viên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.
Sinh viên làm đơn, ghi rõ số tài khoản, có xác nhận của địa phương gửi về khoa trước ngày 31/5. Trong trường hợp đến thời gian này còn hạn chế đi lại vì dịch bệnh, sinh viên có thể scan/chụp hình đơn và hộ khẩu (thay cho xác nhận của địa phương) để gửi emai về khoa.
Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM thông báo giảm 25% học phí học phí học trực tuyến cho sinh viên. Trường thống nhất triển khai kế hoạch học và dạy chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020 theo hình thức trực tuyến dự kiến là vào giữa tháng 4/2020.
Nhà trường sẽ sắp xếp các giảng viên dạy môn lý thuyết, mỗi khoa sẽ áp dụng tối thiểu 2 học phần trong học kỳ này. Tổng số học phần dự kiến trong học kỳ này được giảng viên đăng ký lên tới 70 môn với 120 số lớp.
Học viện Tòa án sau khi chính thức cho sinh viên chuyển sang học online cũng quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên đang ở trong ký túc xá được nhận 1 triệu đồng trích từ Quỹ tình nghĩa của Hệ thống tòa án nhân dân.
Video: Học trực tuyến thời virus Corona: Làm sao để hiệu quả?
Hà Cường
Trường đại học triển khai các gói hỗ trợ sinh viên trong mùa dịch Covid-19
Nhiều trường đại học tại Hà Nội và TP.HCM triển khai các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên trong mùa dịch Covid-19.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ảnh chụp thời điểm học sau tết). Trường này có gói hỗ trợ sinh viên lên đến 20 tỉ đồng - Phạm Huyền
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mới đây đã triển khai gói 20 tỉ đồng miễn giảm học phí cho sinh viên (SV). Một số trường ĐH khác cũng đang nghĩ cách giúp đỡ SV vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.
Hỗ trợ sinh viên có bố mẹ mất thu nhập
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyên bố hỗ trợ SV bằng cách giảm học phí học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 đối với các SV có gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với số tiền 20 tỉ đồng.
PGS Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác chính trị và công tác SV trường này, cho biết SV được miễn giảm học phí, gồm: SV có bố mẹ bị mất việc do dịch Covid-19, gia đình không có thu nhập và gặp khó khăn về kinh tế... cùng các trường hợp đặc biệt khó khăn khác do dịch bệnh gây ra.
"Tùy vào mức độ ảnh hưởng, SV sẽ nhận được các mức hỗ trợ tới 50% học phí học kỳ này", ông Hải nói.
Theo PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, trường không chọn cách hỗ trợ kiểu chia đều cho tất cả SV, vì thực tế là một số gia đình SV vẫn đang cố gắng được. "Nếu tập trung vào những em cần được hỗ trợ nhất thì việc hỗ trợ sẽ thiết thực hơn", PGS Sơn chia sẻ.
Giảm học phí, giãn nộp học phí...
Theo tiến sĩ Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, sáng 7.4, lãnh đạo trường đã quyết định triển khai gói hỗ trợ tài chính đặc biệt cho SV, học viên các loại hình đào tạo của nhà trường. Với SV hệ ĐH chính quy, trường sẽ hỗ trợ số tiền tương đương 5% học phí của học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 cho toàn bộ gần 15.000 SV ở cả 3 cơ sở Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM (số tiền này được giảm trừ trực tiếp vào học phí phải nộp của học kỳ 2 năm học 2019 - 2020).
Đồng thời, trường sẽ triển khai ngay việc xét cấp bổ sung học bổng dành cho SV có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dịch Covid-19 và đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên với mức học bổng tương đương 50 - 100% học phí của học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Ngoài ra, các SV có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch còn có thể tham gia chương trình cho vay học bổng FTU - Mabuchi với lãi suất 0% trong thời gian học tập tại trường. Đối với các đối tượng chính sách, ngoài việc được miễn giảm học phí theo quy định, các SV còn được nhận thêm một khoản hỗ trợ tài chính từ nhà trường. Học viên cao học và các loại hình đào tạo khác cũng đã được nhà trường thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp, trong đó có hỗ trợ tài chính. Trường cũng sẽ giãn tiến độ nộp học phí học kỳ 2 năm học 2019 - 2020, lùi thời hạn nộp học phí 1 tháng cho toàn bộ SV, học viên của nhà trường.
Trường đã giao cho Hội Sinh viên và Đoàn thanh niên, tìm hiểu những sinh viên gặp khó khăn về điều kiện ăn ở để hỗ trợ thực phẩm, vật dụng cá nhân, ít nhất là không để em nào phải thiếu ăn thiếu mặc
Giáo sư Hoàng Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội)
PGS Lê Trung Thành, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng chia sẻ, trong thẩm quyền của mình, khoa đã điều chỉnh chính sách lùi thời hạn đóng học phí 3 tháng và không áp dụng tiêu chí muộn học phí đối với việc cấm thi, đánh giá rèn luyện, xét học bổng của SV trong kỳ này. "Chia sẻ khó khăn với SV và gia đình các em trong mùa dịch, lãnh đạo khoa đã họp bàn và đề xuất với ĐH Quốc gia Hà Nội và trao đổi với các đối tác nước ngoài để hỗ trợ gia đình các em 5 - 7% học phí kỳ này", ông Thành cho biết.
