Các trường hợp F1 tại Cần Thơ đều âm tính với COVID- 19
Ngày 27-2, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, cho biết kết quả 9 mẫu xét nghiệm người có nguy cơ tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 tại TP Cần Thơ đều âm tính lần 1.
Khu vực cách ly tập trung phòng COVID-19 tại Trung đoàn 923 Cần Thơ – Ảnh: T.LŨY
Trong 9 trường hợp này, ông Trúc cho hay có 5 trường hợp là F1 đã được các đội phản ứng nhanh và tổ thông tin phòng chống dịch COVID-19 tổng hợp và gửi đến tất cả xã, phường để rà soát xét nghiệm và cách ly.
Các trường hợp F1 này được Cần Thơ truy vết từ thông tin 2 ca dương tính COVID-19 phát hiện khi nhập cảnh trái phép từ Campuchia về tỉnh Đồng Tháp (bệnh nhân 2424) và Tây Ninh.
Hiện tại cả 9 trường hợp này được cách ly tập trung tại cơ sở cách ly theo quy định, được theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Còn lại các trường hợp F2 đã được tổ thông tin phòng chống dịch COVID-19 xã, phường hướng dẫn theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà.
Cần Thơ vẫn tiếp tục rà soát, giám sát các trường hợp người về từ các địa phương đang có dịch COVID-19. Tổ chức giám sát, khai báo y tế với tất cả hành khách đến thành phố qua sân bay Cần Thơ và bến xe trung tâm.
Video đang HOT
Danh sách khách đến lưu trú trên địa bàn thường xuyên được tổ thông tin phòng chống dịch COVID-19 tổng hợp và gửi đến tất cả xã, phường để rà soát và hướng dẫn khai báo y tế, theo dõi sức khỏe. Các trường hợp F1, F2 hoặc có triệu chứng nghi ngờ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm.
Đôi vợ chồng 'trị Covid-19'
Đêm 30 Tết, bác sĩ Ánh vẫn mặc đồ bảo hộ rồi chạy ra tầng hai khu xét nghiệm để được nhìn chồng từ xa, xem như đã cùng đón giao thừa.
Bác sĩ Vũ Quy Bắc, Khoa khám bệnh, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19, cùng vợ là chị Nguyễn Thị Ánh, là một trong 5 thành viên của tổ thực hiện xét nghiệm. Cả hai làm việc tại Trung tâm Y tế TP Chí Linh, Hải Dương, từ lúc Chí Linh có ca nhiễm đầu tiên.
Mọi thứ diễn ra trong một khoảng thời gian quá gấp gáp, hai vợ chồng chỉ kịp gửi con về cho bà giữ hộ rồi lên đường đi chống dịch. Cháu lớn học lớp 7, cháu nhỏ học lớp 3 đều là F2, phải tự cách ly ở nhà.
"Có hôm đang làm thấy con gái út nhắn tin, thông báo bảo 'bà' Vũ Hải Vân Trang, sinh ngày 20/2/2012 là đối tượng F2 sẽ phải cách ly tại nhà. Khoảnh khắc đó mình vừa buồn cười mà lại vừa thấy thương con", anh Bắc nói.
10 ngày trước khi đi chống dịch, anh rể bác sĩ Ánh qua đời. Ngày 25 Tết, chị tiếp tục nhận tin cháu ruột mất. Ngồi trong labo xét nghiệm, chị lặng người đi mấy chục phút mới có thể định thần lại.
"Chưa bao giờ tôi buồn như lúc đó nhưng phải đành gác lại để tiếp tục cuộc chiến chống dịch cũng là chuyến đi công tác đầy thử thách nhất từ trước đến nay của hai vợ chồng", chị Ánh nói.
Tiếp lời chị, anh nói Chí Linh là tâm dịch lớn nhất ở Hải Dương. Số ca nhiễm tăng lên từng phút một khiến các nhân viên y tế phải làm việc với một cường độ gần như quá tải so với ngày thường.
Hai vợ chồng chị Ánh. Ảnh: Huy Hoàng - Đức Tùy
Hơn 20 ngày cùng làm việc tại tâm dịch Chí Linh, anh Bắc và chị Ánh chưa lần nào được gặp trực tiếp. Mọi liên lạc chỉ qua tin nhắn điện thoại. Khi được hỏi "Thế nhớ nhau phải làm thế nào?". Chị Ánh đáp, phải "nhịn nhớ", "nhịn thương", để làm việc.
"Dù chồng có mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít đi nữa thì tôi cũng nhận ra. Nhiều lúc, phải quay vào trong thật nhanh để không chạy ào tới ôm chồng. Giây phút đó mình bỗng ghét Covid-19 đến lạ lùng", chị nói.
Đêm 30 Tết, chị Ánh nhận được tin nhắn của chồng: "Làm sao cùng nhau đón Giao thừa được nhỉ?". Chị nhắn bảo chồng bước ra ngoài ban công. Từ tầng 2 của khu xét nghiệm, trên người vẫn mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, chị Ánh gọi chồng bằng cách mà như chị nói "từ hồi lấy nhau giờ mới gọi lại": "Người yêu ơi! Quay lại đây, em nhìn một tý!".
Nhìn nhau từ xa, cả hai tự nhủ vậy là đã cùng đón giao thừa rồi vội vàng trở về với nhiệm vụ của mình.
Chị Ánh (phải) đang làm việc cùng đồng nghiệp trong phòng làm việc. Ảnh: Huy Hoàng - Đức Tuỳ
Anh Bắc từng tuyên bố không bao giờ lấy vợ cùng ngành y nhưng không ngờ "ghét của nào trời trao của đấy". Còn chị Ánh thì thần tượng chồng từ hồi học cấp 3 nên quyết tâm hết mình để theo đuổi nghề y rồi cưới anh làm chồng.
Những ngày chống dịch, nhân viên y tế luôn được chính quyền và người dân tiếp ứng, ủng hộ đầy đủ, giúp họ có thểm động lực để chiến đấu với cuộc chiến còn dài.
Chí Linh đã phong tỏa từ ngày 27/1 khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, nên hiện có thể tạm yên tâm. Song, diễn biến dịch ở Hải Dương vẫn còn phức tạp khó lường.
"Cuộc chiến với Covid-19 tuy không có bom đạn, nhưng sự hy sinh lại là điều không tránh khỏi. Chúng tôi cố gắng vì trách nhiệm và vì sứ mệnh thiêng liêng của những người mang trên mình chiếc áo blouse trắng", anh Bắc nói.
Vĩnh Long cách ly khẩn, truy vết 5 trường hợp F1 của bệnh nhân COVID-19 Sở Y tế Vĩnh Long đang phối hợp cùng CDC TP.HCM và các đơn vị y tế cơ sở tại địa phương đưa đi cách ly tập trung và truy vết tổng cộng 5 trường hợp F1 của bệnh nhân COVID-19. Ngày 12-2, bác sĩ Văn Công Minh - giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long - cho biết cơ quan này...