Các trường không được đổi đồng phục học sinh để tránh lãng phí
Tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày 7-9 cho biết, Sở vừa ký công văn chỉ đạo các phòng giáo dục và đơn vị trực thuộc về việc tập trung nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh năm học 2019-2020, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các trường không được thay đổi đồng phục học sinh để tránh lãng phí.
Theo đó, về đồng phục học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các trường tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Các trường nếu có nhu cầu mặc đồng phục (trang phục truyền thống của nhà trường) thì chỉ quy định về màu sắc, mẫu mã để gia đình học sinh tự may sắm. Tuyệt đối không được thay đổi quy định đồng phục của nhà trường nhằm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Các trường vẫn phải tiếp tục vận động nữ giáo viên và nữ học sinh THPT mặc áo dài truyền thống.
Bên cạnh quy định về đồng phục, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên- Huế cũng yêu cầu các trrường tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch bồi dưỡng, động viên, chia sẻ, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bảo đảm các em được đến trường. Đồng thời kêu gọi các trường xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Trong đó ,quy định cụ thể mối quan hệ, ứng xử đúng mực, thân thiện giữa các cán bộ, nhà giáo và học sinh…
Đầu năm học 2019- 2020, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã trực tiếp nắm bắt từ phụ huynh các trường trên địa bàn để lắng nghe, kịp thời xử lý các trường có dấu hiệu lạm thu.
QUANG TIẾN
Video đang HOT
Theo nhandan
Tâm sự giáo viên: Nhà giáo đang chịu nhiều áp lực
Những người làm nghề giáo hiện nay không chỉ phải chịu đựng áp lực từ phía xã hội, từ ngành mà còn phải chịu áp lực từ phía phụ huynh và thậm chí là học sinh...
Ảnh minh họa
Ngày xưa, nghề giáo, đặc biệt là vị trí của người thầy rất được xã hội nể trọng. Họ luôn là người mực thước, mô phạm, có đủ tri thức để tiếp nối truyền thống giáo dục, sự nghiệp trồng người. Nhưng thực tế, trong xã hội hiện đại thì vị trí và tình cảm của xã hội dành cho những người thầy đã giảm sút, thêm vào đó người thầy bị xã hội và cha mẹ học sinh đặt trên vai một nhiệm vụ nặng nề đó là giáo dục học sinh, con em của họ thành những con người tài giỏi, trí đức. Và sự kỳ vọng đó khiến trách nhiệm của người thầy trong bối cảnh hiện nay nặng nề hơn bao giờ hết.
Hiện nay, các thầy cô đứng lớp với đồng lương còn khiêm tốn nên gánh nặng cơm-áo-gạo-tiền và bao lo toan trong cuộc sống thường nhật là điều không thể tránh khỏi. Tháng 8 vừa qua, nhà giáo chúng tôi xót xa về nghề của mình khi ở một số trường ĐH sư phạm có khoa tuyển được vài sinh viên, có khoa 1 sinh viên, thậm chí có trường có khoa không tuyển được sinh viên nào. Bởi học sư phạm khó xin việc, lương thấp rồi còn phải chịu bao áp lực nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Khi mà những vướng bận từ cuộc sống chưa được cởi bỏ, còn đó những lo toan thì họ cũng khó có thể đứng trên bục giảng bằng một tâm trạng thoải mái nhất với học trò của mình.
Mỗi năm, mỗi mùa Bộ GD-ĐT luôn yêu cầu giáo viên ra sức sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học nhưng phải bám chuẩn kiến thức kĩ năng; tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp; đổi mới thi cử các kiểu... nên thầy cô dạy, trò học mà cứ như chạy đua đến bở hơi tai, nhiều lúc xoay xở không kịp.
Hiện nay nếu làm một phép thống kê về các loại hồ sơ sổ sách các thầy cô giáo đang phải thực hiện, nhiều người sẽ không khỏi giật mình. Ngoài những cuốn sổ truyền thống như giáo án, sổ điểm, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm thì nhiều nơi còn phát sinh các loại sổ như sổ hội họp, sổ mượn đồ dùng dạy học, sổ tích lũy kinh nghiệm, sổ học bồi dưỡng thường xuyên...
