Các trường ‘khát’ giáo viên tiếng Anh
Cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng là rào cản khiến ngành giáo dục không tuyển được giáo viên.
Năm học mới đang cận kề nhưng nhiều trường đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên (GV), đặc biệt là GV tiếng Anh.
Thiếu trầm trọng giáo viên tiếng Anh
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn quận Tân Bình cho hay: “Tuần trước, khi họp với ban lãnh đạo để phân công công việc, trường thiếu tới 44% GV, khi đó chúng tôi không biết phân lớp, chia thời khóa biểu ra sao. Sau đó Phòng GD&ĐT có bố trí, điều chuyển nhân sự từ các trường khác về. Đến thời điểm này, trường còn thiếu 11 GV ở một số môn. Trong đó căng nhất là môn tiếng Anh”.
Cũng theo vị hiệu trưởng này, năm ngoái trường có bốn GV tiếng Anh. Thế nhưng sau đó một GV xin chuyển về huyện Củ Chi, một GV xin nghỉ việc vì lý do cá nhân. Hiện trên văn bản trường còn hai GV nhưng một GV đang nghỉ thai sản. Do đó, mới có một GV từ trường khác chuyển về. Hiện toàn trường có hai GV tiếng Anh nhưng phải giảng dạy tới 24 lớp, công việc rất nhiều.
Liên quan đến vấn đề này, ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8, cho biết để chuẩn bị cho năm học mới, quận đã tuyển thêm 217 GV nhưng điều đáng nói là không có GV tiếng Anh tiểu học.
“Chỉ tiêu của quận tuyển tám GV tiếng Anh tiểu học nhưng không có người tham gia ứng tuyển. Vì thế biện pháp được quận đưa ra là mời GV thỉnh giảng để đảm bảo yêu cầu học ngoại ngữ cho học sinh ở các trường” – ông Dân nói.
Tình trạng này cũng đang diễn ra tại quận Tân Phú. Ông Tạ Tân, Trưởng phòng GD&ĐT quận, cho biết dù đã tiến hành tuyển dụng nhưng GV ở nhiều bộ môn vẫn thiếu như mỹ thuật, âm nhạc, tin học, đặc biệt nhiều nhất vẫn là tiếng Anh.
“Cụ thể, ở bậc THCS, quận cần 22 GV nhưng chỉ tuyển được 15 GV. Bậc tiểu học thiếu trầm trọng hơn, cần 46 GV nhưng chỉ tuyển được có 13 GV” – ông Tân cho biết thêm.
Tình trạng thiếu GV tiếng Anh cũng đang diễn ra tại các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT TP.HCM. Chia sẻ tại hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai năm học mới 2019-2020 ở bậc tiểu học, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho hay trong kỳ tuyển dụng viên chức vừa rồi, nhu cầu GV tiếng Anh là 80 người nhưng chỉ có 65 ứng viên nộp đơn tham gia ứng tuyển.
Video đang HOT
Các ứng viên tham dự vòng hai đợt tuyển dụng viên chức của Sở GD&ĐT TP.HCM diễn ra sáng 18-7. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng
Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tân Phú cho rằng lý do thiếu GV tiếng Anh là vì theo quy định của Bộ GD&ĐT, GV tiếng Anh tiểu học bắt buộc phải tốt nghiệp ngành sư phạm. Bên cạnh đó, ngoại ngữ thứ hai của ứng viên phải đạt bậc hai theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc dùng cho Việt Nam. Cho nên ít ứng viên có thể đáp ứng.
Rào cản định biên
Định biên chính là một rào cản. Hiện nay, trường tiểu học dạy một buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 GV/lớp; trường tiểu học dạy hai buổi/ngày được bố trí tối đa 1,50 GV/lớp nhưng không bao gồm GV tiếng Anh. Nó chỉ gồm GV dạy nhiều môn; thể dục; mỹ thuật, âm nhạc. Cho nên để tuyển GV tiếng Anh, các trường chủ động để GV chủ nhiệm dạy luôn các bộ môn trên.
Cũng theo ông Tân, theo Thông tư 28, Bộ GD&ĐT, GV tiểu học dạy tiếng Anh phải thực hiện định mức 23 tiết/tuần như các GV khác. Bên cạnh đó, một vấn đề hiện nay yêu cầu dạy tiếng Anh nhưng không có định biên dành cho GV tiếng Anh. Cho nên các trường gỡ khó bằng việc giảm nhân sự các bộ môn khác để tuyển GV tiếng Anh.
Đề cập đến vấn đề trên, trưởng phòng GD&ĐT một quận trên địa bàn TP.HCM chia sẻ theo chính sách cũ, GV dạy hai lớp tiếng Anh tăng cường là 16 tiết/tuần. Tại quận này, ngoài việc nhận lương theo quy định của Nhà nước, GV còn được nhận khoảng 65% trong tổng số thu từ tiền tiếng Anh tăng cường do phụ huynh đóng hằng tháng (80.000 đồng/tháng). Thu nhập ngoài lương này giúp GV tiếng Anh toàn tâm toàn ý với công việc giảng dạy. Thế nhưng hiện nay quy định này không còn được áp dụng. Vì thế, phòng tài chính không còn đồng ý với mức chi nữa. GV tiếng Anh tiểu học phải dạy 23 tiết/tuần mới được trả lương. Bên cạnh đó họ phải dạy thêm nữa mới được tính phụ trội, lấy từ tiền tiếng Anh tăng cường ra chi. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người giỏi tiếng Anh không mặn mà với nghề giáo.
Đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT (bốn tiết/tuần dạy miễn phí) và Quyết định số 448 của UBND về triển khai tiếng Anh tăng cường từ lớp 1, có thu phí (tám tiết/tuần) đều không đề cập đến vấn đề biên chế tiếng Anh từ đâu. Do đó, đề nghị Bộ GD&ĐT phải tăng thêm biên chế tiếng Anh.
“Chế độ đãi ngộ đối với GV tiếng Anh chưa tương xứng là một rào cản khiến chúng ta khó khăn trong việc tuyển dụng” – ông Hiếu nhấn mạnh.
Ông Hiếu nói: “Không tự dưng Chính phủ lại ban hành Đề án ngoại ngữ 2020, vì tầm nhìn của Chính phủ mong muốn thế hệ sau sẽ nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, phải hội nhập với khu vực”.
Phải có sự khác biệt trong chế độ đãi ngộ với GV
Trong các cuộc họp với Bộ GD&ĐT, tôi cũng từng kiến nghị nếu vẫn yêu cầu GV tiếng Anh tiểu học phải dạy 23 tiết nghĩa vụ rất khó tuyển. Với đồng lương, về chế độ đãi ngộ GV tiếng Anh như vậy, sao chúng ta có thể tuyển được nhân tài. Cho nên hiệu trưởng, trưởng phòng giáo dục các quận, huyện phải làm sao quán triệt được mục tiêu trên. Muốn biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân thành phố phải có một sự khác biệt trong chế độ đãi ngộ với GV.
Ông NGUYỄN VĂN HIẾU , Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Nhiều trường tại TP.HCM thiếu giáo viên tiếng Anh trầm trọng
Tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh xảy ra ở nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM. Việc tuyển dụng cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về tiêu chuẩn, chất lượng.
Ông Tạ Tân (áo kẻ caro) Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tân Phú báo cáo tại hội nghị
Ngày 8/8, Ủy ban nhân dân quận Tân Phú (TP.HCM) đã tổ chức buổi khảo sát nắm tình hình chất lượng giáo dục và hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học 2019-2020.
Ông Nguyễn Bá Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Diệu - cho biết: "Đến nay, trường chỉ mới hoàn thành xây dựng giai đoạn 1, nhưng cơ sở vật chất vẫn đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từng bước đạt được những thành quả đáng khích lệ, lần đầu tham gia kỳ thi học sinh giỏi Olympic đạt 15 huy chương."
Năm học sắp tới, Trường THCS Hoàng Diệu sẽ chuyển đổi mục tiêu dạy học "tiếp cận kiến thức" sang "tiếp cận hình thành năng lực", bằng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt, chú trọng kết hợp nhiều hình thức đánh giá: qua bài kiểm tra trên lớp, qua công việc ngoài giờ, ngoài nhà trường. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh đúng thực chất, công bằng, đẩy mạnh việc tự đánh giá, tự điều chỉnh....
Ông Nguyễn Bá Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Diệu (quận Tân Phú, TP.HCM)
Đoàn khảo sát chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất tại Trường THCS Hoàng Diệu
Ông Tạ Tân - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tân Phú - cho biết, trong những năm gần đây, công tác tuyển dụng giáo viên có những chuyển biến tích cực rõ rệt về số lượng cũng như chất lượng.
"Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tham gia vào ngành GD&ĐT đang thiếu cân đối. Một số lượng lớn sinh viên tập trung tại một số vị trí việc làm nhất định, nhưng nhu cầu không cao và ngược lại, dẫn đến tình trạng bên thừa, bên thiếu" - ông Tạ Tân nhấn mạnh.
"Hiện nay, quận Tân Phú tuyển dụng 292 giáo viên và có đến 461 phiếu đăng ký dự tuyển. Tỷ lệ "chọi" khá lớn, nhưng đừng nhìn vào số lượng hồ sơ dự thi. Nhiều môn thừa rất nhiều, có môn thiếu trầm trọng!
Đáng chú ý, trong đợt tuyển dụng cho năm học mới, nhu cầu giáo viên tiếng Anh rất lớn với 47 giáo viên tiếng Anh, nhưng chỉ có 13 hồ sơ ứng tuyển. Mặc dù cơ chế tuyển dụng đã bỏ bớt nhiều tiêu chí (không có sổ hộ khẩu tại TP vẫn có thể dự tuyển) nhưng vẫn không tuyển đủ" - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tân Phú cho biết.
Trước thực trạng này, các địa phương cần nắm rõ việc thừa, thiếu cục bộ tại cơ sở giáo dục, đồng thời các trường đào tạo ngành sư phạm phải cân đối số lượng tuyển sinh, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, ngành giáo dục cần đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút và giữ chân giáo viên tiếng Anh.
Vào năm học 2019-2020, các cơ cở giáo dục cần tiến hành khảo sát, đánh giá và phân loại đội ngũ giáo viên tiếng Anh đang giảng dạy ở các cấp Tiểu học, THCS, THPT theo chuẩn mới của Bộ GD&ĐT. Qua đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, đáp ứng yêu cầu đủ yêu cầu dạy học ngoại ngữ theo lộ trình ở các bậc học.
Theo viettimes
TP.HCM: Huyện Củ Chi tuyển 293 giáo viên cho năm học mới Ngày 23.8, UBND huyện Củ Chi, TP.HCM thông báo tuyển giáo viên, nhân viên cho các trường mầm non, tiểu học, THCS năm học 2019 - 2020. Theo đó, huyện này cần tuyển 293 giáo viên. Học sinh huyện Củ Chi trong giờ đọc sách - Bảo Châu Theo đó, trong năm học 2019 - 2020, UBND huyện Củ Chi cần tuyển giáo...