Các trường lớn không có ý định thi riêng
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 vừa chính thức kết thúc ngày 30-11. Đây cũng là lúc Bộ GD-ĐT củng cố các phương án cho kỳ tuyển sinh năm 2013. Trong khi nhiều trường ngoài công lập đòi bỏ phương án “3 chung” thì các trường ĐH công lập trọng điểm không mặn mà với việc tách ra thi riêng.
Quy mô tuyển sinh năm 2013 vẫn được giữ nguyên
Sợ bị cô lập nếu thi riêng
“Chúng tôi được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 nhưng phải có đề án để Bộ xem xét. Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng tôi chưa xây dựng đề án đổi mới phương thức tuyển sinh bởi còn nhiều vấn đề phải xem xét. Nếu chỉ một mình ĐH Bách khoa Hà Nội thi riêng thì chắc chắn sẽ tạo áp lực cho thí sinh và sẽ có nhiều tình huống xảy ra. Thi riêng mà khó quá thì sẽ không có đầu vào. Ngược lại đề thi dễ thì đầu vào sẽ có khả năng bị “ảo” lớn” – GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ về vấn đề tự chủ tuyển sinh ĐH, CĐ cho năm tới.
Đây cũng là tình trạng chung của các trường ĐH lớn, ĐH trọng điểm được Bộ GD-ĐT “đặt hàng” đưa ra các phương án tuyển sinh mới thay thế cho “3 chung” hiện nay, trong đó bao gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội… GS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, năm 2013, đơn vị này vẫn lựa chọn phương án “3 chung” của Bộ GD-ĐT chứ không ra đề riêng, tổ chức thi riêng bởi phải có thời gian xây dựng đội ngũ chuyên gia, xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực…
Theo các chuyên gia tuyển sinh, chỉ khi nào Bộ GD-ĐT có cơ chế phối hợp trong toàn hệ thống thì mới có thể giải quyết được các vướng mắc như thí sinh thi vào các trường thi riêng có được sử dụng kết quả vào các trường thi chung hay không, nếu thí sinh trúng tuyển cùng lúc cả 2 trường thì giải quyết thế nào? Đây chính là điều các trường lo lắng bởi không muốn bản thân cũng như các thí sinh dự thi vào trường mình bị “cô lập” với guồng tuyển sinh đang ngày càng nhộn nhịp, nhiều lựa chọn theo phương thức “3 chung” như hiện nay.
Phương án đổi mới “treo”
Mới đây, ĐH Quốc gia TP.HCM đã đưa ra phương án đổi mới tuyển sinh ĐH. Theo phương án này, sẽ có một đơn vị chuyên trách đứng ra tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực bao gồm việc ra đề và tổ chức thi. Cơ cấu môn thi của kỳ thi này gồm 5 môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học tự nhiên (gồm kiến thức các môn lý, hóa, sinh), Khoa học xã hội (văn, sử, địa), tiếng Anh và năng khiếu (dành cho các trường nghệ thuật, thể thao). Theo dự kiến đề thi được xây dựng theo hướng tiêu chuẩn hóa nhằm đánh giá năng lực của thí sinh cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học ĐH. Bên cạnh đó, công tác xét tuyển dự kiến cũng thay đổi, kết quả kỳ thi có thể được sử dụng là tiêu chí xét tuyển hoặc kèm thêm các điều kiện khác tùy vào điều kiện của từng trường như xét học bạ phổ thông, kết quả thi tốt nghiệp THPT… Tuy nhiên, phương án trường này đưa ra chưa được xem xét thực hiện trong năm 2013.
Video đang HOT
Chỉ thay đổi khâu kỹ thuật
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, mùa tuyển sinh năm 2013 vẫn giữ ổn định phương án “3 chung”. “Về kế hoạch lâu dài, tuyển sinh vào ĐH, CĐ từ nay đến năm 2015 sẽ không có thay đổi lớn, chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật để kỳ thi tối ưu hơn. Chương trình sách giáo khoa phổ thông và phương pháp dạy và học thay đổi thì mới thay đổi cách thi được” – Thứ trưởng cho biết. Như vậy, với kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, Bộ GD-ĐT sẽ mở rộng ưu tiên xét tuyển đối với những huyện nghèo và 20 huyện biên giới, hải đảo thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long không có trong danh sách huyện nghèo của Chính phủ. Việc mở rộng này xuất phát từ quan điểm tạo điều kiện để thí sinh những vùng này có thể vào học ĐH. Ngoài ra Bộ cũng mở rộng diện ưu tiên cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ để xem xét đưa vào quy chế tuyển sinh.
Về quy mô tuyển sinh, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Bộ sẽ không tăng quy mô để đảm bảo chất lượng đào tạo. Các trường sẽ xác định chỉ tiêu năm 2013 của mình dựa trên các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Những trường nào xác định chỉ tiêu không đúng với năng lực sẽ bị trừ chỉ tiêu cho năm kế tiếp. Theo đó, Bộ GD-ĐT không khuyến khích các trường mở thêm ngành và tăng chỉ tiêu ở khối ngành kinh tế bởi đến thời điểm này, quy mô đào tạo khối kinh tế đã lên tới 38% tổng quy mô đào tạo, trong khi quy hoạch mà Chính phủ đã đưa ra cho khối này chỉ là 20%.
Theo ANTD
Teen 11 rục rịch cho năm học mới
Trong khi các anh chị 12 vẫn còn đang nhởn nhơ chưa tập trung lắm, thì đã có rất nhiều teen 11 lên list kế hoạch học tập rất hoành tráng cho năm học mới rồi.
