Các trường học ở Đà Nẵng xử lý như thế nào khi có F0?
Tại TP. Đà Nẵng, hiện, toàn bộ các khối lớp từ THCS đến THPT đang triển khai dạy và học trực tiếp với phương châm thích ứng linh hoạt và an toàn với dịch bệnh. Các trường học đều chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với tình huống khi xuất hiện F0.
Hiện, các trường học ở thành phố Đà Nẵng đã đón học sinh đến trường. Sau khi học sinh đến lớp học trực tiếp đã ghi nhận một số trường hợp là F0, F1 phải chuyển sang học trực tuyến.
Tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng, sau khi trở lại trường, đã ghi nhận 18 học sinh là F0 và F1 trong cùng lớp học. Ngay lập tức, nhà trường chuyển số học sinh này về theo dõi tại nhà và học trực tuyến.
Theo cô Trương Nguyễn Ngọc Vinh, Phó Hiệu trưởng THPT Chuyên Lê Quý Đôn, trong bối cảnh hiện nay, nhà trường linh hoạt trong dạy và học để không ảnh hưởng đến tâm lý và việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Hiện nay, trường có khoảng 100 học sinh là F0, F1 và ở vùng đỏ phải học trực tuyến. Giáo viên trong trường sắp xếp số học sinh này ghép vào một lớp học để giảng dạy trực tuyến chứ không học song song với các bạn tới trường.
Các trường học ở Đà Nẵng đều xây dựng kịch bản xử lý khi có F0 xuất hiện trong lớp học
Cô Trương Nguyễn Ngọc Vinh cho biết thêm, phương pháp dạy như vậy, sẽ đảm bảo tiếp thu kiến thức cho tất cả học sinh lại không gây khó khăn cho giáo viên khi không phải vừa dạy trực tiếp vừa trực tuyến: “Theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, tất cả những trường học mở cửa đón học sinh đi học trực tiếp đều có phương án khẩn cấp phòng, chống dịch. Tức là khi có tình huống F0 xảy ra tại trường chẳng hạn thì nhà trường sẽ có phương án sẵn sàng ứng phó với việc như vậy”.
Đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều kiện an toàn cho các em học sinh, các trường học ở Đà Nẵng rất linh hoạt trong việc dạy học khi ghi nhận trường hợp F0. Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu xác định, khi xuất hiện F0 trong lớp học thì học sinh lớp đó sẽ chuyển sang học trực tuyến 7 ngày. Sau thời gian 7 ngày, kiểm tra âm tính thì các em sẽ đi học trực tiếp trở lại.
Đối với những học sinh diện F0, F1, nhà trường tạo các lớp học trực tuyến riêng để các em tham gia học bài. Đồng thời, nhà trường phân công thời khóa biểu cho giáo viên giảng dạy trùng với thời khóa biểu mà hiện nay các em đang học đảm bảo song song tiến độ giữa học trực tuyến và học trực tiếp.
Video đang HOT
Hiện nay học sinh các khối THCS và THPT tại TP Đà Nẵng đã tới trường học trực tiếp
Thầy Võ Thanh Phước, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Huệ cho hay, cách học này giúp các em khi quay trở lại học trực tiếp sẽ theo kịp chương trình học tập: “Tại thời điểm này, trường đang có 10 giáo viên ở vùng 4 hoặc là F0, F1. Nhà trường đã phân công những giáo viên này thực hiện dạy trực tuyến. Nếu đến một thời điểm mà số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên mắc Covid-19 quá nhiều thì nhà trường sẽ linh hoạt xin phép lãnh đạo quận Hải Châu, Phòng Giáo dục của quận để chuyển sang hình thức học trực tuyến phù hợp có thể theo từng khối lớp”.
Theo kế hoạch, ngày 21/2 tới đây, học sinh tiểu học tại thành phố Đà Nẵng sẽ trở lại trường học trực tiếp. Đối với học sinh mầm non sẽ thăm dò, khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh rồi mới quyết định cụ thể. Hiện nay, việc xuất hiện F0 trong trường học là không tránh khỏi, ngành Giáo dục thành phố Đà Nẵng đã có hướng dẫn chi tiết gửi các trường học phương pháp đảm bảo an toàn khi tổ chức đón học sinh trở lại học trực tiếp. Trường hợp học sinh không thể đến trường học, các trường đảm bảo đủ phương tiện, thiết bị dạy học để tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, không để học sinh bị gián đoạn chương trình học tập.
Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết: “Hiện nay đối với F1, quy định cách ly 7 ngày. Tuy nhiên, điều này thực hiện với các trường học thì rất khó khăn. Bởi vì, hiện tại ở một số trường, giáo viên là F1 thì buộc phải dạy trực tuyến tất cả khối lớp mà có liên quan đến giáo viên đó. Chúng tôi xin ý kiến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, nếu được thì cho phép F1 chỉ cách ly 3 ngày, sau đó xét nghiệm nếu âm tính thì giáo viên và học sinh trở lại trường, đảm bảo chương trình dạy học trực tiếp”./.
