Các trường không bị động
Kỳ thi THPT quốc gia 2020 dự kiến sẽ lùi lại đến 23 – 26/7, chậm gần 1 tháng so với kỳ thi năm 2019. Điều này có ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hay không?
Ảnh minh họa
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng- Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT), việc nghỉ học để phòng chống dịch trong thời gian qua và việc lùi thời gian tổ chức thi THPT quốc gia chắc chắn sẽ làm thay đổi kế hoạch học tập và tuyển sinh chính quy năm 2020, song không phải là sự xáo trộn lớn, không trở thành bị động đối với các trường.
Cụ thể, kế hoạch tuyển sinh của trường do từng trường xây dựng, ban hành. Bộ GDĐT chỉ ban hành kế hoạch tuyển sinh năm 2020 áp dụng chung đối với các trường tuyển sinh đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020. Trong điều kiện các trường có thể sử dụng quyền tuyển sinh nhiều đợt trong năm thì công tác tuyển sinh chủ yếu do trường chủ động.
Video đang HOT
Các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm, xét tuyển bằng nhiều hình thức bên cạnh việc dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia… Bên cạnh đó, cũng có thể rút ngắn thời gian cho từng công đoạn tuyển sinh so với mọi năm để kế hoạch năm học không bị xáo trộn do tuyển sinh và nhập học muộn hơn…
Tới đây, Bộ GDĐT sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể về việc lùi thời gian tổ chức thi THPT Quốc gia, thời gian đăng ký dự thi, xét tuyển ĐH 2020… Các trường căn cứ vào mốc đó để lên kế hoạch tuyển sinh cho trường mình.
Trước mắt, Bộ GDĐT lưu ý các nhà trường cần phải tính toán thật kỹ các mốc thời gian khi xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch năm học, thông báo công khai để người học cũng như những ai quan tâm được biết. Riêng đối với những trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, Bộ yêu cầu phải chủ động kế hoạch để bố trí đủ nhân lực, cơ sở vật chất… thực hiện các kế hoạch hiệu quả, đặc biệt là kế hoạch tuyển sinh đợt 1.
Lam Nhi
Theo daidoanket
Cô giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người
Là giáo viên cốt cán trong tổ Văn thuộc Trường THPT chuyên Lê Quý ôn (tỉnh iện Biên), tháng 7-2009 cô Lê Thị Kiều Oanh được điều về làm Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Nưa - ngôi trường nằm trên địa bàn xã biên giới của huyện iện Biên.
Ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, Trường THPT Thanh Nưa còn khó khăn hơn các trường khác ở công tác tuyển sinh và chất lượng học sinh bởi nhân dân quanh khu vực trường chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn.
Cô giáo Lê Thị Kiều Oanh (ngoài cùng bên phải) trao học bổng tặng nữ sinh dân tộc thiểu số Trường THPT Thanh Nưa.
Ngày đồng nghiệp tổ chức chia tay cô Lê Thị Kiều Oanh đi nhận nhiệm vụ mới, mọi người không ít lo lắng cho cô về chặng đường sắp tới. Có người còn khuyên "nhờ người xin ở lại" nhưng cô Oanh khẽ cười và nói: "Thôi, để mình đi và để cảm nhận gian khó nhường nào"! Về trường mới mà chưa có... trường vì năm đầu thành lập Trường THPT Thanh Nưa phải nhờ bên Trường THCS và tiểu học Thanh Nưa, cô Oanh cũng không nản động viên và cùng giáo viên đến từng thôn, bản thuộc xã Thanh Nưa và một số bản thuộc địa phận xã Mường Pồn, Thanh Luông vận động học sinh đến trường. Nhờ công sức và tấm lòng của cô, năm học đầu tiên nhà trường đã tuyển sinh được bốn lớp 10 với 194 học sinh. Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, cô Oanh đã động viên các thầy, cô giáo và học sinh ngoài giờ lên lớp dành thời gian dọn từng viên sỏi, hòn đá rồi trồng từng gốc cây trên khuôn viên trường. Cứ như thế trong chuỗi thời gian ròng rã bốn năm liền cô Oanh đã làm việc miệt mài gần như không có ngày nghỉ, không lúc nào cô ngừng nghĩ về mục tiêu xây dựng, tạo cảnh quan cho trường; chăm lo, bồi dưỡng, truyền nhiệt huyết cho đội ngũ giáo viên và chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho học trò. Nhờ tâm huyết, công sức của cô, chỉ bốn năm sau ngày thành lập, Trường THPT Thanh Nưa đã vinh dự được trao bằng công nhận Trường chuẩn quốc gia (năm 2014).
Chất lượng dạy học ngày càng được khẳng định, số lượng học sinh nhà trường cũng tăng lên 500 học sinh năm học 2019-2020 nên điều khiến cô Oanh trăn trở hiện nay là chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho học sinh. Bởi hầu hết học sinh trong trường là con em các dân tộc thiểu số nghèo, gia đình khó khăn, nhiều em bỏ dở chuyện học hành vì gánh nặng kinh tế, vì nỗi lo cha mẹ già yếu ở nhà... Hiểu được nỗi niềm của học sinh thân yêu, cô Oanh đến từng cơ quan, đơn vị: Trung đoàn CSC Tây Bắc E24 - Bộ Công an, Tiểu đoàn CSC Tây Bắc (D1, E24 - Bộ Công an); Trung tâm Văn hóa Linh Quang, các đồn biên phòng Thanh Luông, Mường Pồn, Mường Mươn... vận động ủng hộ giúp đỡ học sinh khó bằng các suất học bổng: "Nâng bước em đến trường","Giúp em đừng bỏ học"... Cảm động trước tấm lòng, tình cảm của cô, nhiều thế hệ học sinh Trường THPT Thanh Nưa đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, trở thành tấm gương sáng về tinh thần hiếu học như học sinh: Lường Văn Din, Lò Thị Minh, Phùng Hoài Thương...
Ghi nhận đóng góp, cống hiến không mệt mỏi cho Trường THPT Thanh Nưa nói riêng, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh iện Biên nói chung, năm học 2018 - 2019, cô giáo Lê Thị Kiều Oanh đã vinh dự được giao trọng trách Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Nưa. Gần 50 năm tuổi đời, 28 năm tuổi nghề, cô giáo Lê Thị Kiều Oanh xứng đáng là một nhà giáo tiêu biểu trong ngành giáo dục, là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo để đồng nghiệp và học sinh noi theo.
BÀI VÀ ẢNH: LÊ LAN
Theo nhandan
Phải đảm bảo chất lượng trong tuyển sinh Nên hay không nên hạ điểm chuẩn với những ngành không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh quá ít người học? Và có nên bỏ những ngành này để mở ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động thì hiện tại? Đây là bài toán đặt ra cho không ít trường ĐH trên phạm vi cả nước trước mỗi...