Các trường học ở Mỹ cấm học sinh dùng điện thoại thông minh thế nào?
Điện thoại di động đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của con người, nhưng đến nay có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc các thiết bị này có hữu ích cho giáo dục hay không.
Học sinh có thể dễ dàng bị phân tâm. Liệu các em có tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài hay lại nhắn tin buôn chuyện, chụp ảnh trêu nhau, hoặc say mê chơi trò chơi, xem video trên mạng xã hội?
Tìm lời giải cho vấn đề học sinh sử dụng điện thoại thông minh đang là bài toán nan giải ở nhiều nước. Ảnh: Sky News
Theo VOA News, nhà trường, giáo viên và cả các bậc phụ huynh ở nhiều quốc gia đều đang cố gắng tìm ra cách thức tốt nhất để giám sát con em mình sử dụng điện thoại di động.
Ở tỉnh Ontario của Canada, các nhà chức trách hạn chế sử dụng điện thoại trong thời gian giảng dạy. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ cho các hoạt động trong lớp học và những trường hợp khẩn cấp.
Pháp đã thông qua luật năm 2018 cấm sử dụng điện thoại di động ở các trường dành cho học sinh từ 15 tuổi trở xuống. Còn tháng 7 năm ngoái, Thống đốc California Gavin Newsom đã ký một luật mới, cho phép các trường công lập và bán công có thể cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong lớp và ở trường.
Luật yêu cầu các học khu, các trường bán công và phòng giáo dục phải phát triển các chính sách về điện thoại di động để ngăn chặn hoặc hạn chế học sinh sử dụng thiết bị này ở trường. Có một số ngoại lệ bao gồm các trường hợp khẩn cấp hoặc vấn đề liên quan đến sức khỏe và tâm lý.
Một trường trung học ở khu vực Thung lũng Silicon của California từng có một vấn đề nghiêm trọng với học sinh và những chiếc điện thoại di động. Joanne Sablich, một giáo viên dạy tiếng Pháp, mô tả việc học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là một vấn đề thực sự vì các em liên tục “kiểm tra điện thoại và tin nhắn”. Phó hiệu trưởng Adam Gelb cho biết, một số học sinh thậm chí dùng điện thoại 11-12 giờ mỗi ngày.
Vì vậy, chính quyền địa phương đã phải viện đến công nghệ để tìm câu trả lời. Trường San Mateo khóa điện thoại của học sinh trong một hộp chứa đặc biệt. Các em phải cất điện thoại của mình vào một chiếc túi nhỏ có khóa từ, được gọi là Yondr Pouch. Vào cuối ngày, học sinh có thể mở khóa túi này bằng một thiết bị khác.
Chiếc túi này hiện đang được sử dụng ở nhiều trường học tại Mỹ và châu Âu, với giá thành khoảng 20.000 USD/năm cho mỗi trường, hoặc 12 USD cho mỗi học sinh.
Video đang HOT
Giáo viên Joanne Sablich rất vui vì thấy rõ sự khác biệt trong hành xử của học sinh. Cô cho biết, học sinh năm nay rất gắn bó với nhau chứ không chỉ chằm chằm nhìn vào màn hình điện thoại nữa.
Nhiều trường khác chọn câu trả lời đơn giản hơn cho vấn đề này – họ cấm sử dụng điện thoại trong lớp học. Một trong những ngôi trường như vậy là Forest Hills, gần Grand Rapids, bang Michigan. Ban giám hiệu học khu này quyết định cấm điện thoại di động suốt cả ngày học, kể cả bữa trưa.
Trao đổi với Tuần báo Giáo dục (Education Week), giám đốc của Forest Hills là Dan Behm giải thích lý do nhà trường thực thi lệnh cấm là vì muốn “mang đến cho học sinh một giờ giải lao thoải mái, không để các em mất thời giờ nhắn tin hoặc lao vào những chuyện vô bổ trên mạng xã hội”.
Lệnh cấm đã được thử từ năm học trước và ông Behm cho biết nhà trường nhận thấy học sinh thực sự bớt lo lắng khi không khư khư ôm điện thoại lướt mạng như trước nữa.