Những người làm nghề giáo hiện nay không chỉ phải chịu đựng áp lực từ phía xã hội, từ ngành mà còn phải chịu áp lực từ phía phụ huynh và thậm chí là học sinh. Một số phụ huynh do mải mê với công việc kiếm tiền mà giao phó toàn bộ việc dạy dỗ con mình cho giáo viên theo kiểu "Trăm sự nhờ thầy cô". Trong khi đó, thầy côít khi nhận được sự phối hợp, phản hồi từ phụ huynh trong việc quản lí và giáo dục con của mình. Cũng có phụ huynh, khi có chuyện gì xảy ra với con, chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đã tin ngay lời con nói mà quy trách nhiệm cho giáo viên, nghĩ sai, nghĩ xấu về các thầy cô cũng không phải là ít.
Hàng ngày thầy cô lên lớp lúc nào cũng lo sợ bởi áp lực từ dư luận của xã hội bởi vì nhỡ mình nói hay làm gì, thì dù là sai lầm nhỏ nhất cũng bị dư luận xã hội và cha mẹ học sinh lên tiếng, chỉ trích hết sức nặng nề mà chưa bao giờ nhận được sự thấu cảm, chia sẻ từ gia đình và xã hội.
Xã hội bây giờ phát triển nên có quá nhiều thú vui cuốn hút học sinh hơn việc học. Điều này đặt ra áp lực đối với những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy là làm thế nào để học sinh không chán học, bỏ học; phải làm thế nào để dạy thật hay, thật chất lượng cũng là một điều không hề dễ dàng.
Trong năm học mới này, nhà giáo chúng tôi mong muốn rằng từ cấp Bộ đến cấp Sở, cấp trường thấu rõ tâm tư nguyện vọng của họ và tạo ra một môi trường sư phạm cởi mở để mỗi người thầy cô có thể mạnh dạn bộc lộ những lo âu, căng thẳng mà mình đang gặp phải để tìm tiếng nói chung, tìm được sự sẻ chia áp lực từ tập thể, các cơ quan đoàn thể và các cấp lãnh đạo.
Đáng buồn thay, thời gian vừa qua, ngành Giáo dục nước nhà ở một số địa phương để xảy ra các vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội. Nhưng đó là những "con sâu làm rầu nồi canh" khiến mọi người lo lắng về vị trí của người thầy trong xã hội. Tuy nhiên những hiện tượng kể trên không thể làm xói mòn truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam bởi còn có hàng triệu giáo viên đã và đang thầm lặng hy sinh cho sự nghiệp trồng người trên mọi miền Tổ quốc.
Bởi vậy, hãy đừng nhìn nghề giáo và người giáo viên với con mắt quá khắt khe, chuẩn mực trong cái tầm nhìn và quan điểm của mỗi người mà hãy nhìn một cách rộng hơn, xa hơn thì sẽ rõ hơn, để cảm thông hơn với những áp lực mà mỗi thầy cô giáo hôm nay đang phải đối mặt. Đây cũng chính là cái đích hướng tới của việc dạy học sinh về đạo làm người.
Hãy tin ở các thầy cô, hãy giảm áp lực, để các thầy cô được làm nhiệm vụ từ chính lương tâm của mình.
Lê Thạch Thi
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Nỗi khổ mang tên "đồng phục học đường" Cứ mỗi dịp đầu năm học, học sinh và phụ huynh lại xôn xao chuyện đồng phục học đường. Nào đâu chỉ là chuyện cái áo, cái váy phải mang màu sắc riêng của mỗi trường, giờ đây những người bạn quanh tôi đang rối rắm đến cả chuyện bao bì sách vở, cặp sách cũng phải... đồng phục. Ảnh minh họa Hôm...