Tìm chỗ học thêm uy tín
Đừng nghĩ rằng chỉ có teen 12 mới có một lịch học căng như dây đàn nhé. Nếu như ở đâu đó teen nghe hoặc thấy được một lịch học "chằng chịt" thì cũng không quá ngạc nhiên. Với một số bạn ở trường chuyên, hoặc một số bạn xác định học để chắc chắn đậu đại học 100% thì lịch học như vậy là quá bình thường.
Kim Anh (teen 11 THPT PCT) cho hay: "Mọi người cứ nghĩ rằng lớp 11 là thời điểm khá là nhẹ nhàng trước khi bắt đầu một năm 12 bận rộn với việc thi cử và ôn thi. Riêng mình thì không có khái niệm đó. Ngay sau khi được nghỉ hè khoảng 2 tuần thì ba mẹ đã lên kế hoạch học thêm cho mình. Nhất là các môn chính mình học 2 thầy cô, phải học để chắc chắn các môn đó trên 9 phẩy."
Bạn Kim Anh cho rằng, không phải hầu hết các trung tâm đều có uy tín và thầy cô dạy giỏi. Vì có anh chị nên bạn ấy đã tham khảo và tìm hiểu được một số thầy cô dạy có chất lượng trong thành phố. "Mình nghĩ học tại trung tâm quy định giờ giấc chặt chẽ quá, nhiều khi chưa hết bài nhưng hết giờ thì cũng buộc phải đi về. Học tại nhà thầy cô thì thỏa mái hơn, học dư dả về thời gian".
Suy nghĩ về ngành, trường mình thi
Nhìn cảnh các anh chị học năm cuối cấp rồi mà vẫn chưa biết mình thích ngành gì, học trường gì. Đến hạn nộp hồ sơ thì cuống cuồng lên đăng kí đại, hậu quả là học không đúng ngành mình thích, rồi bỏ học ôn thi lại... bỏ lỡ cả một năm học chỉ đơn giản vì đợi "nước đến chân mới nhảy".
Nhìn viễn cảnh như vậy, nhiều teen 11 đã quyết tâm thà suy nghĩ sớm còn hơn là đợi đến năm 12 vẫn không biết mình nên thi trường gì.
Hoài An (teen 11 THPT NT) thì nói rằng: "Thời điểm này bắt đầu xác định việc chọn trường là hợp lý nhất. Sau năm học lớp 10 có lẽ phần nào đã biết được mình học được môn gì, thế nên năm 11 tập trung vào môn chính ấy là đúng đắn nhất. Nhà mình khuyên mình đi theo ngành Công an vì ba mình làm trong ấy. Mình có lợi vì sẽ không cần xét lý lịch gì nhiều. Với lại ba mẹ định hướng cho mình như vậy là tốt cho mình. Một phần mình cũng thích nghề này nên sẽ theo ý của ba mẹ."
Một số bạn khác thì đã nhận ra mình thích ngành gì rồi, việc bây giờ là chọn một trường phù hợp với năng lực học, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
Minh Tuấn (teen 11 THPT NBK) cho hay: "Tớ học được môn Sinh và cũng khá là thích thú với nghề Y. Bây giờ tớ đang phân vân không biết nên chọn học Y ở Hồ Chí Minh hay là Y Huế. Y ở TP.HCM thì điểm khá là cao, còn Y Huế thì gần nhà, cũng tiện nhưng khổ nổi mình lại thích học xa nhà. Tớ cần một thời gian để suy nghĩ kĩ hơn về vấn đề này."
Cho mình một hướng đi khác
Năm lớp 11 là thời điểm thích hợp cho việc đi du học. Việc du học bây giờ cũng không còn quá khó khăn và xa lạ với nhiều teen nữa. Nếu xác định du học bằng học bổng thì teen nên chuẩn bị vốn tiếng Anh của mình ngay từ những năm lớp 10 hoặc với những gia đình khá giả thì có thể cho đi du học tự túc.
Quốc Lâm (teen 11 THPT NT) chia sẻ: "Năm lớp 11 là thời điểm phù hợp nhất để làm hồ sơ nên gia đình mình đã chuẩn bị cho mình đi du học Úc. Bên đó mình cũng có họ hàng nên cũng thuận lợi một phần nào. Sau khi học hết chương trình phổ thông thì mình sẽ tiếp tục thi vào ĐH bên đó chứ không về Việt Nam thi ĐH."
Tạm kết
Nhiều người nghĩ rằng teen 11 lo lắng bây giờ là quá sớm thế nhưng teen 11 cũng rất đáng khen vì đã suy nghĩ chín chắn hơn về việc học của mình. Thà suy nghĩ sớm còn hơn có những quyết định vội vã để mà hối hận. Năm học mới đến rồi, chúng ta cùng bắt tay lên kế hoạch học tập có hiệu quả nhất.
Theo TTVN
Xét tuyển ĐH, CĐ 2012: Thí sinh mừng, trường lo! Kỳ thi ĐH, CĐ năm 2012 vừa kết thúc, thí sinh hồi hộp chờ công bố điểm. Lãnh đạo nhiều trường đại học thì người mừng, người lo bởi hình thức xét tuyển mới năm nay. Kéo dài thời gian xét tuyển: Các trường "tốp trên" không ảnh hưởng Theo quy định của Bộ GD-ĐT kỳ thi tuyển sinh năm nay, thí sinh...