Tuần báo Giáo dục cho biết, hơn 30 trường ở Mỹ đã thực thi một kiểu hạn chế điện thoại di động nào đó từ năm học vừa qua.
Một số trường cho rằng điện thoại thông minh là một công cụ giáo dục hữu ích nên cần dạy cho học sinh cách sử dụng hợp lý. Ảnh: AP
Trong khi đó, ban giám hiệu học khu Saint Mary Area ở bang Pennsylvania lại không chọn cách cấm học sinh sử dụng điện thoại. Thầy Brian Toth, giám thị nhà trường cho rằng thiết bị di động có thể là một công cụ giảng dạy tuyệt vời.
Theo ông, trẻ em ngày nay lớn lên cùng điện thoại di động và “trách nhiệm của chúng ta phải dạy bọn nhỏ sử dụng công cụ này một cách thích hợp trong lớp học”. Ông nhấn mạnh thêm, nhiều trường hiện nay đang dạy về điện thoại di động và cách sử dụng chúng với mạng xã hội và Internet.
“Nó góp phần làm thay đổi giáo dục dành cho trẻ nhỏ, miễn là chúng ta dạy các em sử dụng một cách có trách nhiệm”, Brian Toth nói và nhấn mạnh thêm rằng các trường “nên dạy học sinh cách sử dụng công nghệ một cách hữu ích, chứ không nên sợ sệt hoặc tránh né”.
Nếu chỉ tra cứu thông tin thì không nên để học sinh dùng điện thoại trong giờ học
Việc Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) mới đây cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học với sự đồng ý của giáo viên, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Thậm chí một số chuyên gia đã thực nghiệm vấn đề này trong khi dạy học và rút ra kết luận: Không hề dễ dàng.
Cần quản lý tốt thay vì cấm hoàn toàn sử dụng điện thoại thông minh phục vụ học tập
Quan niệm cởi mở
Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nếu so với Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT bị thay thế, thì thông tư mới này đã bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thông tin này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giáo viên, phụ huynh học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi mà học sinh không được làm. Một trong số đó là "Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Theo Thông tư 12 trước đây, hành vi học sinh không được làm là "sử dụng điện thoại di động trong giờ học", có nghĩa là cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong giờ học.
Như vậy, thông tư mới sẽ áp dụng từ ngày 1-11 tới chỉ cấm sử dụng mà không phục vụ cho việc học tập và sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên. Ông Nguyễn Xuân Thành giải thích, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên. Việc đó nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục với việc khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
"Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp, vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học ở trên mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực. Hơn nữa, với những lớp chưa có điều kiện về máy tính mà học sinh cần phải tìm nguồn học liệu qua mạng LAN của trường thì có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập, phục vụ mục đích học tập" - ông Nguyễn Xuân Thành lý giải.
Lợi ích và hệ lụy
Trước quy định mới này, chị Hoàng Thu Minh, phụ huynh học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm cho biết, gia đình chị không trang bị điện thoại thông minh cho con vì lo con mải vào mạng xã hội, chơi game và mất tập trung học tập. Nay nếu có quy định được sử dụng điện thoại phục vụ học tập thì có khả năng gia đình sẽ phải mua điện thoại cho con, nhưng lại không có biện pháp kiểm soát. "Nhà trường có khẳng định sẽ quản lý học sinh chỉ sử dụng điện thoại để học mà không sa đà vào mạng xã hội hay các trang web độc hại hay không?" - chị Minh thắc mắc.
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, trong giờ học thì mọi hành động của học sinh phải được giáo viên kiểm soát. Ngoài ra, cần phải hiểu, việc giáo viên cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học. Có thể hình dung, trên lớp giáo viên sẽ giao cho học sinh bài tập, có những học sinh cần phải tra cứu thông tin trên mạng để làm bài. Tuy nhiên cũng có học sinh khác lại không cần đến việc tra cứu thông tin trên mạng mà vẫn có thể hoàn thành được bài tập của mình. Như vậy để thấy, Bộ GD-ĐT không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình, HàNội) cho rằng, hiện nay các trường đang triển khai chương trình giáo dục mở và nguồn học liệu cũng rất phong phú. Do đó, không nên cấm mà làm sao để học sinh sử dụng điện thoại di động đúng mục đích phục vụ cho việc học. "Bộ GD-ĐT đã có quy định cởi mở. Giáo viên có quyền cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học, nhưng phải có năng lực để quản lý. Phụ huynh cũng phải giáo dục con trong việc sử dụng điện thoại thay vì lo lắng" - TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích.