Trường học nỗ lực thích ứng để mở cửa
Thách thức với thầy cô tăng lên gấp bội: đảm bảo chống dịch, dạy kết hợp online và trực tiếp, đối mặt với khả năng có F0 ngay trong lớp học.
Tại Hà Nội, gần 4.000 học sinh lớp 9 huyện Ba Vì đã đi học trực tiếp. Sau một tuần, trường vẫn hoạt động ổn định trong bối cảnh thêm 9 ca nhiễm cộng đồng được phát hiện tại Ba Vì kể từ 8/11; còn Hà Nội gần đây liên tục có trên dưới 100 ca cộng đồng mỗi ngày.
Thầy Nguyễn Văn Nghiệp, Hiệu trưởng THCS Phú Châu, Ba Vì, đánh giá hai khó khăn phải giải quyết trước mắt là đảm bảo kỷ luật phòng dịch và tính toán, bố trí giáo viên dạy cả trực tiếp và trực tuyến.
Theo chương trình, tuần này là giai đoạn kiểm tra giữa kỳ I. Tuy nhiên, việc ở nhà và học trực tuyến trong nửa năm đã ảnh hưởng đến thói quen của các em, tạo sức ì lớn. Thầy Nghiệp cho rằng, cần thời gian để học sinh bắt nhịp, ổn định tâm lý và nhà trường còn phải tổ chức ôn luyện nên hoạt động kiểm tra có thể chưa triển khai ngay.
Học sinh trường THCS Phú Châu được đo nhiệt độ trước khi vào trường, sáng 8/11. Ảnh: Thanh Hằng
Về việc phòng dịch, ngoài yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang, trường chia bốn lớp 9 học hai buổi, mỗi buổi hai lớp. Để hạn chế học sinh nô đùa cùng nhau trong giờ ra chơi, hai lớp được bố trí cách xa.
Thay vì có thể dừng lại mua đồ ăn sáng hoặc đồ dùng cần thiết, với quy định "một cung đường, hai điểm đến", học sinh bây giờ được yêu cầu ăn sáng ở nhà và đi thẳng đến trường. Lối vào chỗ gửi xe hay đường lên các lớp học, trường Phú Châu cũng bố trí dây chắn để hướng dẫn học sinh đi theo một đường duy nhất.
Vì chỉ có một khối học trực tiếp, các giáo viên phải đảm nhiệm hai hình thức dạy. Trong một buổi, nếu có cả tiết tại trường và trực tuyến, giáo viên sẽ mang laptop đến trường. Sau khi hoàn thành tiết dạy trực tiếp, họ sang phòng chờ để dạy online ngay sau đó.
Thời gian chuyển tiết chỉ có 5 phút, ban giám hiệu trường Phú Châu quyết định rút ngắn tiết học trực tuyến từ 45 xuống 40 phút, để giáo viên đủ thời gian di chuyển, chuẩn bị máy móc. Ngoài ra, để hỗ trợ các thầy cô dạy trực tuyến, thầy Nghiệp đã cho sửa chữa, nâng cấp hệ thống Internet tại trường.
Ở Đà Nẵng, gần 300 học sinh khối 12, THPT chuyên Lê Quý Đôn đi học từ 25/10. Đây là trường THPT đầu tiên ở Đà Nẵng dạy trực tiếp cho khối cuối cấp, lớp 10 và 11 vẫn học online.
Thầy Lê Vinh, Hiệu trưởng THPT chuyên Lê Quý Đôn, cho biết yếu tố phòng dịch được đặt lên hàng đầu. Nhà trường thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn của ngành giáo dục và y tế. Học sinh được đo thân nhiệt ngay tại cổng, sát khuẩn tay trước khi vào lớp, đeo khẩu trang trong suốt quá trình học, nước uống tự mang theo. Các lớp học phòng cách phòng. Ngoài ra, học sinh không tập trung đông người trong giờ ra chơi.
Mở cửa trở lại khi dịch bùng phát ở nhiều địa phương, trong đó Đà Nẵng 20 ngày qua có hơn 100 ca nhiễm, nhà trường đã thường xuyên làm việc với giáo viên chủ nhiệm để nắm danh sách học sinh. Em nào trong vùng dịch cấp độ 3 và 4 (vùng cam và đỏ) thì sẽ không đến trường, tiếp tục học online ở nhà.
Hiện, chưa có học sinh nào của trường là F0. Nhà trường đã bố trí sẵn phòng cách ly. Ngoài ra, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, nằm sát trường, sẽ hỗ trợ xử lý ngay khi có trường hợp dương tính trong học sinh.