Trong khi đó, PGS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và truyền thông, Trường ĐH Thương mại, nói: "Hiện nay lãnh đạo nhà trường đã giao bộ phận chuyên môn tính toán để lên phương án hỗ trợ cho SV. Có thể sẽ giảm học phí cho các em, nhưng mức giảm cụ thể thế nào nhà trường sẽ tính toán. Ít nhất là cho đến thời điểm này, trường chưa bắt các em đóng học phí. Nếu em nào đã đóng, thì sau này khi được giảm, trường sẽ trả khoản thừa vào tài khoản cho các em".
Vận động quyên góp tài chính, hỗ trợ internet, chỗ ở...
Theo GS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, chính sách học phí của trường nằm chung trong chính sách học phí của ĐH Quốc gia Hà Nội. Vì thế, ngoại trừ một số đơn vị tự chủ, còn hầu hết các đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội nếu muốn giảm học phí cho SV thì phải được sự cho phép của Bộ Tài chính. Nhưng để hỗ trợ SV, hiện nay nhà trường đã bắt đầu triển khai việc vận động quyên góp tài chính để giúp đỡ những SV hiện đang thuê trọ ở Hà Nội hoặc ở trong ký túc xá. "Trường đã giao cho Hội SV và Đoàn thanh niên, tìm hiểu những SV gặp khó khăn về điều kiện ăn ở để hỗ trợ thực phẩm, vật dụng cá nhân, ít nhất là không để em nào phải thiếu ăn thiếu mặc", GS Tuấn cho biết.
Theo GS Trần Thị Vân Hoa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường vẫn đang bàn bạc để xem xét việc miễn giảm học phí cho SV. Còn hiện nay trường đang cho SV sử dụng tài nguyên số miễn phí đến hết năm 2020. Những SV nào ở KTX thì được hỗ trợ phát chất tẩy rửa kháng khuẩn, khẩu trang. Những SV nào muốn về (khi chưa có chỉ thị cách ly toàn xã hội) thì trường hỗ trợ tiền xe. SV được sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập miễn phí trên Microsoft 365 như M.teams, Skype for Business vì đây là những chương trình mà nhà trường đã mua bản quyền.
PGS Hoàng Minh Sơn cũng cho biết nhà trường đã và đang tìm mọi cách hỗ trợ SV của mình ở mức độ tốt nhất. Chẳng hạn như với những SV đang sử dụng ký túc xá, trường đã giảm 20 - 25% tiền thuê phòng. Với những SV đã thuê phòng nhưng không ở, trường cũng miễn cho SV không đóng trong khoảng thời gian không ở đó. Trường cũng đang kêu gọi, vận động việc trợ giá máy tính và các gói cước dữ liệu cho SV để học tập trực tuyến...
Đồng loạt hỗ trợ tài chính cho người học
Trước những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 với người học, nhiều trường ĐH tại TP.HCM đồng loạt thực hiện giảm học phí và hỗ trợ tài chính cho SV.
Nhằm chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ cùng SV và gia đình trong mùa dịch Covid-19, ĐH Quốc gia TP.HCM đề nghị các trường thành viên và đơn vị trực thuộc chủ động tính toán chi phí đào tạo với các học phần được giảng dạy trực tuyến trong học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 để có mức giảm học phí phù hợp. Mức giảm học phí đề xuất không quá 10%. Theo đó, Trường ĐH Quốc tế sẽ giảm 10% học phí học kỳ 2 năm học này. Bên cạnh giảm 7% học phí các học phần trực tuyến, Trường ĐH Công nghệ thông tin còn thành lập quỹ học bổng hỗ trợ SV khó khăn dịp này với tổng giá trị học bổng 1 tỉ đồng.
Sau chủ trương ban đầu chỉ gia hạn thời gian nộp học phí và hỗ trợ tiền cải thiện tốc độ sử dụng internet, Trường ĐH Kinh tế - Luật quyết định tiếp tục dành hơn 5 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho SV khó khăn dịp này. Theo đó, trường giảm 7% tổng mức học phí mà SV phải đóng trong học kỳ 2 cho các môn học trực tuyến, trong đó bao gồm 100.000 đồng/SV mà nhà thường đã hỗ trợ nhằm cải thiện tốc độ sử dụng internet.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM giảm 8% học phí các học phần lý thuyết dạy trực tuyến học kỳ này. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành giảm 15% học phí trực tuyến. Trường ĐH Văn Lang giảm 20% học phí trực tuyến, giảm 10% học phí với học phần không dạy, học trực tuyến và SV năm cuối. Trường ĐH Văn Hiến cũng hỗ trợ 20% học phí trực tuyến và 10% học phí trực tiếp...
Nhằm chia sẻ và động viên SV trong học tập theo hình thức này, Trường ĐH Nha Trang hỗ trợ cước phí internet ban đầu là 100.000 đồng/SV (trừ vào học phí). - Hà Ánh
Quý Hiên
ĐH Bách khoa Hà Nội dành 20 tỷ hỗ trợ học phí cho sinh viên Chiều 6/4, lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội họp bàn phương án hỗ trợ sinh viên trước những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Trường quyết định dành 20 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ sinh viên, tiết kiệm chi vận hành trong thời gian học trực tuyến, tiết giảm đầu tư xây dựng cơ bản và các khoản chi...