Nhiều lo lắng về việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học
Không dễ quản lý
Theo ông Đoàn Minh Châu - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, HàNội) thì việc học sinh sử dụng điện thoại di động cho một số môn học đòi hỏi phải tra cứu, tìm thông tin trên mạng, chụp lại bài giảng... là cần thiết. Tuy nhiên, cái khó là giáo viên phải kiểm soát được việc sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ học, đặc biệt là trong giờ kiểm tra, nếu không sẽ dẫn đến những mặt trái như những lo lắng của phụ huynh học sinh hiện nay.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, kinh nghiệm từ mấy năm tổ chức thực nghiệm việc sử dụng điện thoại thông minh trong học Toán ở trường THCS và THPT cho thấy, việc giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không hề dễ dàng.
"Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế hoạt động phải sử dụng điện thoại, điện thoại có cài phần mềm để hỗ trợ việc học, thế nhưng cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nội quy chặt chẽ. Quan trọng nhất là học sinh trong các giờ học đó có tâm thế tự học khá cao, các em được hướng dẫn và làm quen với điện thoại để nó trở thành phương tiện học tập. Ở các lớp tôi thực nghiệm, trường học đã là trường công nghệ rồi, nghĩa là các học sinh và giáo viên đều thành thạo vấn đề an ninh mạng.
Tất cả đều tuân thủ và được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt. Năng lực kiểm soát nằm ở người giáo viên, nhà quản lý và hệ thống quản lý của nhà trường. Nhưng việc này không hề đơn giản, nó là một quá trình rèn giũa hành vi, thói quen, đồng thời là sự tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy và trách nhiệm. Người giáo viên không những có thể tạo ra bài học "phải dùng công nghệ" mà còn đảm bảo được những tình huống phát sinh" - PGS.TS Chu Cẩm Thơ chia sẻ.
Cũng qua thực tế triển khai, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng việc sử dụng điện thoại thông minh trong dạy và học là cần thiết, nhưng chỉ có thể triển khai khi có sự đồng bộ. "Trong một lớp học, em thì có điện thoại, em lại không có điện thoại, vậy mà vẫn tổ chức cho dùng thì không ổn. Đó là chưa kể các phần mềm trên những điện thoại đó có được cài đặt đồng bộ hay không. Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng đôi khi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi, thì việc đi giải quyết nó còn nhọc hơn việc không dùng nó.
Tôi cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. Trong học tập, thử thách nhớ và kết nối thông tin là việc đáng để học sinh trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng thì có thể cho học sinh tự do đọc, tự do tìm kiếm ngoài giờ học mà không cần thiết phải thực hiện ngay trong lớp" - PGS.TS Chu Cẩm Thơ khẳng định.
"Trong một lớp học, em thì có điện thoại, em lại không có điện thoại, vậy mà vẫn tổ chức cho dùng thì không ổn. Đó là chưa kể các phần mềm trên những điện thoại đó có được cài đặt đồng bộ hay không. Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng đôi khi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi, thì việc đi giải quyết nó còn nhọc hơn việc không dùng nó. Tôi cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. Trong học tập, thử thách nhớ và kết nối thông tin là việc đáng để học sinh trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng thì có thể cho học sinh tự do đọc, tự do tìm kiếm ngoài giờ học mà không cần thiết phải thực hiện ngay trong lớp".
PGS.TS Chu Cẩm Thơ -Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
'Nới lỏng' quy định về sử dụng điện thoại trong giờ học: Cần định hướng học sinh đúng mục đích Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, có nhiều nội dung mới phù hợp với xu thế phát triển. Đáng chú ý, tại mục 4, Điều 37 về "các hành vi học sinh không được làm" có...