Trước đó, từ 20/10, 230 học sinh tại 5 khối 1, 2, 6, 9 và 12 của Tiểu học Thạnh An và THCS-THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ, được học trực tiếp. Đây là hai trường đầu tiên của TP HCM mở cửa. Thầy Nguyễn Bảo Ngọc, Hiệu trưởng THCS-THPT Thạnh An cho biết, trường yêu cầu học sinh đeo khẩu trang và giữ khoảng cách trên một mét trong lớp học, hai mét ở bên ngoài. Giáo viên được bố trí ở cổng trường hàng ngày, nhắc nhở những em không thực hiện đúng quy định. Trong trường, tất cả thầy cô, nhân viên được kiêm thêm nhiệm vụ giám sát học sinh thực hiện quy định chống dịch.
Học sinh trường Tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ, đến trường từ 20/10. Ảnh: Trần Quỳnh
"Cha mẹ cũng quan tâm đến các em trong vấn đề khẩu trang, phòng dịch nên việc này không quá khó khăn. Đeo khẩu trang ban đầu có thể gây khó chịu với vài em, nhưng sau một vài tuần đã thành thói quen, nề nếp", thầy Ngọc cho biết.
Cho học sinh trở lại trong bối cảnh vẫn có ca nhiễm trong cộng đồng, nhà trường phải đối mặt với tình huống xuất hiện F0 bất cứ lúc nào. Thực tế, sau hai tuần trở lại trực tiếp, trường THCS-THPT Thạnh An đã phát hiện một học sinh lớp 6 dương tính Covid-19 trong buổi test nhanh định kỳ.
Đã dự phòng tình huống này, trường phối hợp với địa phương khoanh vùng, truy vết nhanh, gọn. Những học sinh liên quan được xét nghiệm PCR và tự cách ly tại nhà, chuyển sang học trực tuyến. Các em đều âm tính, sức khỏe ổn định nên dự kiến sau khoảng hai tuần sẽ được trở lại trường.
Nhờ đó, những lớp còn lại vẫn học bình thường, không phải đóng cửa toàn trường sau ca nhiễm. "Cách xử lý khi phát hiện F0 trong trường học bây giờ cũng khác trước đây, khi chúng ta đã xác định chung sống an toàn với Covid-19", thầy Ngọc cho biết.
Học sinh trường THCS-THPT Thạnh An nhận tờ khai y tế từ giáo viên trước khi vào lớp học. Ảnh: Trần Quỳnh
Phương pháp chỉ cách ly ca nhiễm và những người liên quan trực tiếp, không đóng cửa toàn bộ trường học cũng đang được Quảng Nam áp dụng. Trong buổi họp với Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, lãnh đạo ngành giáo dục Quảng Nam cho biết khi phát hiện hiện F0, việc xét nghiệm, sàng lọc, vệ sinh khử khuẩn được nhanh chóng triển khai để hoạt động dạy trực tiếp tại đó sớm trở lại bình thường.
Tại phiên chất vấn sáng 11/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đã ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, định hướng để thúc đẩy đưa học sinh trở lại trường an toàn theo nghị quyết 128 của Chính phủ.
Hiện nay, các tỉnh phần lớn lấy căn cứ để quyết định đi học trở lại theo quy mô cấp huyện, nhưng lãnh đạo ngành giáo dục cho rằng có thể mạnh mẽ hơn, xử lý đến quy mô xã, phường. "Các trường tiểu học, mầm non thường phù hợp với quy mô địa bàn xã phường, còn trường trung học quy mô đến cấp huyện. Do đó, nếu xã phường thuộc vùng xanh có thể đưa học sinh tới lớp mà không cần đợi cả huyện, tỉnh. Cả huyện mà vùng xanh, an toàn thì mở cửa trường trung học", ông Sơn nói.
Sáng nay, tại Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương xây dựng kế hoạch với lộ trình, phương án cụ thể để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021.
Ông phát biểu: "Chính phủ xin chia sẻ những khó khăn khi cuộc sống, sinh hoạt của các gia đình, thầy cô giáo, các em học sinh bị đảo lộn trong thời gian qua. Việc dạy và học trực tuyến toàn phần chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện chưa tiêm phủ vaccine cho học sinh và điều kiện phòng, chống dịch chưa đáp ứng yêu cầu".
Khen thưởng cho học sinh có thành tích học tập tốt Hội Khuyến học phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng vừa tổ chức gặp mặt, khen thưởng cho các em thi đậu nguyện vọng 1 các trường đại học năm học 2021-2022 và các em thi đậu vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Tặng giấy khen cho các em học sinh có thành tích học tập tốt. Trong số...